Quy định về chi phí dự phòng trong xây dựng chi tiết nhất 2021

Thứ ba, 01/06/2021-11:06

Chi phí dự phòng trong xây dựng là một trong những khái niệm cơ bản mà bất kỳ ai theo ngành nghề này cũng đều phải nắm được. Khi bạn nắm rõ được chi phí dự phòng xây dựng là gì thì đó chính là giải pháp cho quá trình đầu tư xây dựng công trình của bạn. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để có được thông tin đầy đủ nhất về dự toán xây dựng nhé!

TỔNG HỢP NHÓM PHÒNG TRỌ

Chi phí dự phòng trong xây dựng là gì?

Chi phí dự phòng trong xây dựng chính là những tài liệu nhằm xác định được tổng mức chi phí dự phòng cần thiết cho quá trình đầu tư xây dựng. Loại chi phí này được tính toán một cách chi tiết trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật cũng như trong quá trình thiết kế thi công.


Ảnh 1: Chi phí dự phòng trong xây dựng được tính toán 1 cách chi tiết
Ảnh 1: Chi phí dự phòng trong xây dựng được tính toán 1 cách chi tiết

Chi phí dự phòng trong xây dựng cơ bản bao gồm chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá. Tùy từng gói thầu xây dựng, mức chi phí dự phòng trong xây dựng không được vượt mức chi phí dự phòng trong sơ bộ tổng mức đầu tư, tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu đã được phê duyệt.

Quy định về chi phí dự phòng trong xây dựng

Quy định về chi phí dự phòng trong xây dựng tại Khoản 5 Điều 14 Thông tư 09/2019/TT-BXD, cụ thể như sau:

Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh 

Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh (GDP1) xác định theo công thức sau:

G DP 1 = (G BT, TĐC + G XD G + TB + G QLD A + G loat G + K ) xk ps

Trong đó:

  • kps: tỷ lệ dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh, mức tỷ lệ này phụ thuộc vào mức độ phức tạp của công trình thuộc dự án và Điều kiện địa chất công trình nơi xây dựng công trình và mức tỷ lệ là kps ≤ 10%.
  • Đối với dự án đầu tư xây dựng chỉ lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng thì kps≤ 5%.

Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá  

Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) được xác định trên cơ sở độ dài thời gian xây dựng công trình của dự án, tiến độ phân bổ vốn theo năm, bình quân năm mức độ biến động giá xây dựng công trình tối thiểu 3 năm gần nhất.

Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) được xác định theo công thức sau:


Ảnh 2: Công thức tính chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá
Ảnh 2: Công thức tính chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá

Trong đó:

  • T: độ dài thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng, T>1 (năm);
  • t: số thứ tự năm phân bổ vốn theo kế hoạch thực hiện dự án, t = 1÷T;
  • Vt: vốn đầu tư trước dự phòng theo kế hoạch thực hiện trong năm thứ t;
  • LVayt: chi phí lãi vay của vốn đầu tư thực hiện theo kế hoạch trong năm thứ t.
  • IXDCTbq: Chỉ số giá xây dựng sử dụng tính dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định bằng cách tính bình quân các chỉ số giá xây dựng liên hoàn theo loại công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất so với thời Điểm tính toán

Chi phí dự phòng đối với dự án có nhiều công trình

Đối với dự án có nhiều công trình xây dựng, chủ đầu tư xác định dự toán xây dựng của dự án theo từng công trình. Nội dung dự toán xây dựng công trình gồm: chi phí xây dựng của công trình; chi phí thiết bị của công trình; các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng của công trình; các chi phí khác liên quan đến công trình và chi phí dự phòng của công trình.ư


Ảnh 3: Chi phí dự phòng đối với dự án có nhiều công trình
Ảnh 3: Chi phí dự phòng đối với dự án có nhiều công trình

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 7, Điều 28 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, thì việc sử dụng chi phí dự phòng do người quyết định đầu tư quyết định làm cơ sở để quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Việc sử dụng chi phí dự phòng theo quy định tại khoản 4, Điều 11 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP.

Cách tính chi phí dự phòng trong xây dựng

Cách tính chi phí xây dựng dự phòng theo thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác được quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 06/2016/TT-BXD hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành, cụ thể như sau:

Chi phí dự phòng trong tổng mức đầu tư

Cách xác định:

Chi phí dự phòng trong tổng mức đầu tư được xác định theo thiết kế cơ sở, kế hoạch thực hiện dự án, biện pháp tổ chức thi công định hướng, các yêu cầu cần thiết khác của dự án và hệ thống định mức, đơn giá xây dựng, các chế độ, chính sách liên quan.

Công thức:

VSB = GSBbt,tđc + GSBXD + Gsbtb + GSBQLDA + Gsbtv + GsbK + Gsbdp

Trong đó:

  • VSB: sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng;
  • GSBBT,TĐC: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
  • GSBXD: chi phí xây dựng;
  • Gsbtb: chi phí thiết bị;
  • Gsbqlda: chi phí quản lý dự án;
  • Gsbtv: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;
  • GSBK: chi phí khác;
  • GSBDP: chi phí dự phòng.

Chi phí dự phòng trong dự toán xây dựng công trình

Cách xác định:

Chi phí dự phòng trong dự toán xây dựng công trình được xác định bằng giá trị hợp đồng tư vấn đó ký kết và phù hợp với quy định về quản lý chi phí.


Ảnh 4: Chi phí dự phòng trong dự toán xây dựng công trình
Ảnh 4: Chi phí dự phòng trong dự toán xây dựng công trình

Công thức 

Dự toán xây dựng công trình được xác định theo công thức sau đây:

GXDCT = GXD + GTB + G­QLDA + GTV + GK + GDP

Trong đó:

  • GXDCT: chi phí xây dựng công trình;
  • GXD: chi phí xây dựng;
  • GTB: chi phí thiết bị;
  • G­QLDA: chi phí quản lý dự án;
  • GTV: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;
  • GK: chi phí khác;
  • GDP: chi phí dự phòng

Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu thi công xây dựng

Cách xác định:

Dự toán gói thầu tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng, giám sát thi công xây dựng, ... được xác định bằng tỷ lệ % hoặc bằng cách lập dự toán (gồm chi phí chuyên gia, chi phí quản lý, chi phí khác, thu nhập chịu thuế tính trước) theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Công thức:

Ggtxu = Gxd + Gdpxd

Trong đó:

  • Ggtxd: dự toán gói thầu thi công xây dựng;
  • Gxd: chi phí xây dựng của dự toán gói thầu thi công xây dựng;
  • Gdpxd: chi phí dự phòng của dự toán gói thầu thi công xây dựng.

Chi phí dự phòng của dự toán gói thầu mua sắm thiết bị

Cách xác định:

Dự toán gói thầu mua sắm thiết bị được xác định căn cứ nhiệm vụ công việc phải thực hiện của gói thầu, các chỉ dẫn kỹ thuật, khối lượng công tác thực hiện của gói thầu và giá thiết bị; các chi phí khác có liên quan phù hợp với thời điểm xác định dự toán gói thầu.

Cách xác định các nội dung chi phí trong dự toán gói thầu mua sắm thiết bị được xác định bằng 2 yếu tố: dự phòng chi phí cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá.

Công thức:

Gdptb = Gdptb1 + Gdptb2

Trong đó:

  • Gdp1: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh của dự toán gói thầu mua sắm thiết bị.
  • Gdptb2 : chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá của dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị công trình

Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu lắp đặt thiết bị 

Cách xác định: 

Dự toán gói thầu lắp đặt thiết bị được tính toán và xác định bằng cách lập dự toán trên cơ sở khối lượng các công tác thực hiện của gói thầu và đơn giá xây dựng. Chi phí dự phòng của dự toán gói thầu lắp đặt thiết bị được xác định bằng 2 yếu tố: dự phòng chi phí cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá.


Ảnh 5: Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu lắp đặt thiết bị
Ảnh 5: Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu lắp đặt thiết bị

Công thức: 

Dự toán gói thầu lắp đặt thiết bị được xác định theo công thức sau:

Gl­đtb = Glđ + Gct + Gklđ + Gdplđ

Trong đó:

  • Gldtb: dự toán gói thầu lắp đặt thiết bị;
  • Glđ: chi phí lắp đặt, thí nghiệm và hiệu chỉnh;
  • Gct: chi phí chạy thử thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật;
  • Gklđ: chi phí khác có liên quan (nếu có);
  • GDPLĐ: chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu lắp đặt thiết bị.

Trên đây là những thông tin mới nhất cách tính chi phí dự phòng trong xây dựng. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp các bạn viết cách xác định chi phí dự phòng chính xác cho công trình xây dựng của mình. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hoặc đóng góp cho bài viết, hãy để lại comment, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết nhất. Hãy tham khảo thêm những bài viết hữu ích khác về xây dựng - kiến trúc chỉ có tại meeyland nhé.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Người mệnh Mộc hợp hướng nào để công danh thuận lợi, tình duyên suôn sẻ?

Choáng ngợp với những dinh thự cao cấp bậc nhất của dàn sao Hong Kong

Khám phá cơ ngơi ngoài đời xịn sò của dàn diễn viên trong phim "Đào, Phở và Piano"

Chiêm ngưỡng những căn penthouse sang - xịn - mịn của các Hoa và Á hậu Việt

Biệt thự của sao Việt được "thay áo" đón Tết Giáp Thìn: Góc nào cũng thấy hơi thở mùa xuân, có món decor “đi phượt” gần 2000km

"Mục sở thị" cơ ngơi bề thế của dàn phu nhân Vbiz: Biệt thự dát vàng, sang như khách sạn 5 sao lại nằm toàn ở những khu đất vàng

Cận cảnh biệt thự nhà vườn 1.000m2 của "Đại gia chân đất" Quang Tèo: 50% giá trị căn biệt thự là quà tặng của fan

Chàng trai 9X chi 70 triệu đồng sửa nhà trong 10 ngày, không gian sống bao phủ cực nhiều cây cối

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

5 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

6 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

6 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

8 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

10 giờ trước