Mối ăn bê tông được hay không?
Mối mọt từ xưa đến nay đã trở thành một trong những mối nguy hiểm lớn đối với con người. Chúng không những là khắc tinh của những vật dụng làm từ gỗ, hơn thế nữa còn phá hoại công trình xây dựng được làm từ các vật liệu xây dựng có độ rắn chắc cao như bê tông cốt thép. Vì vậy, không ít người trong chúng ta cho rằng việc mối ăn bê tông trong các công trình xây dựng là điều hoàn toàn có khả năng xảy ra.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia nghiên cứu cho rằng, mối hoàn toàn không thể ăn nào ăn được bê tông trong các công trình xây dựng. Bởi vì đây là một trong những loại vật liệu xây dựng cực kỳ cứng chắc. Độ rắn chắc của mối không thể nào so sánh được với bê tông. Bê tông cũng không phải là thức ăn của mối.
Tuy nhiên, cũng không nên vì thế mà bạn trở nên chủ quan trước loài vật nhỏ bé này. Thực tế thì mối vẫn có thể len lỏi đi vào sâu bên trong bê tông qua những vết rạn nứt nhỏ, hoặc sẽ men theo đường dây điện âm bên trong tường để tấn công các công trình. Tuy hiểm họa không đến nhanh chóng nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến các kết cấu bên trong bê tông ảnh hưởng tới công trình. Đó là lý do vì sao diệt mối vẫn luôn là điều cần thiết.
Nếu nhận thấy hình bóng của lũ mối mọt xuất hiện tại nhà, bạn hãy nhanh tay tìm cách tiêu diệt ngay. Điều quan trọng hơn nữa là hãy tự chọn cho mình cách diệt mối tận gốc mà vẫn bảo đảm an toàn.
Mối vẫn có thể len lỏi đi vào sâu bên trong
Mối tấn công bê tông trong công trình xây dựng như thế nào
Như đã phân tích vấn đề “mối ăn được hay không?” ở trên nếu mối không ăn được bê tông vậy chúng tấn công bê tông bằng cách nào? Dưới đây là một số cách mà mối có thể tấn công bạn có thể tham khảo và đưa ra biện pháp phòng tránh phù hợp.
-
Mối đã có sẵn bên dưới lòng đất từ trước đó của công trình hay trong các công trình cũ mà quá trình xây dựng hay cải tạo không được xử lý khiến chúng xuất hiện và gây hại cho các kết cấu bê tông làm ảnh hưởng đến công trình.
-
Mối tấn công qua các vết rạn nứt, kẽ hở, khe trên tường, trần, sàn bê tông hay những nơi ẩm ướt.
-
Mối di chuyển theo các hệ thống đường điện, dây cáp, ống nước rải khắp công trình.
-
Ngoài ra vào mùa mưa ẩm ướt chúng có thể làm tổ ở khắp mọi nơi
Mối đã có sẵn bên dưới lòng đất từ trước đó của công trình
Cách phòng tránh mối đối với các công trình xây dựng
Mục đích chính của việc tìm hiểu “mối ăn bê tông được hay không?” chính là để đưa ra các cách phòng chống mối cũng như là tiêu diệt loài côn trùng gây hại này theo một cách tối ưu nhất và an toàn nhất. Trên thực tế dù mối không ăn bê tông nhưng việc tạo các đường hầm bên trong tường, sàn của chúng cũng gây hại đến tính thẩm mỹ và chất lượng của công trình nên đòi hỏi bạn cần phải có các biện pháp khắc phục hiệu quả nhất. Theo đó dưới đây là một số cách phòng tránh mối tấn công vào công trình bạn có thể tham khảo:
Phòng tránh mối đối với phần đất nền công trình
Trước khi xây dựng công trình, bạn phải tiến hành xử lý các tổ mối trước khi xây hay cải tạo bằng cách đào đất đổ bê tông cho móng bè, cọc, đơn hay băng. Sau đó, sử dụng thuốc diệt mối dạng bột hoặc lỏng để phun lên bề mặt đất nền, nhằm ngăn chặn mối có thể xâm nhập từ dưới lòng đất. Các bạn có thể phun từ 2 đến 3 lần tại khu vực đất nền.
Những điều cần biết khi phòng tránh mối cho đất nền công trình:
-
Tỷ lệ thuốc sử dụng khi phòng chống mối ở dạng dung dịch đối với đất nền là 5 lít/m2.
-
Khi san lấp mặt bằng đất nền, nếu phát hiện tổ mối thì nhất định phải loại bỏ ngay tránh lây lan sang các vùng lân cận.
-
Các tấm ván pha được kẹp sâu giữa hai trụ bê tông không thể rút ra được thì phải phun thuốc diệt mối để phòng tránh mối ăn gỗ, ảnh hưởng đến cấu trúc công trình.
-
Đối với các công trình đóng cọc móng bằng tre, nếu đất khô ráo, có mạch nước ngầm bên dưới thì phun thuốc diệt mối trước khi đóng cọc xuống đất.
-
Đối với công trình đổ bê tông móng cọc thì phun thuốc trước lần 1 khi vừa đổ móng xong và phun lần 2 sau khi vừa đầm nền.
Phòng tránh mối đối với phần đất nền công trình
Phòng tránh mối nền móng công trình xây dựng
Cách phòng chống mối trong các công trình xây dựng đối với nền móng, quý khách phòng chống mối bằng cách áp dụng trộn hỗn hợp thuốc với đất để tạo hàng rào theo phương thẳng, bao xung quanh liên tục bán sát bên trong và ngoài tường nền móng, nhằm giúp phòng chống mối xâm nhập từ bên ngoài vào trong và ngược lại.
-
Nếu sử dụng thuốc phòng chống mối dạng bột: Quý khách đào rãnh bao quanh bên ngoài bán sát mặt nền móng công trình với hào rộng khoảng 50cm, sâu khoảng từ 60 đến 80cm. Sau đó, trộn hôn hợp phần đất đã đào với thuốc phòng chống mối rồi lấp đất lại. Còn những phần gạch vỡ, đất đá trên bề mặt đất nền sẽ được rải thuốc chống mối theo từng lớp mỏng với khoảng cách 5 – 7cm.
-
Nếu sử dụng thuốc phòng chống mối dạng lỏng: Các bạn nên tiến hành đào lớp đất và khoét các lỗ, độ sâu của hào khoảng từ 5 đến 10cm, rộng khoảng 50cm, lỗ có đường kính từ 1 đến 2cm và sâu từ 30 đến 40cm với số lượng khoảng từ 15 đến 20 lỗ/m2 rãnh, hàng lỗ đầu tiên cách chân nền móng mỏng 5cm. Sau đó, các bạn đổ dung dịch thuốc lên bề mặt hào và lỗ rồi lấp đất lại. Cuối cùng, phun lên bề mặt nền móng thêm lớp dung dịch thuốc nữa.