Tình trạng cư trú là gì? Các quy định liên quan đến tình trạng cư trú

Thứ hai, 18/04/2022-00:04
Cư trú là một trong những vấn đề luôn được cơ quan nhà nước quan tâm, bởi thông qua việc đăng ký cư trú của công dân sẽ giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm  quyền thuận lợi cho quá trình quản lý và theo dõi những cá nhân đang sinh sống tại địa phương của mình. Vậy, tình trạng cư trú là gì? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về nội dung nêu trên.

1. Tình trạng cư trú là gì?


Tìm hiểu về tình trạng cư trú
Tìm hiểu về tình trạng cư trú

Để hiểu được thuật ngữ tình trạng cư trú, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khái niệm cư trú là gì?

Theo luật cư trú năm 2020 quy định như sau:

“Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã).”

Đồng thời, tại Điều 11 Luật cư trú 2020 quy định như sau:

“Điều 11. Nơi cư trú của công dân

1. Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú.

2. Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.”

Theo đó, tình trạng cư trú là thuật ngữ được dùng để thể hiện sự hợp pháp để xác định về nơi ở, nơi sinh sống của một cá nhân tại một địa phương nào đó theo quy định pháp luật. Tình trạng cư trú của công dân chỉ được xác nhận là hợp pháp khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hồ sơ chứng thực như sổ đăng ký tạm trú hay sổ hộ khẩu. Tuy nhiên từ 01/07/2021 công dân sẽ được cập nhật thông tin cư trú của mình vào Cơ sở dữ liệu về cư trú thay vì sổ hộ khẩu giấy và sổ tạm trú giấy như trước đây.

2. Một số khái niệm liên quan đến tình trạng cư trú

Khi tìm hiểu về tình trạng cư trú sẽ xuất hiện những khái niệm khác liên quan đến vấn đề này, chúng ta cũng cần hiểu để trong quá trình xác định tình trạng cư trú của mình không phải gặp khó khăn. Sau đây là một số khái niệm liên quan đến tình trạng cư trú:

- Chỗ ở hợp pháp là nơi được dùng để sinh sống, thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của công dân, bao gồm như nhà ở, tàu, thuyền, các phương tiện khác có khả năng di chuyển hoặc chỗ ở khác theo quy định pháp luật.

- Cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp để thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, gồm Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã hoặc công an thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương tại nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.

- Đăng ký cư trú là việc thực hiện thủ tục đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng; thông báo lưu trú và khai báo các thông tin, điều chỉnh thông tin về cư trú.

- Lưu trú là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hay nơi tạm trú trong khoảng thời gian ít hơn 30 ngày.

- Tạm vắng là tình trạng công dân vắng mặt tại nơi cư trú trong một khoảng thời gian nhất định.

- Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú;

- Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ( từ 30 ngày trở lên) ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.

- Nơi ở hiện tại đó là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú mà công dân đang thường xuyên sinh sống; trường hợp không có nơi thường trú hay nơi tạm trú thì nơi ở hiện tại được xác định là nơi công dân đang thực tế sinh sống.

3. Quy định của pháp luật về xác định tình trạng cư trú


Xácđịnh tình trạng cư trú của công dân?
Xácđịnh tình trạng cư trú của công dân?

Tại luật cư trú 2020 quy định nơi cư trú trong các trường hợp cụ thể, bao gồm một số trường hợp sau:

-  Nơi cư trú của công dân

Nơi cư trú của cá nhân được xác định là nơi người đó thường xuyên sinh sống,  bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú.

Với trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định trên thì nơi cư trú của cá nhân được xác định  là nơi người đó đang sinh sống.

- Nơi cư trú của người chưa thành niên

Nơi cư trú của người chưa thành niên đó là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên được xác định là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống; với trường hợp không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì nơi cư trú của người chưa thành niên sẽ là nơi do cha, mẹ đã thỏa thuận; trong trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được thì nơi cư trú của người chưa thành niên sẽ được Tòa án quyết định.

Ngoài ra, người chưa thành niên cũng có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc được pháp luật có quy định.

- Nơi cư trú của người được giám hộ

Nơi cư trú của người được giám hộ chính là nơi cư trú của người giám hộ.

Người được giám hộ cũng có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người giám hộ nếu đã được người giám hộ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

- Nơi cư trú của vợ, chồng

Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi mà vợ, chồng thường xuyên chung sống.

Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật liên quan.

- Nơi cư trú của người học tập, công tác và làm việc trong lực lượng vũ trang

Nơi cư trú của các sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng và sinh viên, học viên của các trường Quân đội nhân dân là nơi đơn vị của người đó đang đóng quân, trừ trường hợp những người này có nơi cư trú khác theo quy định của pháp luật.

Nơi cư trú của sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật hay học sinh, sinh viên, học viên của các trường Công an nhân dân, hạ sĩ quan nghĩa vụ, chiến sĩ nghĩa vụ và công nhân công an là nơi đơn vị của người đó đóng quân, trừ trường hợp những người này có nơi cư trú khác theo quy định của pháp luật.

- Nơi cư trú của người sinh sống và người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển

Nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển (sau đây gọi chung là phương tiện) được xác định là nơi đăng ký phương tiện đó, trừ trường hợp có nơi cư trú khác theo quy định của Pháp luật.

Đối với phương tiện không cần phải đăng ký hoặc có nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ thì nơi cư trú của người sinh sống và người làm nghề lưu động là nơi mà phương tiện đó thường xuyên đậu, đỗ.

- Nơi cư trú của người không có nơi thường trú hay nơi tạm trú

Nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú hoặc nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú được xác định là nơi ở hiện tại của người đó; đối với trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại sẽ được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống. Đồng thời, người không có nơi thường trú hay nơi tạm trú phải khai báo thông tin về cư trú đến cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại.

Lời kết

Việc xác định tình trạng cư trú của cá nhân có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý dân cư của chính quyền địa phương. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin bổ ích và quan trọng đến quý bạn đọc.

Theo:
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nhà mặt tiền là gì và những yếu tố quan trọng cần nhớ

Nhà máy nhiệt điện là gì? Ưu nhược điểm của nhà máy nhiệt điện

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Mẫu nhà chữ L cấp 4 - Giải pháp hoàn hảo cho không gian sống tiện nghi

Tin mới cập nhật