Vượt nhiều thương hiệu lớn thế giới, doanh nghiệp Việt Nam được định giá gần 9 tỷ USD 

Thứ ba, 15/02/2022-16:02
Vừa qua, "ông lớn" ngành viễn thông Việt Nam - Viettel được định giá thương hiệu lên tới 8.758 tỷ. Hiện doanh nghiệp này đang dẫn đầu tại Việt Nam và đứng thứ 2 các nước ASEAN, lọt top 227 trên thế giới trong "Bảng xếp hạng 500 thương hiệu giá trị nhất toàn cầu mới nhất năm 2022"

Công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới - Brand Finance vừa công bố “Bảng xếp hạng Top 500 thương hiệu giá trị nhất thế giới 2022” (Global 500). Theo đó, dẫn đầu thương hiệu giá trị nhất là Apple với định giá 355 tỷ USD, tiếp sau đó lần lượt là Amazon và Google. 

Trên thế giới, đã có 22 trên 36 thương hiệu viễn thông lớn tăng về thứ bậc tại bảng xếp hạng này. Ba thương hiệu có thứ bậc cao nhất ngành lần lượt là Verizon, Deutsche Telekom và AT&T. 


Tập đoàn Viettel đang có những bước tiến vượt bậc trên thị trường quốc tế
Tập đoàn Viettel đang có những bước tiến vượt bậc trên thị trường quốc tế

Với mức tăng trưởng ấn tượng lên tới 44% so với năm 2021, Viettel đang được định giá 8.758 tỷ USD, tăng gần 2.697 tỷ USD. Đây là thương hiệu có giá trị nhất tại Việt Nam, thuộc top 10 thương hiệu có mức thăng hạng nhanh nhất trong bảng xếp hạng Global 500 (trừ các doanh nghiệp mới góp mặt trong danh sách).

Năm 2022, Tập đoàn Viettel cũng là thương hiệu viễn thông có giá trị đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á. Trong bảng xếp hạng này, Telkom Indonesia của Indonesia năm nay cũng góp mặt và đứng thứ 490. Đại diện đến từ Thái Lan là PTT - doanh nghiệp dầu khí nhà nước đang giữ vị trí thứ 377. Singapore có ba thương hiệu thuộc ngành ngân hàng là DBS xếp thứ 234, UOB xếp thứ 468, OCBC xếp thứ 482. Petronas của Malaysia hiện đang đứng thứ 143 và là thương hiệu có giá trị nhất khu vực. Còn Philippines chưa có thương hiệu nào lọt vào bảng xếp hạng Global 500. 

Theo báo cáo của Brand Finance năm 2022, có tổng 36 thương hiệu viễn thông đang nằm trong bảng xếp hạng. Verizon đang có giá trị nhất thế giới khi xếp vị trí thứ 10; thứ hai là Deutsche Telekom với thứ hạng 17; thứ ba là AT&T với thứ hạng 26 và China Mobile với thứ hạng 34. Viettel đang là công ty viễn thông thứ 18 của bảng, thương hiệu này với thứ hạng 227 đã vượt trên nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới khác như: Nestlé (Thụy Sĩ); Qualcomm (Mỹ); Spotify (Thụy Điển); Lenovo (Trung Quốc); Claro (Mexico),...


Bảng xếp hạng 500 thương hiệu giá trị nhất toàn cầu mới nhất năm 2022
Bảng xếp hạng 500 thương hiệu giá trị nhất toàn cầu mới nhất năm 2022

Trước đó, năm 2021, Viettel được định giá thương hiệu hơn 6 tỷ USD, đứng thứ 325 thế giới và là thương hiệu viễn thông duy nhất của Đông Nam Á lọt vào bảng xếp hạng. Năm 2020, tại bảng xếp hạng Telecoms 150, Viettel đã vượt qua SK Telecoms – nhà mạng số một Hàn Quốc để đứng thứ hạng thứ 28.

Năm 2018, Viettel quyết định chuyển dịch từ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông trở thành một doanh nghiệp đi đầu trong việc kiến tạo xã hội số. Từ đây, giá trị thương hiệu doanh nghiệp này không ngừng tăng cao. 

Trong năm 2021 vừa qua, Viettel ghi nhận mức doanh thu 274.000 tỷ, tăng trưởng 3.3%; lợi nhuận thu về đạt 40.100 tỷ, tăng trưởng 2.0% so với năm trước đó. Tập đoàn cũng nộp gần 32.000 tỷ đồng vào ngân sách.

Cùng với đó, nguyên quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel - ông Lê Đăng Dũng lọt top 130 trong số 250 CEO hàng đầu thế giới về thương hiệu được Brand Finance công bố. Ông Dũng là lãnh đạo duy nhất đến từ Đông Nam Á góp mặt trong bảng này. 

Theo:
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nhà mặt tiền là gì và những yếu tố quan trọng cần nhớ

Nhà máy nhiệt điện là gì? Ưu nhược điểm của nhà máy nhiệt điện

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Mẫu nhà chữ L cấp 4 - Giải pháp hoàn hảo cho không gian sống tiện nghi

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

22 phút trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

2 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

4 giờ trước

Choáng ngợp với loạt biệt thự “đậm mùi tiền” của các đại gia Quận 7

4 giờ trước

Thanh Hóa chuẩn bị có thêm khu công nghiệp công nghệ cao 353 ha

4 giờ trước