Ngân hàng TMCP Quốc Dân - NCB: Vị thế của một trong những ngân hàng thương mại bán lẻ hàng đầu Việt Nam

Thứ sáu, 01/07/2022-00:07
Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng NCB đã từng bước khẳng định được dấu ấn trong lòng khách hàng, trở thành một trong những sự lựa chọn tin cậy của đông đảo người dân Việt Nam.

Giới thiệu về Ngân hàng NCB

Ngân hàng TMCP Quốc Dân - NCB (mã chứng khoán: NVB) được thành lập từ năm 1995 dưới tên gọi là Ngân hàng Sông Kiên, theo giấy phép ngày 18/09/1995 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Từ một ngân hàng nông thôn, sau quá trình phát triển NCB đã chuyển đổi quy mô trở thành một ngân hàng đô thị, đổi tên thành Ngân hàng TMCP Nam Việt - Navibank. Đến năm 2014, ngân hàng chính thức đổi tên một lần nữa trở thành Ngân hàng TMCP Quốc Dân - NCB. Ngân hàng có trụ sở chính đặt tại Hà Nội với địa chỉ 28C - 28D Bà Triệu, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Với mong muốn đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường và giúp duy trì vị thế của mình trong môi trường có tính cạnh tranh khốc liệt. Từ đầu năm 2013, NCB đã bắt đầu tiến hành tái cấu trúc hệ thống, hoàn thiện các dịch vụ tài chính với định hướng phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng thương mại bán lẻ hiệu quả nhất. 


Ngân hàng TMCP Quốc Dân - NCB (mã chứng khoán: NVB) được thành lập từ năm 1995 dưới tên gọi là Ngân hàng Sông Kiên
Ngân hàng TMCP Quốc Dân - NCB (mã chứng khoán: NVB) được thành lập từ năm 1995 dưới tên gọi là Ngân hàng Sông Kiên

Để đạt được mục tiêu đó, NCB đã tập trung tài lực và vật lực của mình vào những yếu tố cốt lõi như: thay đổi cơ cấu tổ chức nhằm tách bạch các khối kinh doanh với các khối quản trị và hỗ trợ, cải tiến các quy trình, đào tạo và không ngừng nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên, chú trọng đến việc quản trị rủi ro,… Một số ngành nghề kinh doanh của NCB có thể kể đến như: Huy động vốn, vay vốn, tiếp nhận vốn, hùn vốn liên doanh, dịch vụ thanh toán,...

Sau chặng đường gần 30 năm không ngừng đổi mới phát triển, với nhịp độ tăng trưởng ổn định, an toàn, ngân hàng NCB đã và đang từng bước tạo được niềm tin đối với các nhà đầu tư, khách hàng và đối tác. Trở thành một trong những sự lựa chọn đáng tin cậy của đông đảo người dân Việt Nam.  


 
 

Ban lãnh đạo của NCB

Chủ tịch Hội đồng quản trị: Bà Bùi Thị Thanh Hương.

Phó Chủ tịch thường trực HĐQT: Ông Nguyễn Tiến Dũng.

Thành viên HĐQT: Bà Trương Lệ Hiền (thành viên thường trực), bà Hoàng Thu Trang, bà Trịnh Thanh Mai (thành viên độc lập).

Phó Tổng giám đốc thường trực: Ông Nguyễn Đình Tuấn

Phó Tổng giám đốc: Bà Dương Thị Lệ Hà, bà Lê Kim Chi, bà Hoàng Thu Trang, bà Nguyễn Thị Thùy Dương (kiêm Giám đốc AMC)

Kế toán trưởng: Bà Đỗ Thị Thanh Hường.


Chủ tịch Hội đồng quản trị: Bà Bùi Thị Thanh Hương
Chủ tịch Hội đồng quản trị: Bà Bùi Thị Thanh Hương

Chiến lược kinh doanh của NCB

Chuẩn hóa: Tái cấu trúc thành công các yếu tố: Hoàn thiện mô hình kinh doanh, tăng cường quản trị rủi ro, phát triển hệ thống sản phẩm dịch vụ đa dạng, nâng cao trình độ đội ngũ nhân sự và văn hóa doanh nghiệp, tích cực xử lý nợ xấu tồn đọng trước đây.

Dẫn đầu: Trở thành Ngân hàng TOP 5 về Bán lẻ và Hoạt động hiệu quả, thực hiện chuyển đổi thành công mô hình Ngân hàng số, áp dụng các ứng dụng công nghệ cho vay tốc độ đối với KH Bán lẻ/SME. Đạt mục tiêu 3 triệu khách hàng, nâng cao lợi nhuận từ dịch vụ và bán chéo sản phẩm.

Tăng tốc: Tăng cường mối quan hệ với các Khách hàng, và Hệ sinh thái của khách hàng, phát triển sáng tạo trên nền tảng số hóa, đẩy mạnh hợp tác với các đối tác chiến lược và nâng cao năng lực vốn, tài chính và khả năng cho vay


Chiến lược kinh doanh của NCB
Chiến lược kinh doanh của NCB

Một số thành tựu mà NCB đã đạt được trong quá trình phát triển

Với tốc độ phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, NCB đã từng bước ghi đậm dấu ấn trong lòng khách hàng. Về mạng lưới giao dịch, ngân hàng đã có tới hơn 100 chi nhánh, phòng giao dịch trên cả nước, cung cấp tới khách hàng đa dạng nhiều sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng. Đồng thời NCB cũng vinh dự được các tổ chức uy tín trong và ngoài nước trao tặng các giải thưởng lớn 

Năm 2018: NCB vinh dự nhận được nhiều giải thưởng có thể kể đến như Giải thưởng thương hiệu mạnh, Giải thưởng nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam, Ngân hàng vì cộng đồng tốt nhất Việt Nam 2018, có mặt trong Top 50 nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam 2018 va Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng mạnh nhất Việt Nam 2018.

Năm 2019: NCB được trao tặng giải thưởng Ngân hàng sáng tạo nhất dành cho phụ nữ Việt Nam - Hạng mục thẻ visa dành cho phái đẹp. Cũng trong năm này, NCB còn được nhận thêm giải Ngân hàng có ứng dụng di động tốt nhất Việt Nam 2019.

Năm 2020: NCB tự hào là Ngân hàng bán lẻ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam, Ngân hàng quan hệ với nhà đầu tư tốt nhất Việt Nam và giải thưởng Môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam 2020. 


Một số thành tựu mà NCB đã đạt được trong quá trình phát triển
Một số thành tựu mà NCB đã đạt được trong quá trình phát triển

Hoạt động kinh doanh của NCB tiếp tục ổn định, vững vàng vượt qua đại dịch

Mới đây, Ngân hàng TMCP Quốc Dân đã công bố báo cáo tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất quý 1.

Theo đó, tính đến ngày 31-3-2022, tổng tài sản NCB tăng nhẹ so với cuối năm 2021, lên mức gần 74.000 tỷ đồng.

Trong quý 1, với chiến lược kinh doanh linh hoạt, tổng thu nhập thuần ngoài lãi của NCB tăng trưởng tốt. Mức tăng trưởng thông qua các hoạt động như Bancassurance, thu phí dịch vụ và đặc biệt thông qua các sản phẩm, dịch vụ tài chính thực hiện trên nền tảng công nghệ số hiện đại, tiêu biểu là ứng dụng ngân hàng số NCB iziMobile.


Tính đến ngày 31-3-2022, tổng tài sản NCB tăng nhẹ so với cuối năm 2021, lên mức gần 74.000 tỷ đồng.
Tính đến ngày 31-3-2022, tổng tài sản NCB tăng nhẹ so với cuối năm 2021, lên mức gần 74.000 tỷ đồng.

Trong đó, thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng gần 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, lãi từ đầu tư trái phiếu Chính phủ cũng tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ. Thu nhập từ các hoạt động khác cũng tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ. Song song với việc thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, hoạt động thu hồi - xử lý nợ đạt kết quả tốt…

Đại diện lãnh đạo NCB cho biết, ngân hàng hiện đang đẩy mạnh tái cơ cấu. Trong năm 2021 và quý 1/2022, NCB đã dùng một phần lợi nhuận để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ảnh hưởng COVID-19 và các khoản xử lý theo đề án tái cấu trúc.

Trong những năm gần đây, ngân hàng NCB tiến hành đầu tư mạnh mẽ cho hiện đại hóa ngân hàng và chuyển đổi số toàn diện với mục tiêu nâng cao trải nghiệm cho khách hàng, cũng như đẩy mạnh số hóa các dịch vụ qua đó góp phần tăng trưởng mạnh nguồn tiền ký gửi không kỳ hạn (CASA).


Trong những năm gần đây, ngân hàng NCB tiến hành đầu tư mạnh mẽ cho hiện đại hóa ngân hàng và chuyển đổi số toàn diện
Trong những năm gần đây, ngân hàng NCB tiến hành đầu tư mạnh mẽ cho hiện đại hóa ngân hàng và chuyển đổi số toàn diện

Đến nay, ngân hàng đã lần lượt triển khai thành công nhiều sản phẩm số như việc triển khai dịch vụ định danh điện tử (eKYC); triển khai phương thức thanh toán trực tuyến bằng mã VietQR trên Cổng dịch vụ công quốc gia…

Các dịch vụ của NCB cho phép khách hàng thực hiện qua hình thức online từ mở tài khoản, chuyển tiền cho đến thanh toán hóa đơn, nộp rút tiền tiết kiệm thông qua tài khoản thanh toán... Cùng với đó, NCB đã ứng dụng công nghệ để đánh giá, phân loại khách hàng và quyết định giải ngân... giúp đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian giải ngân, cho vay ngay trong ngày thay vì mất nhiều ngày như trước đây.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Những mẫu nhà mái ngói 2 tầng đơn giản mà “đẹp không tưởng”

Bỏ túi những mẫu nhà mái thái 8x12m có tính ứng dụng cao

Những mẫu nhà 2 tầng đẹp tại nông thôn chỉ với 500 triệu đồng

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

7 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

8 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

9 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

10 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

12 giờ trước