Phí trả nợ trước hạn là gì? Tại sao trả nợ trước hạn bị phạt?

Thứ năm, 12/05/2022-11:05
Trong vay tín chấp, khách hàng luôn cố gắng trả nợ đúng hạn, đúng quy trình để không bị phạt tiền. Tuy nhiên, có nhiều khách hàng muốn kết thúc nợ sớm nên sẽ chọn cách trả nợ trước hạn. Nhưng phí trả nợ trước hạn là vấn đề khiến nhiều khách hàng đắn đo và tại sao trả nợ sớm hơn quy định lại bị tính phí phạt.

Phí trả nợ trước hạn là gì?


Tìm hiểu về phí trả nợ trước hạn
Tìm hiểu về phí trả nợ trước hạn

Phí trả nợ trước hạn là một khoản tiền phạt của ngân hàng áp dụng đối với người đi vay khi muốn hoàn tất trả khoản vay gốc ngay tại một thời điểm, sớm hơn so với thời hạn đã được ghi trong hợp đồng tín dụng của mình và ngân hàng.

Mức phí này đã được thỏa thuận khi vay vốn và được thể hiện rõ ràng trong hợp đồng vay. Tuỳ vào thời điểm trả nợ cùng hình thức vay với ngân hàng và tổ chức tài chính mà sẽ có cách tính phí khác nhau.

Phí phạt trả nợ trước hạn của các ngân hàng dao động từ 1 – 5% tùy thời gian tất toán và hình thức vay.

Tại sao trả nợ trước hạn bị phạt?

Ngân hàng thu phí trả nợ trước hạn là biện pháp cần thiết và phù hợp với thực tế kinh tế của thị trường. Bởi vì khi các ngân hàng thực hiện một hợp đồng vay vốn, buộc họ cần phải cân đối nguồn vốn huy động của mình cả về lãi suất và kỳ hạn nhằm để đáp ứng yêu cầu của khoản vay.

Trong thời hạn cho vay theo hợp đồng tín dụng đã được ký với khách hàng, ngân hàng vẫn cần phải trả lãi cho các nguồn vốn mà họ đã huy động. Để bù đắp những khoản chi phí phát sinh, các rủi ro về lãi suất, cũng như cân đối nguồn vốn, các ngân hàng buộc phải thu phí khi khách hàng khi tất toán trước hạn.

Ngoài việc thu phí trả nợ trước hạn thì các tổ chức tài chính còn có nhiều khoản phí phạt khác như trả nợ quá hạn, lãi trả chậm hay thu hồi khoản lãi suất ưu đãi trả nợ trước hạn.

Cách để tính phí trả nợ trước hạn như thế nào?


Cách tính phí trả nợ trước hạn
Cách tính phí trả nợ trước hạn

Ngân hàng sẽ căn cứ vào quy định cùng những điều khoản trong hợp đồng để tính mức phí trả nợ trước hạn cho khách hàng. Thông thường, mức phí này được dao động từ 1 -5% trên tổng giá trị tiền trả lại trước hạn của người vay.

Hầu hết các ngân hàng đều áp dụng công thức để tính khoản phí này.

Công thức chung là:

Phí trả nợ trước hạn = Tỷ lệ phí trả nợ trước hạn x Số tiền trả trước

Trong đó:

Tỷ lệ phí trả nợ trước hạn là tỷ lệ % đã được thỏa thuận khi ký kết hợp đồng vay.

Số tiền trả trước: Là số tiền vay còn lại và là số tiền tại thời thời điểm trả nợ mà người vay trả.

Ví dụ: Bạn vay 100 triệu đồng, thời hạn vay là 3 năm, phí trả nợ trước hạn ký kết là 3%. Bạn muốn trả nợ trước hạn là 20 triệu đồng.

Phí trả nợ trước hạn = 0,03 x 20 triệu đồng =  600.000 đồng.

Nghĩa là, khi có nhu cầu trả tiền lại trước cho khoản vay 100 triệu bạn sẽ cần phải nộp 20 triệu cùng với 600.000 đồng.

Quy định về thỏa thuận trả nợ trước hạn 

Căn cứ theo Điều 470 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay có kỳ hạn như sau:

“Điều 470. Thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn
 
1. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.
 
2. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

Thực tế, khi khách hàng có nhu cầu tất toán khoản vay trước thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng thì cần thông báo với bên cho vay. Đồng thời thanh toán thêm khoản phí phạt trước hạn (phí trả nợ trước hạn sẽ được quy định trong hợp đồng). 

Nếu hai bên đều chấp nhận, việc kết thúc hợp đồng sớm sẽ được thực hiện.

Phí trả nợ trước hạn của một số ngân hàng

Tại Việt Nam có hơn 50 ngân hàng hoạt động tại các tỉnh và thành phố. Vì vậy mức phí phạt trả nợ trước hạn của các ngân hàng cũng sẽ khác nhau, mỗi ngân hàng sẽ có mức phí phạt riêng và điều khoản không giống nhau.

Thông thường các khoản phạt nợ trước hạn được các ngân hàng áp dụng ở mức từ 1-5% trên tổng số tiền trả nợ trước hạn. Tuy nhiên cũng có một số ngân hàng áp dụng theo công thức khác khiến cho số tiền mà khách hàng cần phải nộp phạt khá lớn.

Sau đây là phí phạt trả nợ trước hạn của một số ngân hàng tiêu biểu. Bạn có thể tham khảo để nắm rõ hơn trước khi tất toán khoản vay của mình.

Phí phạt trả nợ trước hạn ngân hàng Vietcombank

Phí trả nợ gốc trước hạn ngân hàng Vietcombank:

+ Năm đầu tiên: 1,5% số tiền nợ gốc trả trước hạn.

+ Năm thứ 2 - năm thứ 3: 1% số tiền nợ gốc trả trước hạn.

+ Năm thứ 4 - năm thứ 5: 0,5% số tiền nợ gốc trả trước hạn.

+ Từ năm thứ 6 khách hàng sẽ không cần phải nộp phí phạt trước hạn.

Ngân hàng Agribank

Hiện nay ngân hàng Agribank là ngân hàng áp dụng đồng thời 2 chính sách:

+ Hầu hết đều miễn phí phí này đối với tất cả các khoản vay.

+ Chỉ có khoản vay theo chương trình ưu đãi lãi suất thì mới phải áp dụng phí trả nợ trước hạn với tỷ lệ là 1-2%.

Phí phạt trả trước hạn ngân hàng Sacombank

Ngân hàng Sacombank có mức lãi suất vay cá nhân trung bình là 10.5%/năm trong năm đầu, từ năm thứ 2 trở đi lãi suất bình quân 11.5%/năm, có phí phạt trả nợ trước hạn bình quân là 3% trên số tiền trả trước hạn.

Mức phí phạt trả nợ trước hạn Techcombank

Các khoản vay đã được giải ngân trước ngày 23/6/2014 (trừ những khoản vay cho vay hỗ trợ kinh doanh – hạn mức tín dụng quay vòng và vay cầm cố sổ tiết kiệm) và các khoản vay giải ngân từ ngày 23/6/2014 (trừ khoản vay hộ kinh doanh (vay món), vay cầm cầm cố sổ tiết kiệm).

+ Trả nợ trước hạn trong năm đầu tiên 3% số tiền trả trước hạn.

+ Trả nợ trước hạn trong năm thứ hai là 3% số tiền trả trước hạn.

+ Trả nợ trước hạn từ năm thứ ba là 2% số tiền trả trước hạn.

Các khoản vay hỗ trợ kinh doanh (vay món)

+ Trả nợ trước hạn trong năm đầu là 3% số tiền trả trước hạn.

+ Trả nợ trước hạn trong năm thứ hai là 2% số tiền trả trước hạn.

+ Trả nợ trước hạn từ năm thứ ba là 1% số tiền trả trước hạn.

Phí phạt trước hạn ngân hàng VPBank

Mức phí phạt trả nợ trước hạn được ngân hàng VPBank áp dụng trong từng trường hợp cụ thể đó là:

+ 1 năm trở lại: 3% x Số tiền trả nợ trước hạn.

+ Từ trên 1 năm - 2 năm: 2% x Số tiền trả nợ trước hạn.

+ Từ trên 2 năm - 3 năm: 1% x Số tiền trả nợ trước hạn.

+ Từ trên 3 năm - 4 năm: 0,5 % x Số tiền trả nợ trước hạn.

+ Từ trên 4 năm trở đi hoặc thời gian vay thực tế đã đạt 70% thời gian vay theo Hợp đồng tín dụng trở lên: Miễn phí; Số tiền phí trả nợ trước hạn cho mỗi lần tối thiểu sẽ là 500.000 đồng; (Một năm được hiểu là có 365 ngày).

Tuy việc trả nợ trước hạn sẽ khiến bạn bị phạt một khoản tiền nhưng tốt nhất khi có đủ điều kiện hãy nên thanh toán càng sớm càng tốt khoản vay của mình tại ngân hàng.

Ngoài ra, để tránh những rắc rối có thể xảy ra, các chuyên gia khuyên rằng người đi vay trước khi ký kết hợp đồng cần phải đọc kỹ mọi điều khoản trong đó, đặc biệt cần phải lưu ý đến các loại phí như: phí tất toán trước hạn, phí nợ quá hạn và phí thanh toán trễ, v.v…

Lời kết

Trên đây là các thông tin liên quan đến phí trả nợ trước hạn. Nếu bạn là người đi vay thì đừng quên tìm hiểu các thông tin này để đảm bảo quyền lợi vay và trả nợ của mình.

Theo:
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nhà mặt tiền là gì và những yếu tố quan trọng cần nhớ

Nhà máy nhiệt điện là gì? Ưu nhược điểm của nhà máy nhiệt điện

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Mẫu nhà chữ L cấp 4 - Giải pháp hoàn hảo cho không gian sống tiện nghi