Nhựa Bình Minh: Một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành nhựa Việt Nam

Thứ ba, 01/06/2022-14:06
Sau hơn 44 năm có mặt trên thị trường, bằng sự phấn đấu không ngừng nghỉ, Nhựa Bình Minh đã vươn lên nằm trong một trong những đơn vị hàng đầu của ngành nhựa Việt Nam

Giới thiệu về Nhựa Bình Minh

Nhựa Bình Minh tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh, tên Tiếng Anh là Binh Minh Plastics Joint Stock Company và viết tắt là BM PLASCO (Mã chứng khoán: BMP). Vào năm 1977, Công ty Nhựa Kiều Tinh được sáp nhập với Công ty Ống nhựa Hóa Học Việt Nam và lấy tên là Nhà máy Công ty hợp doanh Nhựa Bình Minh trực thuộc của Tổng Công ty Công nghệ phẩm - Bộ Công nghiệp nhẹ. Đến năm 1994, Nhà máy được đổi tên thành Công ty nhựa Bình Minh. và vào ngày 2/1/2004, Công ty chính thức được cổ phần hóa và lấy tên là Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh. Ngày 11/7/2006, Công ty niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán Việt Nam. 

Sau hơn 44 năm có mặt trên thị trường, bằng sự phấn đấu không ngừng nghỉ, Nhựa Bình Minh đã vươn lên nằm trong một trong những đơn vị hàng đầu của ngành nhựa Việt Nam. Những sản phẩm của Nhựa Bình Minh được đánh giá đã đạt tiêu chuẩn quốc gia cũng như quốc tế. Hiện tại, Công ty có hệ thống máy móc và trang thiết bị công nghệ tiên tiến tại 4 nhà máy đóng tại các tỉnh: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, Hưng Yên với công suất mỗi năm đạt 150.000 tấn. Bên cạnh đó, Công ty còn sở hữu hệ thống 1.800 cửa hàng trải đều trên cả nước nhằm đảm bảo có thể cung ứng sản phẩm, hàng hóa một cách nhanh chóng đến với khách hàng, đối tác. Theo thống kê thì Nhựa Bình Minh chiếm khoảng 43% thị phần ống nhựa, phụ tùng tại khu vực Miền Nam và 5% tại khu vực Miền Bắc và thị phần ống nhựa trong cả nước là 28%. Theo báo cáo hàng năm cho thấy Công ty luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh doanh đặt ra. Đặc biệt vào năm 2019 thì doanh thu thuần của Công ty đạt hơn 4.337 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt gần 423 tỷ đồng. 


Nhựa Bình Minh tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh
Nhựa Bình Minh tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh

Quá trình hình thành và phát triển của Nhựa Bình Minh

Năm 1977: Công ty Nhựa Kiều Tinh được sáp nhập với Công ty Ống nhựa Hóa Học Việt Nam và lấy tên là Nhà máy Công ty hợp doanh Nhựa Bình Minh

Năm 1986: Quỹ Nhi đồng Unicef của Liên Hợp Quốc Tổ chọn Nhựa Bình Minh làm đối tác chính thức chuyên sản xuất và cung ứng ống nhựa uPVC nhằm phục vụ cho chương trình nước sạch nông thôn tại Việt Nam. Cũng trong năm nay, Công ty chính thức đổi tên thành Xí nghiệp Khoa học sản xuất Nhựa Bình Minh trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ. 

Năm 1990: Nhựa Bình Minh tiến hành đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu, thương hiệu và logo tại Việt Nam. 

Năm 1994: Công ty lại tiếp tục đổi tên thành Công ty Nhựa Bình Minh trực thuộc của Bộ Công nghiệp nhẹ

Năm 1999: Nhựa Bình Minh tiến hành khánh thành Nhà máy 2 tại Bình Dương

Năm 2000: Nhựa Bình Minh được cấp chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.

Năm 2002: Nhựa Bình Minh tung ra thị trường sản phẩm ống HDPE trơn, ống PE gân thành đôi. 

Năm 2004: Nhựa Bình Minh chuyển đổi mô hình sang Công ty Cổ phần với tên gọi là Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh.

Năm 2006: Nhựa Bình Minh chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE với mã chứng khoán là BMP. 

Ngày 21/12/2007: Nhựa Bình Minh tiến hành thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Nhựa Bình Minh Miền Bắc



Sau hơn 44 năm có mặt trên thị trường, bằng sự phấn đấu không ngừng nghỉ, Nhựa Bình Minh đã vươn lên nằm trong một trong những đơn vị hàng đầu của ngành nhựa Việt Nam
Sau hơn 44 năm có mặt trên thị trường, bằng sự phấn đấu không ngừng nghỉ, Nhựa Bình Minh đã vươn lên nằm trong một trong những đơn vị hàng đầu của ngành nhựa Việt Nam

Năm 2008: Nhựa Bình Minh tiến hành thương vụ M&A khi mua lại 29% cổ phần của Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng. 

Năm 2009: Nhựa Bình Minh tung ra thị trường sản phẩm ống PP-R chịu được nhiệt.

Năm 2010: Công ty tiến hành xây dựng nhà máy Bình Minh Long An tại Khu Công nghiệp Vĩnh Lộc 2 - Bến Lức - Long An. 

Năm 2012: Nhựa Bình Minh cho áp dụng Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 đồng thời triển khai dự án công nghệ thông tin Hoạch định tổng thể nguồn lực doanh nghiệp. 

Năm 2014: Công ty bắt đầu khởi công xây dựng nhà máy mới tại Long An

Ngày 18/11/2015: Nhựa Bình Minh cho khánh thành Nhà máy Bình Minh Long An và triển khai thành công 5 phân hệ Hoạch định tổng thể nguồn lực doanh nghiệp tại Công ty và các đơn vị thành viên. 

Năm 2016: Nhựa Bình Minh tiến hành khởi công xây dựng Nhà máy Bình Minh Long An  giai đoạn II. 

Năm 2017: Công ty Nhựa Bình Minh đã hoàn thành quy hoạch tổng thể tổ hợp Nhựa Bình Minh Long An đồng thời khánh thành Nhà máy Nhựa Bình Minh Long An ở giai đoạn 2.

Năm 2018: Nhựa Bình Minh chính thức trở thành Đơn vị thành viên của Tập đoàn SCG Thailand

Năm 2019: Nhựa Bình Minh tiến hành triển khai tái cấu trúc tổ chức Công ty cũng như hệ thống phân phối theo hướng năng động, phù hợp với môi trường cạnh tranh trên thị trường. 

Ban lãnh đạo của Nhựa Bình Minh

Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Sakchai Patiparn Preecha Vud    

Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc: Ông Nguyễn Hoàng Ngân

Thành viên Hội đồng quản trị: Ông Poramate Lan Roongroj, Ông Chaowalit Treejak

Thành viên Hội đồng quản trị độc lập: Ông Phan Khắc Long

Phó Tổng giám đốc kinh doanh: Ông Nguyễn Thanh Hải

Phó Tổng giám đốc Kỹ thuật: Ông Nguyễn Thanh Quan

Phó Tổng giám đốc: Ông Chaowalit Treejak

Những giải thưởng Nhựa Bình Minh đạt được 

10 năm liền nhận được giải thưởng Thương hiệu quốc gia

Giải thưởng Sao Vàng đất Việt

Nhận được danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn

Được vinh danh trong TOP 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 

Nhận được giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương

Giải thưởng dành cho những Công ty Việt Nam hoạt động có hiệu quả nhất

Bên cạnh đó, Công ty Còn nhận được: Huân Chương lao động và Huân chương độc lập. 

Những Dự án mà Nhựa Bình Minh đã từng triển khai

Dự án Hạ tầng của Khu kinh tế Dung Quất

Dự án Khu đô thị Sala

Dự án Sân bay Quốc tế ở Phú Quốc

Dự án Khí điện đạm tại Cà Mau

Dự án Hầm đường bộ: Đèo Cả, Hải Vân, Thủ Thiêm


Những sản phẩm của Nhựa Bình Minh được đánh giá đã đạt tiêu chuẩn quốc gia cũng như quốc tế
Những sản phẩm của Nhựa Bình Minh được đánh giá đã đạt tiêu chuẩn quốc gia cũng như quốc tế

Năm 2021: Nhựa Bình Minh “căng sức” vì giá nguyên liệu đầu vào

Trong bối cảnh thị trường có sức ép cạnh tranh lớn khiến cho giá các nguyên vật liệu nhựa đầu vào tăng cao đã khiến cho Nhựa Bình Minh gặp khó khăn về bài toán lợi nhuận. Nhựa Bình Minh được đánh giá là doanh nghiệp nhựa lớn nhất tại Việt Nam chuyên về sản xuất ông cũng như phụ tùng ống nhựa các loại. Có thể thấy được rằng Công ty có điểm mạnh chính là quy mô sản xuất lớn và thương hiệu được nhận diện tốt. Đây chính là lợi thế của Nhựa Bình minh trong việc cạnh tranh với các đối thủ trong ngành. Vào tháng 12/2020, Công ty Nhựa Bình Minh được Forbes Việt Nam xếp vào danh sách Top 50 Thương hiệu dẫn đầu với giá trị đạt tương đương 20,9 triệu USD. 

Ngoài ra, Nhựa Bình Minh còn đang sở hữu cơ cấu tài chính mạnh cụ thể nợ vay chỉ chiếm 2,8% trong cơ cấu vốn tính đến cuối năm 2020 trong khi đó nguồn lực dự trữ so với số tiền và tương đương đạt 1.406 tỷ đồng đồng thời chiếm 46,5% tổng tài sản. 

Chính điểm mạnh về tài chính đã giúp cho Nhựa Bình minh có được chính sách chi trả cổ tức cho cổ đông bằng tiền mặt khá ổn định. Theo báo cáo, tại đại hội cổ đông năm 2021, Hội đồng quản trị của Nhựa Bình Minh đã trình phương án dùng 99% tổn lợi nhuận của năm 2020 để chia cổ tức cho các cổ đông, số cổ tức ước tương đương đến 63,2% tính theo mệnh giá. 


Năm 2021, Nhựa Bình Minh “căng sức” vì giá nguyên liệu đầu vào
Năm 2021, Nhựa Bình Minh “căng sức” vì giá nguyên liệu đầu vào

Tuy vậy nhưng Nhựa Bình Minh cũng đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức và lớn nhất phải kể đến là sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt của các đối thủ trong ngành như: Hoa Sen, Tân Á Đại Thành, Phúc Hà. 

Đứng trước sức ép cạnh tranh đó và song song với việc cơ cấu lại hệ thống phân phối để có thể kinh doanh hiệu quả hơn thì Nhựa Bình Minh đã phải chấp nhận việc giảm bớt lợi nhuận để có thể giữ được thị phần thông qua hình thức tăng tỷ lệ chiết khấu đối với các đại lý và tăng chi phí bán hàng. 

Riêng trong năm 2020, Nhựa Bình Minh ghi nhận chi phí tăng 79,6% so với năm trước và vượt xa mức tăng trưởng về doanh thu trong đó có chi phí bán hàng của hệ thống phân phối là tăng 2,22 lần. 

Ông Nguyễn Hoàng Ngân - Tổng Giám đốc của Nhựa Bình Minh cho biết: “Giá bột PVC hiện tại đã tăng 1,9 lần so với mức giá bình quân của năm 2020 và đã tăng 2,8 lần so với mức giá thấp nhất năm 2020. Đây chính là thách thức cực kỳ lớn của Nhựa Bình Minh khi giá nguyên liệu chiếm khoảng 60 - 70% giá thành công ty”. Và không riêng gì giá nguyên liệu tăng mà nguồn cung cũng bị hạn chế do sự ảnh hưởng của việc chuỗi cung ứng đứt gãy nặng nề. 

Tính từ đầu năm đến nay, Nhựa Bình Minh đã tiến hành tăng giá bán 14% và thấp nhất trong các nhà sản xuất trên thị trường hiện này nhưng vẫn không bù đắp được giá nguyên liệu. 

Trong năm 2021, Nhựa Bình Minh đặt mục tiêu doanh thu tăng 11% ước đạt 5.200 tỷ đồng so với năm 2020. Lợi nhuận sau thuế của công ty đi ngang với mức là 532 tỷ đồng và tỷ lệ chia cổ tức tối thiểu ở mức 50% lợi nhuận sau thuế. Theo báo cáo thì kết thúc quý 1/2021, Nhựa Bình Minh mới chỉ hoàn thành được 22% mục tiêu về doanh thu còn về mục tiêu lợi nhuận hoàn thành được 16%.

Năm 2021, lợi nhuận của Nhựa Bình Minh (BMP) xuống thấp nhất kể từ năm 2008

Mới đây, Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (mã CK: BMP) đã công bố báo cáo tài chính quý 4/2021 cùng lũy kế cả năm 2021. Cụ thể, trong quý 4, doanh thu thuần ghi nhận 1.420 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 9%, chi phí giá vốn bán hàng ghi nhận tăng hơn mức tăng của  doanh thu nên lãi gộp đạt  282 tỷ đồng, so với quý 4/2020 giảm nhẹ. Cũng trong kỳ, Nhựa Bình Minh có 13,6 tỷ đồng doanh thu tài chính dù cho chi phí quản lý doanh nghiệp có tăng đáng kể từ 3,5 tỷ đồng lên 28 tỷ đồng nhưng bù lại chi phí bán hàng cũng giảm được 48 tỷ đồng. Kết quả lợi nhuận sau thuế của Nhựa Bình minh đạt 114 tỷ đồng, so với quý 4/2020 tăng nhẹ 3%. 


Lợi nhuận của Nhựa Bình Minh (BMP) xuống thấp nhất kể từ năm 2008
Lợi nhuận của Nhựa Bình Minh (BMP) xuống thấp nhất kể từ năm 2008

Luỹ kế của cả năm 2021, doanh thu thuần ghi nhận 4.553 tỷ đồng, so với cùng kỳ giảm 3%. Do khoản lỗ trong quý 3 mà lợi nhuận sau thuế của cả năm đạt 214 tỷ đồng, so với năm 2020 giảm 59%, EPS đạt 2.618 đồng. Như thế, đây được xem là mức lợi nhuận thấp nhất của BMP kể từ năm 2008 đến nay.

Theo ghi nhận, trong năm 2021 doanh nghiệp này đã dự kiến đạt doanh thu 5.200 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 523 tỷ đồng. Kết quả, kết thúc năm 2021, Nhựa Bình Minh chỉ mới hoàn thành được 88% kế hoạch doanh thu nhưng mới chỉ hoàn thành được 41% kế hoạch về lợi nhuận.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Mẫu nhà chữ L cấp 4 - Giải pháp hoàn hảo cho không gian sống tiện nghi

Những mẫu nhà mái ngói 2 tầng đơn giản mà “đẹp không tưởng”

Chọn lọc 30+ mẫu nhà chòi đơn giản, ấn tượng không nên bỏ qua

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

2 giờ trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

3 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

3 giờ trước

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

3 giờ trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

4 giờ trước