Giếng trời là gì? Những thông tin bạn cần biết vế giếng trời

Chủ nhật, 21/06/2021-15:06

Để tăng sự thông thoáng cho ngôi nhà, các thiết kế giếng trời đẹp ngày càng được sử dụng hơn trong công trình xây dựng nhà ở cho gia đình. Tạo một không gian giếng trời vừa phải bạn đã giúp cho ngôi nhà mình có thể đón được nhiều gió và ánh sáng đồng thời hỗ trợ việc trao đổi khí để giúp sức khỏe các thành viên trong gia đình ngày một tốt hơn. Nếu bạn cũng đang quan tâm về các mẫu thiết kế giếng trời độc đáo hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Giếng trời là gì? Cấu tạo của giếng trời

Giếng trời trong nhà

Giếng trời trong thiết kế nhà ở được biết đến là khoảng trống thông từ mái nhà xuống nền nhà. Thiết kế giếng trời không chỉ tạo được nét đẹp ấn tượng cho ngôi nhà mà còn giúp không gian của ngôi nhà thông thoáng hơn, đón được nhiều không khí trong lành của tự nhiên và hạn chế tối đa nhiệt độ ẩm mốc dẫn đế việc xuống dốc nhà ở.


Ảnh 1: Cấu tạo của giếng trời không cầu kỳ vì vậy khi thi công xây dựng cũng khá đơn giản
Ảnh 1: Cấu tạo của giếng trời không cầu kỳ vì vậy khi thi công xây dựng cũng khá đơn giản

Cấu tạo của giếng trời

Cấu tạo của giếng trời không quá cầu kỳ, khá đơn giản trong việc thiết kế. Đỉnh giếng hay còn được biết đến là phần trên cùng của giếng trời được cấu tạo từ hệ khung mái và phần che, riêng hình dạng khung có thể trang trí theo ý muốn của gia đình( hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật...v..v..).

Phần thân giếng là phần có khoảng không kéo dài xuyên suốt hết chiều cao của ngôi nhà. Đáy giếng hay còn gọi là phần dưới cùng của giếng thường sẽ được nhiều gia đình lựa chọn bố trí tiểu xảnh, cây xanh...v..v.. để tăng tính thẩm mỹ cho thiết kế của ngôi nhà.

Lý do bạn nên thiết kế giếng trời trong nhà

Không gian giếng trời đẹp sẽ mang đến thêm cho ngôi nhà những ưu điểm nổi trội mà gia chủ không nên bỏ qua.


Ảnh 2: Giếng trời mang đến nét thẩm mỹ nổi bật cho không gian ngôi nhà
Ảnh 2: Giếng trời mang đến nét thẩm mỹ nổi bật cho không gian ngôi nhà

Một khoảng không giếng trời rất thích hợp cho những ngôi nhà có diện tích nhỏ, bởi nó giúp thoát khí, điều hòa không khí trong nhà đồng thời cũng giúp ngôi nhà dễ dàng hấp thụ nhiều ánh sáng hơn.

Nếu thiết kế nhà ống dài thì nên dùng 2 giếng trời ở khoảng giữa và ở cuối nhà. Bởi vì khi thông gió theo đường parabol, một giếng đón gió vào và một giếng đưa gió ra bên ngoài sẽ rất tốt cho tần suất không khí trong không gian nhà bạn.

Đặc biệt không gian bếp nếu được đặt giếng trời, mùi thức ăn sẽ khi nấu nướng sẽ không bị tản đi xung quanh ngôi nhà mà nó sẽ dễ dàng đi từ giếng trời ra bên ngoài hơn.

Các mẫu giếng trời đẹp đáng tham khảo nhất

Tham khảo một số mẫu giếng trời đẹp đang hịnh hành gần đây:


Ảnh 3: Giếng trời ngoài việc làm tăng tính thẩm mỹ của ngôi nhà thì nó còn có khả năng làm tăng tính phong thủy
Ảnh 3: Giếng trời ngoài việc làm tăng tính thẩm mỹ của ngôi nhà thì nó còn có khả năng làm tăng tính phong thủy

Thiết kế giếng trời làm tắng ánh sáng tự nhiên cũng như điều hòa không khí mang đến cho ngôi nhà của bạn thêm phần trong lành.


Ảnh 4: Giếng trời là một biện pháp khá tối ưu cho không gian nhỏ của ngôi nhà nhằm mục đích cung cấp nguồn ánh sáng tự nhiên
Ảnh 4: Giếng trời là một biện pháp khá tối ưu cho không gian nhỏ của ngôi nhà nhằm mục đích cung cấp nguồn ánh sáng tự nhiên

Bằng quá trình chiếu sáng mặt trời từ phần mái của giếng trời xuống chân giếng, từ đó giúp ánh sáng được lan tỏa toàn bộ không gian nội thất. Tạo một bầu không khí thoáng mát sạch sẽ cho ngôi nhà.


Ảnh 5: Nếu giếng trời được thiết kế đúng cách, đặt đúng vị trí phù hợp với phong thủy thì sẽ giúp mang đến nhiều tài lộc
Ảnh 5: Nếu giếng trời được thiết kế đúng cách, đặt đúng vị trí phù hợp với phong thủy thì sẽ giúp mang đến nhiều tài lộc

Ảnh 6: Giếng trời có công năng chủ yếu để lấy ánh sáng tạo độ thoáng cho không gian nội thất nhà ở
Ảnh 6: Giếng trời có công năng chủ yếu để lấy ánh sáng tạo độ thoáng cho không gian nội thất nhà ở

Thiết kế giếng trời thường đơn giản và chủ yếu tối giản không gian cũng như chi phí xây dựng cho ngôi nhà của bạn.


Ảnh 7: Giếng trời nên được thiết kế nằm ở phía sau của ngôi nhà với một khoảng không lớn mang lại sự thông thoáng, mát mẻ
Ảnh 7: Giếng trời nên được thiết kế nằm ở phía sau của ngôi nhà với một khoảng không lớn mang lại sự thông thoáng, mát mẻ

Ảnh 8: Với những căn nhà ống có lợi thế về chiều dài nhưng bất lợi về chiều rộng thì có thể bố trí giếng trời ở giữa hay cuối nhà để cho lượng ánh sáng tự nhiên được lưu thông tốt nhất
Ảnh 8: Với những căn nhà ống có lợi thế về chiều dài nhưng bất lợi về chiều rộng thì có thể bố trí giếng trời ở giữa hay cuối nhà để cho lượng ánh sáng tự nhiên được lưu thông tốt nhất

Ảnh 9: Vị trí giếng trời thường đặt ở giữa ngôi nhà và gần kề với phòng bếp – bàn ăn
Ảnh 9: Vị trí giếng trời thường đặt ở giữa ngôi nhà và gần kề với phòng bếp – bàn ăn

Ảnh 10: Việc lấy gió & tạo sự thông thoáng cho căn nhà cũng dễ dàng hơn nếu thiết kế giếng trời trên cầu thang để tận dụng được hiệu ứng ống khói.
Ảnh 10: Việc lấy gió & tạo sự thông thoáng cho căn nhà cũng dễ dàng hơn nếu thiết kế giếng trời trên cầu thang để tận dụng được hiệu ứng ống khói.

Ảnh 11: Khi kết hợp cầu thang cùng với giếng trời sẽ đem đến sự hài hòa và cân xứng cho không gian thiết kế nhà ở
Ảnh 11: Khi kết hợp cầu thang cùng với giếng trời sẽ đem đến sự hài hòa và cân xứng cho không gian thiết kế nhà ở

Ảnh 12: Thiết kế giếng trời trên cầu thang sẽ mang đến cho chủ nhà một cái nhìn rộng mở, thoáng đãng cho căn nhà
Ảnh 12: Thiết kế giếng trời trên cầu thang sẽ mang đến cho chủ nhà một cái nhìn rộng mở, thoáng đãng cho căn nhà

Với kiểu thiết kế giếng trời những ngôi nhà có diện tích nhỏ sẽ tạo nên hiệu ứng không gian rộng lớn hơn cho ngôi nhà của bạn.


Ảnh 13: Những mẫu thiết kế giếng trời cho nhà ở còn tạo ra hiệu ứng sinh động, và giúp nâng cao tính thẩm mỹ cho không gian nội thất một cách tối đa
Ảnh 13: Những mẫu thiết kế giếng trời cho nhà ở còn tạo ra hiệu ứng sinh động, và giúp nâng cao tính thẩm mỹ cho không gian nội thất một cách tối đa

Ảnh 14: Nhược điểm của những ngôi nhà có diện tích nhỏ là vấn đề thiếu sáng, không phân bổ đủ nguồn không khí tươi mới bên trong không gian sống vì vậy nền cần thiết kế giếng trời
Ảnh 14: Nhược điểm của những ngôi nhà có diện tích nhỏ là vấn đề thiếu sáng, không phân bổ đủ nguồn không khí tươi mới bên trong không gian sống vì vậy nền cần thiết kế giếng trời

Ảnh 15: Bố trí giếng trời hợp lý giúp phân bổ ánh sáng đồng đều bên trong căn nhà, có tác dụng lấy gió và lấy sáng cực tốt
Ảnh 15: Bố trí giếng trời hợp lý giúp phân bổ ánh sáng đồng đều bên trong căn nhà, có tác dụng lấy gió và lấy sáng cực tốt

Ảnh 16: Trang trí đáy giếng, lợi dụng ánh sáng phản chiếu từ trên xuống để rải sỏi trắng & thiết kế những kiểu vườn khô độc đáo cũng là một cách tạo nên nét nổi bật cho ngôi nhà
Ảnh 16: Trang trí đáy giếng, lợi dụng ánh sáng phản chiếu từ trên xuống để rải sỏi trắng & thiết kế những kiểu vườn khô độc đáo cũng là một cách tạo nên nét nổi bật cho ngôi nhà

Ảnh 17: Không trang trí quá rườm rà & phức tạp phần thân giếng trời vì cầu thang là khu vực di chuyển lên xuống, cần bảo đảm sự an toàn tuyệt đối
Ảnh 17: Không trang trí quá rườm rà & phức tạp phần thân giếng trời vì cầu thang là khu vực di chuyển lên xuống, cần bảo đảm sự an toàn tuyệt đối

Ảnh 18: Việc trang trí giếng trời có thể sử dụng các loại vật liệu bóng sáng sẽ làm cho không gian trong căn nhà càng thêm thoáng đãng
Ảnh 18: Việc trang trí giếng trời có thể sử dụng các loại vật liệu bóng sáng sẽ làm cho không gian trong căn nhà càng thêm thoáng đãng

Ảnh 19: Những bộ phận của giếng trời đều có thể trang trí sao cho phù hợp cùng với kiến trúc tổng thể của căn nhà
Ảnh 19: Những bộ phận của giếng trời đều có thể trang trí sao cho phù hợp cùng với kiến trúc tổng thể của căn nhà

Ảnh 20: Nên sử dụng kiểu thiết kế giếng trời có mái che để có thể ngăn ngừa một số sự cố do thời tiết gây nên cho không gian nhà ở cho ngôi nhà của bạn
Ảnh 20: Nên sử dụng kiểu thiết kế giếng trời có mái che để có thể ngăn ngừa một số sự cố do thời tiết gây nên cho không gian nhà ở cho ngôi nhà của bạn

Ảnh 21: Vị trí cũng như kích thước của giếng trời cần hài hòa với nội thất cũng như trang trí xung quanh ngôi nhà
Ảnh 21: Vị trí cũng như kích thước của giếng trời cần hài hòa với nội thất cũng như trang trí xung quanh ngôi nhà

Vị trí  và kích thước của giếng trời

Tùy theo từng thiết kế nhà ở sẽ đặt giếng trời ở các vị trí khác nhau trong ngôi nhà. Chủ yếu phải đáp ứng và làm nổi bật được những ưu điểm của việc thiết kế nhà có giếng trời đẹp.

Tuy nhiên, trong rất nhiều bản thiết kế người ta vẫn thống nhất rằng vị trí đặt giếng trời hợp lý nhất là ở gần cầu thang. Bởi vì cầu thang thường được đặt ở giữa nhà và có kiến trúc liền kề với không gian bếp.

Việc thiết kế giếng trời ở phần trung tâm sẽ bổ sung ánh sáng lan tỏa đến toàn bộ không gian trong gia đình, phần trung tâm và các thiết kế liền kề cũng tạo ra một cảm giác thông thoáng và tươi sáng, nhiều sức sống hơn cho ngôi nhà.


Ảnh 22: Việc thiết kế giếng trời ở phần trung tâm sẽ bổ sung ánh sáng lan tỏa đến toàn bộ không gian trong gia đình
Ảnh 22: Việc thiết kế giếng trời ở phần trung tâm sẽ bổ sung ánh sáng lan tỏa đến toàn bộ không gian trong gia đình

Giếng trời cũng có thể được đặt ở sau nhà, nó sẽ không gây ảnh hưởng đến phong thủy cũng như tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Tuy nhiên, giếng trời đặt ở đầu cũng được còn tùy vào yêu cầu cũng như thiết kế nhà ở của các gia chủ.

Ngoài ra tùy theo diện tích của ngôi nhà mà nhà thiết kế cũng sẽ tìm được một kích thước giếng trời hợp lý nhất cho không gian gia đình ở vị trí tốt nhất.

Phân loại giếng trời theo kiểu mái che

Tuy giếng trời giúp ích rất nhiều, tuy nhiên nó cũng sẽ dẫn đến một số trường hợp không tốt cho ngôi nhà. Như vào ngày hè nắng gay gắt ánh nắng sẽ dễ dàng dọi vào nhà từ giếng trời, hay vào những ngày mưa không gian ngôi nhà sẽ dễ bị ướt đặc biệt phần có thiết kế giếng trời.

Hiện nay nhiều gia chủ khá ưng ý các kiểu thiết kế có giếng trời trong nhà, nhìn khá mới mẻ và ấn tượng. Tìm hiểu một số loại mái che cho giếng trời được sự dụng nhiều sau:

  • Mái che cố định

Đây là thiết kế mái che phổ biến và được dùng nhiều nhất hiện nay. Kiểu thiết kế mái che cho giếng trời này vừa có công đoạn lắp đặt đơn giản mà giá cả lại cực kỳ hợp lý.

Nguyên vật liệu thường được sử dụng làm mái che cho giếng trời là những vật liệu lấy sáng, có thể chịu nhiệt tốt như tấm poly dày hay các loại kính cường lực hoặc gia chủ cũng có thể dán thêm những tấm phim cách nhiệt ở mặt trong của mái che hoặc lắp thêm ô gió thoát hơi nóng.


Ảnh 23: Kiểu thiết kế mái che cho giếng trời này vừa có công đoạn lắp đặt đơn giản mà giá cả lại cực kỳ hợp lý
Ảnh 23: Kiểu thiết kế mái che cho giếng trời này vừa có công đoạn lắp đặt đơn giản mà giá cả lại cực kỳ hợp lý
  • Mái lớp di động

Đây là một kiểu mái che khá hiện đại, chiều lòng được sở thích của nhiều gia chủ. Với kiểu thiết kế mái lợp di động bạn có thể hoàn toàn đóng hay mở giếng trời đều tùy thuộc vào thời tiết và mong muốn của mình một cách dễ dàng.

  • Giếng trời không mái che

Giếng trời không mái che thường được nhiều gia chủ lựa chọn lắp đặt ở những khoảng không tầng hoặc kiêm vườn trong nhà. Điểm nổi bật của giếng trời không mái che là gia chủ có thể trồng thêm cây xanh hoặc trang trí giếng trời đẹp ở xung quanh miệng giếng cũng như thân giếng.

Lưu ý khi thiết kế, xây dựng giếng trời cho nhà ống

Thông thường giếng trời sẽ chiếm khoảng 10% diện tích sàn. Nơi có không khí thoáng cũng như nguồn sáng ổn định. Một số mẫu ô giếng trời đẹp luôn được thi công xây dựng khá công phu. Bạn cần nắm những lưu ý sau đây khi có ý tưởng muốn xây dựng giếng trời cho ngôi nhà của mình.


Ảnh 24: Không nên đặt giếng trời ở vị trí ở trước nhà bởi sẽ không hài hòa và gây thừa thiết kế
Ảnh 24: Không nên đặt giếng trời ở vị trí ở trước nhà bởi sẽ không hài hòa và gây thừa thiết kế
  • Các giếng trời trong nhà nên được trang bị đầy đủ các hệ thống thoát nước và mái che.
  • Khi thiết kế nên liên tưởng đến những rủi ro có thể xảy ra khi có giếng trời trong nhà và có cách xử lý tốt.
  • Khi bắt đầu xây dựng cần xem xét thật kỹ xem không gian có thật sự hợp với thiết kế giếng trời hay không. Đặc biệt chú ý về phong thủy của ngôi nhà và gia chủ.
  • Khi trang trí giếng trời cần hạn chế các vật dễ rơi vỡ để tránh tình trạng nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình.
  • Để bảo đảm an toàn tối ưu, các vị trí tiếp giá với giếng trời như hành lang nên trang bị các dụng cụ hỗ trợ tiêu chuẩn an toàn.
  • Không nên đặt giếng trời ở vị trí phí trước của ngôi nhà vì vốn dĩ nơi này đã khá thông thoáng và có thể đón nhiều ánh nắng.
  • Tùy vào diện tích ngôi nhà mà lựa chọn kích thước giếng trời phù hợp, không được lớn quá cũng không nên bé quá.

Ảnh 25: Thiết kế giếng trời luôn mang đến sự mới mẻ trong từng chi tiết cho khoảng không gian cho ngôi nhà
Ảnh 25: Thiết kế giếng trời luôn mang đến sự mới mẻ trong từng chi tiết cho khoảng không gian cho ngôi nhà

Chúng tôi đã tổng hợp tất tần tật thông tin về các mẫu giếng trời đẹp trong bài viết trên đây. Hy vọng gia chủ có thể lựa chọn được mẫu giếng trời ưng ý nhất cho gia đình mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại comment dưới bài nhé!

TỔNG HỢP NHÓM GIẾNG
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Choáng ngợp với những dinh thự cao cấp bậc nhất của dàn sao Hong Kong

Khám phá cơ ngơi ngoài đời xịn sò của dàn diễn viên trong phim "Đào, Phở và Piano"

Chiêm ngưỡng những căn penthouse sang - xịn - mịn của các Hoa và Á hậu Việt

Biệt thự của sao Việt được "thay áo" đón Tết Giáp Thìn: Góc nào cũng thấy hơi thở mùa xuân, có món decor “đi phượt” gần 2000km

"Mục sở thị" cơ ngơi bề thế của dàn phu nhân Vbiz: Biệt thự dát vàng, sang như khách sạn 5 sao lại nằm toàn ở những khu đất vàng

Cận cảnh biệt thự nhà vườn 1.000m2 của "Đại gia chân đất" Quang Tèo: 50% giá trị căn biệt thự là quà tặng của fan

Chàng trai 9X chi 70 triệu đồng sửa nhà trong 10 ngày, không gian sống bao phủ cực nhiều cây cối

Vợ chồng 9X thiết kế căn villa phong cách Indochine đẹp nức nở, góc nào cũng có thể trở thành background “sống ảo”

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

6 giờ trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

7 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

7 giờ trước

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

7 giờ trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

8 giờ trước