Diện tích xây dựng là gì? Cách tính & phân biệt diện tích sử dụng

Thứ tư, 26/05/2021-20:05

Tính diện tích xây dựng là một khâu rất quan trọng khi các bạn bắt đầu một khởi công các công trình xây dựng. Vậy, diện tích xây dựng là gì? Cách tính diện tích xây dựng như thế nào? Các quy định về diện tích xây dựng là điều mà mọi người phải biết. Bởi vì khi đó chủ đầu tư mới có thể tính được khối lượng nguyên vật liệu cần dùng. Từ đó tính ra các loại chi phí liên quan và tiết kiệm sao cho phù hợp nhất. Để biết thêm thông tin về diện tích tích xây dựng thì mọi người hãy tham khảo bài viết này nhé !

Diện tích xây dựng là gì?

Diện tích xây dựng là gì ? Đây là một khái niệm được sử dụng trong các công trình xây dựng như nhà ở, biệt thự hay các công trình công cộng. Đơn vị tính của diện tích xây dựng là mét vuông. Chúng ta có thể hiểu diện tích xây dựng là phần diện tích sở hữu của cả công trình tính luôn phần tường bao.

 Ảnh 1. Diện tích xây dựng là phần diện tích sở hữu của cả công trình tính luôn phần tường bao, được tính bằng đơn vị mét vuông
Ảnh 1. Diện tích xây dựng là phần diện tích sở hữu của cả công trình tính luôn phần tường bao, được tính bằng đơn vị mét vuông

Như vậy diện tích xây dựng sẽ được tính bắt đầu từ mép tường bên này sang mép tường bên kia. Mục đích của việc tính diện tích xây dựng là dùng để tính mật độ xây dựng của các dự án.

Phân loại diện tích trong xây dựng

Sau khi hiểu rõ khái niệm về diện tích xây dựng là gì, chúng ta cần đi tìm hiểu về các loại diện tích xây dựng. Để mọi người có thể hiểu rõ hơn về bản chất của nó. Theo tiêu chuẩn thì diện tích xây dựng được chia làm 6 loại. Khái niệm và đặc điểm của từng loại cụ thể như sau :

Diện tích sàn xây dựng

Đây là phần diện tích bề mặt sàn của toàn bộ công trình. Bao gồm diện tích ban công, diện tích cầu thang nổi lên ở các tầng. Đây cũng là một phần của diện tích xây dựng.

Diện tích tim tường

Diện tích được tính từ việc đo phần tim tường. Diện tích tim tường gồm phần tường bao xung quanh, tường phân giữa, diện tích sàn có xây cột và các loại hộp kỹ thuật. Diện tích tim tường còn bao gồm phần diện tích đậm đặc trong tường gồm kệ tivi, tủ tường,…

 Ảnh 2. Theo tiêu chuẩn thì diện tích xây dựng được chia làm 6 loại, bao gồm diện tích tim tường, diện tích sàn, diện tích thông thủy, diện tích ở, diện tích các phòng
Ảnh 2. Theo tiêu chuẩn thì diện tích xây dựng được chia làm 6 loại, bao gồm diện tích tim tường, diện tích sàn, diện tích thông thủy, diện tích ở, diện tích các phòng

Diện tích các phòng

Là diện tích không gian của các căn phòng. Diện tích các phòng được tính từ mép tường bên ngoài cho đến mép tường bên trong của phòng.

Diện tích ở

Là diện tích được tính từ diện tích các phòng dùng để ở. Diện tích ở sẽ bao gồm cả diện tích thiết kế tủ tường và diện tích dưới cầu thang xây dựng trong nhà.

Diện tích thông thủy

Là diện tích bao gồm diện tích ngăn giữa nhà, phòng. Diện tích phong thủy được tính theo những bước lan tỏa của nước(hay là diện tích trải thảm). Nên, diện tích thông thủy sẽ được tính ở những nơi nào có thể trải thảm.

Diện tích phụ

Phần diện tích dành cho phòng bếp, hành lang, kho,… Phần diện tích này sẽ không tính diện tích tường và cột trong nhà.  

Cách tính diện tích xây dựng

Khi nắm vững kiến thức về cách tính diện tích xây dựng thì chủ đầu tư, chủ nhà sẽ tính được chi phí cần thiết cho dự án. Qua đó sẽ lên kế hoạch tốt cho việc xây dựng công trình đặc biệt là chi phí cho các nhà thầu. Sau đây sẽ là cách tính diện tích xây dựng dễ hiểu nhất:

Công thức tính

Diện tích xây dựng = Diện tích sàn sử dụng + diện tích phần khác (diện tích móng, mái, sân, phần gia cố đất yếu, tầng hầm)

 Ảnh 3. Diện tích xây dựng được tính bằng tổng diện tích sàn và diện tích phần khác của công trình
Ảnh 3. Diện tích xây dựng được tính bằng tổng diện tích sàn và diện tích phần khác của công trình

Diện tích sàn

  • Phần diện tích có mái che phía trên: 100% diện tích
  • Phần không có mái che và lát gạch nền: 50% diện tích

Phần mái

  • Đối với mái bê tông cốt thép và không lát gạch thì tính 50% diện tích mái. Còn nếu lát gạch thì tính 10% diện tích.
  • Mái ngói kèo sát: tính 60% diện tích
  • Đối với loại mái bê tông dán ngói: tính 85% diện tích mái
  • Còn loại mái tôn: tính 30% diện tích mái.
  • Các ô trống trong nhà
  • Với mái có diện tích dưới 4m2 thì tính giống sàn bình thường
  • Nếu mái có diện tích trên  4m2: tính 70% diện tích
  • Mái có diện tích trên 8m2: tính 50% diện tích

Phần móng

  • Diện tích phần móng tính 30% diện tích
  • Đối với đài móng nằm trên các cọc bê tông cốt thép và cọc khoan nhồi: tính 35% diện tích
  • Đối với móng bàng thì tính 50% diện tích

Phần tầng hầm

  • Diện tích của hầm có độ sâu <1.5m (so sánh với code đỉnh ram hầm): tính 135% diện tích
  • Diện tích của hầm có độ sâu lớn hơn 1.5m, nhỏ hơn 2m (so sánh với code đỉnh ram hầm): tính 150% diện tích
  • Diện tích của hầm có độ sâu hơn 2m (so sánh với code đỉnh ram hầm): tính 180% diện tích.

Phần gia cố đất yếu

  • Diện tích phần này phụ thuộc vào điều kiện đất và điều kiện thi công. Từ đó sẽ quyết định sử dụng các loại hình gia cố khác nhau. Khi đó chúng ta sẽ có cách tính diện tích phần này khác nhau.
  • Nếu đổ bê tông cốt thép thì tính 20% diện tích

Phần sân

  • Nếu sân dưới 20m2 đổ cột, đổ đà kiềng và xây tường rào, lát gạch nền: tính 100% diện tích
  • Đối với sân có diện tích dưới 40m2 lớn hơn 20m2 có đổ cột, đà kiềng, tường rào, lát gạch nền: tính 70% diện tích
  • Sân trên 40m2 có đổ cột, đà kiềng, tường rào, lát gạch: tính 50% diện tích

Quy định về diện tích xây dựng

Ngoài khái niệm diện tích xây dựng là gì thì pháp luật còn quy định diện tích xây dựng. Điều này được quy định chi tiết tại quyết định số 04/2008 của Chính Phủ. Nội dung của quy định về diện tích xây dựng  đó chính là diện tích xây dựng tối thiểu để xin cấp phép xây dựng. Cụ thể như sau:

 Ảnh 4. Diện tích xây dựng được quy định chi tiết tại Quyết định số 08 năm 2008 của Chính Phủ
Ảnh 4. Diện tích xây dựng được quy định chi tiết tại Quyết định số 08 năm 2008 của Chính Phủ
  • Dựa vào mục đích, nhu cầu và đối tượng xây dựng mà chúng ta xác định diện tích đất dùng để xây dựng các công trình, nhà ở. Việc này đúng theo quy định của pháp luật về việc xây dựng nhà ở và giải pháp quy hoạch ở địa phương.
  • Nếu lô đất xây dựng nằm ở trong khu quy hoạch. Lô đất đó giáp với đường phố lộ giới rộng hơn 20m thì sẽ phải đảm bảo các yêu cầu:
  • Diện tích xây dựng phải lớn hơn 45m2.
  • Bề rộng và chiều sâu của công trình lớn hơn, bằng 5m.
  • Trường hợp tiếp giáp với đường lộ giới nhưng nhỏ hơn 20m thì phải:
    • Có tổng diện tích lớn hơn hoặc bằng 36m2.
    • Bề rộng và chiều sâu của khu đất lớn hơn hoặc bằng 4m.
  • Đối với những dãy nhà liền kề hoặc nhà có 2 mặt tiếp giáp được chính thì chiều dài tối đa của nhà là 60m. Chủ đầu tư phải bố trính đường giao thông phù hợp ở vị trí giữa các dãy nhà. Phải có giải pháp phần đường đi bộ cho người dân với kích thước tối thiểu 4m.

Phân biệt diện tích xây dựng và diện tích sử dụng

Mặc dù là hai khái niệm khác nhau nhưng nhiều người bị nhầm lẫn giữa diện tích sử dụng và diện tích xây dựng. Sau đây chúng tôi sẽ giúp mọi người phân biệt diện tích xây dựng và diện tích sử dụng một cách dễ dàng nhất.

 Ảnh 5. Diện tích xây dựng và diện tích sử dụng chúng ta có thể phân biệt dựa vào khái niệm và cách tính của hai loại diện tích này để tránh nhầm lẫn
Ảnh 5. Diện tích xây dựng và diện tích sử dụng chúng ta có thể phân biệt dựa vào khái niệm và cách tính của hai loại diện tích này để tránh nhầm lẫn
Tiêu chí  Diện tích xây dựng Diện tích sử dụng
Khái niệm Là phần diện tích sở hữu của công trình, bao gồm cả phần bao. Là diện tích phần có thể nhìn thấy và sử dụng trong ngôi nhà.
Phần diện tích ước tính Phần diện tích ước tính trước khi bắt đầu xây dựng công trình. Phần diện tích được tính sau khi công trình đã hoàn thành.
Công thức tính Diện tích xây dựng = Diện tích sàn sử dụng + diện tích phần khác (diện tích móng, mái, sân, phần gia cố đất yếu, tầng hầm) Diện tích sử dụng sẽ được tính bằng tổng diện tích sàn trừ diện tích sàn có cột và hộp kỹ thuật trong nhà.

 

Dựa vào cách tính diện tích xây dựng ở trên thì ta thấy được diện tích xây dựng sẽ lớn hơn diện tích sử dụng.

Như vậy, câu hỏi diện tích xây dựng là gì đã được chúng tôi trả lời một cách chi tiết nhất trong bài viết này. Hi vọng qua bài này mọi người sẽ hiểu rõ hơn về diện tích xây dựng. Cũng như cách tính diện tích xây dựng và phân biệt được diện tích xây dựngdiện tích sử dụng. Qua đó sẽ tối ưu hóa được những chi phí cần thiết khi xây dựng nhà ở. Mọi người hãy chia sẻ những thông tin hữu ích này đến với bạn bè và người thân nhé! Và các bạn đừng quên đón đọc những bài viết mới nhất về xây dựng - kiến trúc chỉ có tại meeyland nhé.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Người mệnh Mộc hợp hướng nào để công danh thuận lợi, tình duyên suôn sẻ?

Nằm ngủ quay đầu hướng nào tốt cho sức khỏe, thu hút tài lộc?

Choáng ngợp với những dinh thự cao cấp bậc nhất của dàn sao Hong Kong

Khám phá cơ ngơi ngoài đời xịn sò của dàn diễn viên trong phim "Đào, Phở và Piano"

Chiêm ngưỡng những căn penthouse sang - xịn - mịn của các Hoa và Á hậu Việt

Biệt thự của sao Việt được "thay áo" đón Tết Giáp Thìn: Góc nào cũng thấy hơi thở mùa xuân, có món decor “đi phượt” gần 2000km

"Mục sở thị" cơ ngơi bề thế của dàn phu nhân Vbiz: Biệt thự dát vàng, sang như khách sạn 5 sao lại nằm toàn ở những khu đất vàng

Cận cảnh biệt thự nhà vườn 1.000m2 của "Đại gia chân đất" Quang Tèo: 50% giá trị căn biệt thự là quà tặng của fan

Tin mới cập nhật

Giải quyết tranh chấp đất đai khi đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

1 giờ trước

Hỏi về điều kiện, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất có nhiều mục đích sử dụng?

1 giờ trước

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

1 giờ trước

Quý I/2024, Techcombank ghi nhận lãi kỷ lục, tăng 38,3% so với cùng kỳ

8 giờ trước

Tuổi Sửu hợp hướng nào? Bí quyết chọn hướng nhà “thu hút” tài vận cho người tuổi Sửu

10 giờ trước