Tập đoàn cao su Việt Nam - Cánh chim đầu đàn của ngành công nghiệp cao su Việt Nam

Thứ hai, 12/04/2022-14:04
Sau hơn 100 năm hình thành và phát triển, ngành cao su hiện nay đang là một trong những ngành sản xuất nông lâm nghiệp giữ vai trò quan trọng của Việt Nam, cả về kinh tế, môi trường và xã hội. Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) là một điểm sáng trong ngành cao su với những bước phát triển vượt bậc.

Đôi nét về Tập đoàn Công nghiệp Cao Su Việt Nam

  • Tên đơn vị: Tập đoàn Công nghiệp Cao Su Việt Nam
  • Tên tiếng anh: Vietnam Rubber Group
  • Tên viết tắt: VRG
  • Trụ sở Công ty tại: Số 236 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Q.3 - TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. 
  • Điện thoại: (848)39325234 
  • Email: vrg@rubbergroup.vn
  • Website chính thức: https://vnrubbergroup.com/

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - Công ty Cổ phần (GVR) được thành lập vào năm 1975. GVR tập trung vào phát triển 5 lĩnh vực kinh doanh chính bao gồm: trồng, chế biến, kinh doanh cao su; sản phẩm công nghiệp cao su; chế biến gỗ; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đầu tư và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp. Ngoài ra, GVR nguồn lực lớn và có thế mạnh về đất đai để phát triển trồng rừng nguyên liệu.


Logo chính thức của Tập đoàn cao su Việt Nam
Logo chính thức của Tập đoàn cao su Việt Nam

Để có được quy mô hoạt động như hiện nay, đó là kết quả của cả một quá trình đầu tư và phát triển liên tục trong nhiều năm. Cùng sự nỗ lực của nhiều thế hệ lãnh đạo và cán bộ công nhân viên tập đoàn VRG. 

Lịch sử hình thành và phát triển

- Ngày 30/10/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 248/2006/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án thí điểm thành lập Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

- Cùng ngày 30/10/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 249/2006/QĐ-TTg Về việc thành lập Công ty mẹ: Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

- Ngày 30/03/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 469/QĐ-TTg về các nội dung trong Điều lệ tổ chức hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

- Ngày 15/11/2018 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chính thức bàn giao Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cho Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp quản lý.


Tập đoàn VRG đã khẳng định được vị thế của mình trong ngành cao su Việt Nam với hơn 30 năm hoạt động
Tập đoàn VRG đã khẳng định được vị thế của mình trong ngành cao su Việt Nam với hơn 30 năm hoạt động

Ngành nghề kinh doanh của Tập đoàn Cao su Việt Nam

Công nghiệp cao su

  • Trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến sản phẩm mủ cao su;
  • Sản xuất và mua bán sản phẩm công nghiệp, cao su, nguyên, phụ liệu của ngành công nghiệp cao su;
  • Trồng rừng và sản xuất, mua bán các sản phẩm từ nguyên liệu mủ cao su và gỗ thành phẩm;

Công nghiệp điện

  • Đầu tư xây dựng, vận hành, khai thác các nhà máy nhiệt điện, thủy điện;
  • Bán điện cho các hộ tiêu dùng và kinh doanh theo quy định của pháp luật;

Nông nghiệp

  • Trồng các loại cây công nghiệp, chế biến nông sản và chăn nuôi gia súc;

Cơ khí - Xây dựng

  • Đúc, cán thép; chế tạo, sửa chữa, lắp ráp các sản phẩm cơ khí và các thiết bị công nghiệp khác;
  • Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng;
  • Kinh doanh bất động sản: thực hiện đối với các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt (không hoạt động dưới hình thức dịch vụ môi giới, định giá, sàn giao dịch bất động sản);

Giáo dục phổ thông: 

  • Giáo dục phổ thông: Đào tạo Bậc trung học;

Dịch vụ khác

  • Quản lý, khai thác cảng biển. Kinh doanh vận tải hàng đường thủy nội địa, đường bộ; dịch vụ giám định thương mại; dịch vụ xếp dỡ hàng hóa và dịch vụ giao nhận hàng hóa; 
  • Kinh doanh các dịch vụ lữ hành trong nội địa và quốc tế. 
  • Kinh doanh các dịch vụ khách sạn và nhà hàng ăn uống. 
  • Đo đạc bản đồ. Hoạt động tư vấn đầu tư, trừ tư vấn về pháp lý, kế toán, tài chính.
  • Xử lý nước thải; Khai thác và cung cấp hệ thống nước sạch.
  • Tư vấn khoa học và công nghệ tin học.

Quy mô và thành tựu hoạt động của Tập đoàn Cao su Việt Nam

Tập đoàn Cao su Việt Nam sau hơn 30 năm hoạt động với quy mô rộng khắp mang lại bước tiến phát triển mạnh mẽ cho ngành cao su Việt Nam.

Quy mô hoạt động

- Tập đoàn cao su Việt Nam hiện đang đầu tư vào 107 công ty con, trong đó có:

  • 67 công ty trồng cao su quản lý diện tích trên 405.000 ha cao su và các loại cây trồng khác 
  • 03 công ty công nghiệp cao su với các sản phẩm như găng tay, bóng thể thao, nệm, gối cao su, băng tải …; 
  • 12 công ty chế biến gỗ với gỗ cao su khoảng hơn 300.000 m3, gỗ MDF trên 950.000 m3; 7 công ty khu công nghiệp với diện tích trên 6.660 ha
  • 08 công ty dịch vụ phục vụ ngành sản xuất chính
  • 22 công ty ngoài ngành chính đang trong quá trình thực hiện thoái vốn.

- Địa bàn hoạt động của Tập đoàn VRG khá rộng: tại 34 tỉnh, thành phố trong nước và tại nước ngoài là Campuchia, Lào. Với tổng diện tích cao su trồng được trong và ngoài nước đạt trên 400.000 ha. 

- Tổng lao động của toàn Tập đoàn là trên 80.000 người với mức thu nhập tương đối ổn định khoảng 6,5 triệu đồng/người/tháng.


Tập đoàn VRG phủ khắp 34 tỉnh thành phố trong cả nước và tại Lào, Campuchia
Tập đoàn VRG phủ khắp 34 tỉnh thành phố trong cả nước và tại Lào, Campuchia

Thành tựu mà Tập đoàn VRG đạt được

Với những nỗ lực của Ban lãnh đạo và CBCNV của Tập đoàn trong suốt thời gian vừa qua, VRG đã và đang đạt được những kết quả nổi bật như: 

- Hoàn thành việc cổ phần hóa với quy mô vốn điều lệ lên đến 40.000 tỷ, gấp 10 lần so với thời điểm Tập đoàn mới thành lập.

- Tạo được thương hiệu và vị thế tốt đối với những sản phẩm thuộc ngành sản xuất chính trong đó: chiếm 30% lượng cao su trên cả nước và 50% thị trường nguyên liệu gỗ cao su, gỗ MDF.

- VRG là công ty có diện tích khu công nghiệp lớn nhất trong cả nước, tạo dựng uy tín tốt đối với các chương trình phát triển cao su ở Campuchia, Lào.

- Tạo công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.

- Góp phần vào việc bảo vệ an ninh chính trị cũng như củng cố quốc phòng ở vùng biên giới.


VRG là công ty có diện tích khu công nghiệp lớn nhất trong cả nước
VRG là công ty có diện tích khu công nghiệp lớn nhất trong cả nước

Mục tiêu phát triển của Tập đoàn VRG trong thời gian tới

- VRG với mục tiêu duy trì ổn định và hướng tới phát triển thành Tập đoàn Kinh tế công nông nghiệp có quy mô lớn mạnh.

- Đa dạng hóa các sản phẩm công nông nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh doanh toàn diện của Tập đoàn.

- Tiếp tục tăng cường và đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong việc sản xuất.

- Áp dụng hiệu quả các giải pháp để tăng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, từ đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

- Nâng cao các hoạt động giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị sản phẩm. Từ đó, tăng dần giá trị các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp trong tổng giá trị sản phẩm của Tập đoàn.

- Tiếp tục triển khai thực hiện các chủ trương tái cơ cấu và đa dạng hóa sở hữu trong Tập đoàn. Thông qua việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giảm tỷ lệ vốn Tập đoàn và tăng tính đại chúng của Công ty. Qua đó nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, góp phần tăng hiệu quả hoạt động doanh nghiệp và tạo nguồn vốn vững chắc để phát triển Tập đoàn.

Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn cao su Việt Nam

Cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam với 06 đơn vị bao gồm:

Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là công ty nhà nước. Được Nhà nước giao đất để tổ chức quản lý và bố trí hợp lý diện tích sản xuất, kinh doanh cao su cho công ty con. Bên cạnh đó, VRG có chức năng đầu tư tài chính vào các đơn vị, doanh nghiệp khác; giữ quyền chi phối các công ty con thông qua quản lý vốn, quỹ đất, thương hiệu, công nghệ, thị trường. Trực tiếp kinh doanh và đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ mà Nhà nước giao phó theo quy định của pháp luật;

Các tổng công ty do Công ty mẹ - Tập đoàn VRG nắm giữ 100% vốn điều lệ

  • Tổng công ty Cao su Đồng Nai.
  • Tổng công ty Công nghiệp cao su.
  • Tổng công ty Cao su Việt Lào.

Công ty con do Công ty mẹ - Tập đoàn VRG nắm giữ 100% vốn điều lệ

  • Công ty Cao su Dầu Tiếng.
  • Công ty TNHH 1TV Tài chính cao su.

Các công ty do Công ty mẹ - Tập đoàn VRG nắm giữ trên 50% vốn điều lệ

  • Công ty CP Cao su Hòa Bình;
  • Công ty CP Đầu tư và Phát triển khu công nghiệp Hố Nai;
  • Công ty CP Sông Côn;
  • Công ty TNHH BOT 741 Bình Dương;
  • Công ty Cao su Bà Rịa;
  • Công ty Cao su Phước Hòa;
  • Công ty Cao su Bình Long;
  • Công ty Cao su Lộc Ninh;
  • Công ty Cao su Đồng Phú;
  • Công ty Cao su Phú Riềng;
  • Công ty CP cao su Lai Châu;
  • Công ty CP cao su Lai Châu 2;
  • Công ty CP cao su Sơn La;
  • Công ty CP cao su Điện Biên;
  • Công ty CP cao su Yên Bái;
  • Công ty CP phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Cao su Việt Nam;
  • Công ty CP cao su Hà Giang;
  • Công ty Cao su Tân Biên;
  • Công ty Cao su Krông Buk;
  • Công ty Cao su Ea H'leo;
  • Công ty Cao su Chư Păh;
  • Công ty Cao su Chư Prông;
  • Công ty Cao su Mang Yang;
  • Công ty Cao su Chư Sê;
  • Công ty Cao su Kon Tum;
  • Công ty Cao su Bình Thuận;
  • Công ty Cao su Quảng Trị;
  • Công ty Cao su Quảng Nam;
  • Công ty Cao su Quảng Ngãi;
  • Công ty Cao su Hà Tĩnh;
  • Công ty Cao su Thanh Hoá;
  • Công ty Cơ khí Cao su;
  • Công ty TNHH một thành viên Cao su Tây Ninh;
  • Công ty CP Đầu tư và Phát triển cao su Nghệ An.

Các công ty do Công ty mẹ - Tập đoàn VRG nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ

  • Công ty CP Kho vận và Dịch vụ hàng hoá;
  • Công ty CP Cao Su Kỹ thuật Đồng Phú (DORUFOAM);
  • Công ty CP Kỹ thuật Xây dựng cơ bản và Địa ốc cao su;
  • Công ty CP Đầu tư Xây dựng cao su;
  • Công ty CP Xây dựng và Tư vấn đầu tư;
  • Công ty CP Dịch vụ Thương mại và Du lịch cao su;
  • Công ty CP Fico ciment Tây Ninh;
  • Công ty CP Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên;
  • Công ty CP Đầu tư và Xây dựng cầu Hàn;
  • Công ty CP Đầu tư Phát triển đô thị & Khu công nghiệp Geruco;
  • Công ty CP Thống Nhất;
  • Công ty CP Thuỷ điện Cửa Đạt;
  • Công ty TNHH BOT Cơ sở hạ tầng Đồng Tháp.
  • Xí nghiệp Liên doanh Visorutex.

Các đơn vị sự nghiệp

Đây là đơn vị có thu do Công ty mẹ - Tập đoàn Cao su Việt Nam giữ 100% vốn:

  • Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam.
  • Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su
  • Trung tâm Y tế Cao su
  • Tạp chí Cao su Việt Nam.
  • Công đoàn Cao su Việt Nam

Tập đoàn Cao su Việt Nam với cơ cấu 6 đơn vị
Tập đoàn Cao su Việt Nam với cơ cấu 6 đơn vị

Lời kết

Với những dấu ấn đã đạt được trong suốt dòng thời gian, Tập đoàn cao su Việt Nam (VRG) hứa hẹn sẽ còn có những bước tiến vượt bậc ngày càng mạnh mẽ. Sẽ là cánh chim đầu đàn cho ngành công nghiệp cao su Việt Nam ở hiện tại và cả tương lai. Từ đó, đưa vị thế ngành Cao su Việt Nam vươn lên tầm cao mới, góp phần phát triển kinh tế đất nước ngày càng lớn mạnh.

 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Mẫu nhà chữ L cấp 4 - Giải pháp hoàn hảo cho không gian sống tiện nghi

Những mẫu nhà mái ngói 2 tầng đơn giản mà “đẹp không tưởng”

Chọn lọc 30+ mẫu nhà chòi đơn giản, ấn tượng không nên bỏ qua

Tin mới cập nhật

TS. Cấn Văn Lực: Thị trường Fintech cần được thay đổi về cách tiếp cận

11 phút trước

Nỗ lực đẩy nhanh nâng hạng thị trường chứng khoán

1 giờ trước

Kinh nghiệm xây dựng những mẫu nhà cấp 4 khung thép cực đẹp

2 giờ trước

Hướng nằm ngủ kiêng kỵ là gì? Cách kê giường ngủ đúng hướng tài lộc, tốt cho sức khỏe

4 giờ trước

Cách các ngân hàng số thu hút khách hàng mà không cần mở chi nhánh

4 giờ trước