Gỗ veneer là gì? - Đặc điểm, ưu nhược điểm & tính ứng dụng

Thứ sáu, 19/02/2021-22:02

Sản phẩm nội thất trên thị trường dạo gần đây thường được làm từ gỗ veneer. Ngoại hình trông rất giống gỗ tự nhiên mà tại sao giá lại thấp hơn gỗ tự nhiên, đây có lẽ là điều mà nhiều người vẫn đang thắc mắc. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp điều đó.

Gỗ veneer là gì? Đặc điểm của gỗ veneer


Hình 1: Gỗ veneer là gì?
Hình 1: Gỗ veneer là gì?

Gỗ Veneer còn có tên gọi khác là ván lạng, đây là một tấm ván mỏng được lạng từ cây gỗ tròn tự nhiên. Độ dày của tấm gỗ thường từ 0.3 đến 0.6mm và không được dày quá 3mm (tức ⅛ inch).

Sở hữu những đặc điểm của cả gỗ tự nhiên lẫn gỗ công nghiệp. Với bề ngoài có màu sắc, vân gỗ của gỗ tự nhiên. Trong khi đó, phần cốt gỗ sở hữu đặc điểm của gỗ công nghiệp nên việc gia công dễ hơn, khả năng chống thấm nước tốt hơn, hạn chế cong vênh nên tuổi thọ cũng cao hơn. Tuy nhiên, độ cứng và độ bền của loại gỗ này lại không bằng gỗ tự nhiên. 

Ưu và nhược điểm của gỗ veneer

Veneer gỗ thường được dùng để sản xuất các sản phẩm nội thất gia đình như giường, tủ, bàn, ghế, kệ sách, kệ giày… hay những sản phẩm nội thất xe hơi, các loại nhạc cụ bằng gỗ như guitar, piano, violin… Vậy ưu điểm của gỗ veneer là gì mà được ưa chuộng như thế? 

Ưu điểm gỗ veneer


Hình 2: Vì sao gỗ veneer được xem là giải pháp thay thế gỗ tự nhiên hoàn hảo?
Hình 2: Vì sao gỗ veneer được xem là giải pháp thay thế gỗ tự nhiên hoàn hảo?

Gỗ veneer có tính thẩm mỹ cao

Được phủ lên bề mặt một lớp phủ veneer có xuất xứ từ gỗ tự nhiên nên màu sắc và đường vân gần giống với gỗ tự nhiên. Hơn nữa, bảng màu khá đa dạng nên có thể dùng để sản xuất nhiều loại đồ dùng nội thất khác nhau với nhiều phong cách thiết kế khác nhau.  

Bên cạnh đó, bề mặt của gỗ nhẵn bóng, có khả năng chống cong vênh, mối mọt khi “trái gió trở trời”. Vì thế các nghệ nhân dễ dàng ghép vân tinh tế lên bề mặt gỗ mà không sợ tình trạng bay màu, mất màu. Thậm chí còn có thể ghép vân chéo, vân ngang, vân dọc, đảo vân, chạy chỉ chìm trên bề mặt mà không làm mất thẩm mỹ của tổng thể sản phẩm. 

Giá thành rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên

Ván veer ra đời như là một giải pháp bảo vệ nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt. Bằng cách từ một cây gỗ tự nhiên, người ta sẽ đem đi xe ra nhiều miếng gỗ. Hoặc có một giải pháp tối ưu hơn nữa là dùng cốt gỗ công nghiệp như MDF, hay plywood, gỗ dăm… rồi phủ lên bề mặt lớp gỗ veneer tự nhiên. 

Như vậy thì tấm veneer vừa có chất lượng và kiểu dáng không khác gì so với gỗ tự nhiên nhưng giá thành tất nhiên là thấp hơn gỗ tự nhiên. Vì thế nếu bạn đang muốn tiết kiệm chi phí, hãy chọn những sản phẩm nội thất làm từ ván gỗ veneer

Nhược điểm veneer


Hình 3: Ván gỗ veneer có nhược điểm gì?
Hình 3: Ván gỗ veneer có nhược điểm gì?

Độ bền kém hơn gỗ tự nhiên

Nguyên nhân cốt yếu từ quá trình sản xuất veneer. Veneer được lạng mỏng từ thân gỗ tự nhiên nên bề dày của veneer khá mỏng manh. Do đó khi kết hợp với chất liệu gỗ công nghiệp thì khả năng chịu nước của veneer tương đối kém. 

Hơn thế nữa, khi dễ bị ngấm nước thì dễ bị nứt nẻ nếu bị va đập mạnh hoặc dễ bị trầy xước nếu va chạm với các vật nhọn. Vì thế nếu sử dụng các sản phẩm làm từ loại gỗ này phải hết sức cẩn thận, hạn chế di chuyển nhiều. 

Khả năng chống thấm nước không cao

Mặc dù gỗ veneer được gia công từ gỗ tự nhiên và quy trình sản xuất kỹ nhưng độ dày của tấm veneer khá mỏng, việc thấm nước là không thể tránh khỏi. Một cách hiệu quả nhất đó là nên tránh sử dụng đồ nội thất làm từ chất liệu này ở không gian ẩm thấp, nếu là tủ bếp thì nên lau khô thường xuyên. 

Tuy đây không phải là một chất liệu mang chất lượng tuyệt đối nhưng nếu hiểu rõ được những đặc tính của veneer thì bạn sẽ đúc kết được cách sử dụng làm hạn chế những nhược điểm. Ngoài ra, gỗ veneer có rất nhiều loại, mỗi loại có ưu-nhược điểm riêng, cùng tìm hiểu nhé. 

Các loại gỗ công nghiệp phủ Veneer


Hình 4: Gỗ veneer sồi xuất hiện nhiều ở vùng Đông Âu
Hình 4: Gỗ veneer sồi xuất hiện nhiều ở vùng Đông Âu

Gỗ veneer sồi

Loại gỗ này có xuất xứ tại các nước Đông Âu như Nga, Mỹ, Canada bởi ở những quốc gia này sở hữu những cánh rừng sồi bất tận. Gỗ sồi thì chỉ có một vài loại là đạt yêu cầu là thân gỗ lớn, chất lượng tốt. Ưu điểm của veneer gỗ sồi:

  • Được chế tác từ gỗ công nghiệp sau đó phủ lên trên một lớp veneer sồi nên giá thành tương đối phải chăng. 
  • Tuy nhiên, công nghệ xử lý khá phức tạp, khép kín ngay từ khâu lạng gỗ nên gỗ sồi veneer có khả năng chống mối mọt, cong vênh với độ bền vượt trội.  

Gỗ veneer óc chó


Hình 5: Gỗ óc chó veneer có nguồn gốc từ Địa Trung Hải
Hình 5: Gỗ óc chó veneer có nguồn gốc từ Địa Trung Hải

Cây óc chó còn có tên gọi khác là Hồ Đào hay Hạnh Đào có nguồn gốc từ Địa Trung Hải. Veneer óc chó với độ dày của tấm ván gỗ lad 3 ly. Cũng tương tự như quy trình xử lý gỗ sồi, gỗ óc chó cũng được phủ lên tấm gỗ công nghiệp MDF, MFC, HDF… Ưu điểm của ván veneer gỗ óc chó:

  • Vân đẹp, màu sắc đẹp nhờ thừa hưởng vẻ ngoài sang trọng của gỗ óc chó. Do đó việc gia công, tạo hình cũng dễ dàng. 
  • Ít bị cong vênh, mối mọt nhờ công nghệ sản xuất khép kín, hiện đại; 
  • Nếu chọn ván gỗ veneer óc chó thì giá thành chỉ bằng ¼ so với gỗ óc chó tự nhiên. 

Veneer xoan đào


Hình 6: Xoan đào phân bổ chủ yếu ở Đông Nam Á
Hình 6: Xoan đào phân bổ chủ yếu ở Đông Nam Á

Xoan đào có tên khoa học là Prunus Arborea, phân bổ nhiều ở các nước Đông Nam Á như Indonesia, Singapore, Malaysia… và không thể thiếu Việt Nam. Tiêu chuẩn độ dày của gỗ xoan đào là 3 ly và thường được dùng để gia công bàn ghế, sàn nhà, tủ, kệ…  Ưu điểm của ván gỗ veneer xoan đào:

  • Có vân gỗ tự nhiên, độ bền tốt.
  • Công nghệ sản xuất và lắp ghép không quá phức tạp như 2 loại còn lại nhưng vẫn hạn chế được tình trạng mối mọt, cong vênh…. 
  • Giá thành tương đối, phù hợp với mọi đối tượng. 

Phân biệt gỗ veneer với gỗ tự nhiên

  • Trọng lượng: Gỗ tự nhiên có trọng lượng nặng hơn so với veneer gỗ;
  • Độ bền: Gỗ tự nhiên bền hơn so cấu tạo cứng chắc hơn, lại không bị thấm nước. 
  • Cấu tạo mặt cắt: Gỗ veneer gồm 2 lớp là lớp veneer và lớp cốt gỗ công nghiệp. 
  • Vân gỗ trên bề mặt: Với veneer bạn sẽ không thấy được sự liền mạch giữa các vân gỗ trong khi gỗ tự nhiên có sự liền mạch về vân và cả màu sắc. 

Ứng dụng của gỗ veneer trong nội thất gia đình


Hình 7: Tính ứng dụng của veneer trong sản các sản phẩm nội thất
Hình 7: Tính ứng dụng của veneer trong sản các sản phẩm nội thất
  • Tủ bếp: Sản phẩm mang tính ứng dụng quốc dân của veneer. Cả 2 loại gỗ sồi, gỗ óc chó hay gỗ xoan đào đều có thể dùng để gia công tủ bếp. 
  • Giường ngủ: Mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu như gỗ tự nhiên mà còn tiết kiệm chi phí đáng kể. 
  • Sàn nhà: Sở hữu bảng màu đa dạng lại khá giống gỗ tự nhiên nền nhiều gia đình vẫn thường chọn ván veneer để làm sàn nhà. Đây cũng là một cách tiết kiệm kinh tế vì giá thành của veneer thấp hơn gỗ tự nhiên. 
  • Tủ quần áo: Độ bề tốt, màu sắc và vân gỗ gần giống gỗ tự nhiên mang đến cảm giác ấm cúng khi đặt tủ quần áo veneer trong phòng ngủ. 
  • Kệ trang trí: Phù hợp với những không gian theo phong cách Scandinavian, Eco, Minimalist. Bởi các loại kệ được gia công từ ván gỗ veneer đều vô cùng tối giản, màu sắc tự nhiên, tươi sáng giúp cho căn phòng trở nên thoáng đãng, gọn gàng hơn. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng cần biết liên quan đến gỗ veneer. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại vật liệu này. Từ đó bạn có thể đưa ra được sự lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu và điều kiện sử dụng của mình nhé! Các bạn có thể tham khảo thêm những thông tin hữu ích khác tại mục xây dựng - kiến trúc của meeyland nhé.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Người mệnh Mộc hợp hướng nào để công danh thuận lợi, tình duyên suôn sẻ?

Nằm ngủ quay đầu hướng nào tốt cho sức khỏe, thu hút tài lộc?

Choáng ngợp với những dinh thự cao cấp bậc nhất của dàn sao Hong Kong

Khám phá cơ ngơi ngoài đời xịn sò của dàn diễn viên trong phim "Đào, Phở và Piano"

Chiêm ngưỡng những căn penthouse sang - xịn - mịn của các Hoa và Á hậu Việt

Biệt thự của sao Việt được "thay áo" đón Tết Giáp Thìn: Góc nào cũng thấy hơi thở mùa xuân, có món decor “đi phượt” gần 2000km

"Mục sở thị" cơ ngơi bề thế của dàn phu nhân Vbiz: Biệt thự dát vàng, sang như khách sạn 5 sao lại nằm toàn ở những khu đất vàng

Cận cảnh biệt thự nhà vườn 1.000m2 của "Đại gia chân đất" Quang Tèo: 50% giá trị căn biệt thự là quà tặng của fan