Mỏ Việt Bắc (MVB): Doanh nghiệp dẫn đầu trong hệ thống công ty thành viên của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam

Thứ tư, 21/04/2022-12:04
Trải qua quá trình hơn 40 năm hình thành và phát triển, Tổng Công ty Công nghiệp Mỏ Việt Bắc đã ghi đậm dấu ấn của mình trên thị trường sản xuất và chế biến và kinh doanh mặt hàng than, vật liệu xây dựng, vật tư - thiết bị, cơ khí sửa chữa,….

Giới thiệu về Công ty Công nghiệp Mỏ Việt Bắc (VVMI - MVB)

VVMI là tên viết tắt của Tổng Công ty Công nghiệp Mỏ Việt Bắc TKV – CTCP (Mã chứng khoán: MVB) được thành lập vào năm 1980. Đây là doanh nghiệp thành viên trực thuộc của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - một trong những Tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam. 


Tổng Công ty Công nghiệp Mỏ Việt Bắc TKV – CTCP
Tổng Công ty Công nghiệp Mỏ Việt Bắc TKV – CTCP

Tính đến thời điểm hiện tại, Tổng công ty có số lao động là gần 3.900 người bao gồm 13 công ty con và đơn vị trực thuộc. Bằng sự nỗ lực xây dựng tinh thần đoàn kết, cần kiệm, năng động và mạnh dạn đầu tư phát triển mà Tổng Công ty đã có thể phát triển lớn mạnh về quy mô lẫn uy tín thương hiệu trên thị trường. 

Với mục tiêu hoạt động là Tối đa hóa các khoản lợi nhuận hợp lý cho Tổng Công ty từ đó tăng lợi tức cho các cổ đông và đóng góp cho ngân sách Nhà nước, đồng thời sẽ đảm bảo quyền lợi cho những người lao động. Trong tương lai, Mỏ Việt Bắc hướng đến việc xây dựng Tổng Công ty thành một doanh nghiệp thành viên của TKV có đầy đủ trình độ công nghệ đến mô hình quản trị theo hướng hiện đại hóa từ đó tạo ra được những sản phẩm chất lượng. 

Được biết, trong những năm trở lại đây, Mỏ Việt Bắc đã liên tục nhận được những chứng nhận và bằng khen, cúp từ các Bộ - Ban - Ngành. Đặc biệt, Tổng Công ty còn được xếp hạng trong Top 500 doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất Việt Nam. Với bề dày lịch sử của mình, Mỏ Việt Bắc đã khẳng định được ưu thế vượt trội trong chế biến kinh doanh than, sản xuất xi măng. Cùng với đó là sự quan tâm, ủng hộ của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam và sự tin tưởng của đối tác, nhà đầu tư đã giúp cho Mỏ Việt Bắc ngày càng phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn. 

Lịch sử hình thành và phát triển của Mỏ Việt Bắc

Ngày 1/7/1980: Tiền thân của Mỏ Việt Bắc là Công ty Than III chính thức được thành lập

Ngày 19/6/1993: Công ty Than III chính thức được đổi tên thành Công ty Than Nội địa

Tháng 10/1994: Công ty than Nội Địa chính thức được chuyển từ doanh nghiệp trực thuộc Bộ Năng Lượng trở thành đơn vị thành viên của Tổng Công ty Than Việt Nam

Ngày 25/11/2005: Công ty Than Nội địa được chuyển thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Than Nội địa hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp

Ngày 01/01/2006: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên than Nội Địa chính thức được hoạt động theo mô hình quản lý mới 

Ngày 08/11/2006: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên than Nội Địa chính thức được đổi tên thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Công nghiệp mỏ Việt Bắc - TKV 

Ngày 13/12/2010: Công ty mẹ là Tổng Công ty Công nghiệp Mỏ Việt Bắc - Vinacomin chính thức được thành lập theo quyết định của Bộ Công Thương

Ngày 01/01/2011: Tổng Công ty Công nghiệp Mỏ Việt Bắc – Vinacomin chính thức đi vào hoạt động

Ngày 26/1/2015: Tổng Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc TKV - Vinacomin chính thức được cổ phần hóa thành Tổng Công ty Công nghiệp Mỏ Việt Bắc - CTCP hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con

Ngày 01/10/2015: Tổng Công ty Công nghiệp Mỏ Việt Bắc – Vinacomin chính thức được chuyển đổi mô hình hoạt động từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần. 

Ban lãnh đạo điều hành của Mỏ Việt Bắc

Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Lê Quang Bình

Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc: Ông Trần Hải Bình

Thành viên chuyên trách: Ông Đặng Văn Tùng

Thành viên Hội đồng quản trị: Bà Trịnh Hồng Ngân, Ông Vũ Minh Tân

Phó Tổng giám đốc: Ông Vũ Minh Tân, Ông Nguyễn Văn Dũng, Ông Phạm Văn Hải

Lĩnh vực hoạt động chính của Mỏ Việt Bắc

Sản xuất, chế biến, kinh doanh than

Công nghiệp, vật liệu xây dựng

Kinh doanh vật tư, thiết bị

Cơ khí sửa chữa

Khách sạn và du lịch


Mỏ Việt Bắc chuyên Sản xuất, chế biến, kinh doanh than
Mỏ Việt Bắc chuyên Sản xuất, chế biến, kinh doanh than

Các đơn vị thành viên của Mỏ Việt Bắc

Đơn vị trực thuộc: Công ty than Khánh Hòa – VVMI, Công ty than Na Dương – VVMI, Công ty than Núi Hồng – VVMI, Trung tâm điều dưỡng ngành than – VVMI

Công ty Cổ phần: Công ty CP xi măng La Hiên – VVMI, Công ty CP xi măng Quán Triều – VVMI, Công ty CP xi măng Tân Quang – VVMI, Công ty CP khách sạn Thái Nguyên – VVMI, Công ty CP Cơ khí và thiết bị áp lực – VVMI, Công ty CP Sản xuất và vật tư thiết bị – VVMI, Công ty CP Đầu tư xây dựng – VVMI, Công ty CP Cơ khí mỏ Việt Bắc – VVMI, Công ty CP Vật liệu xây dựng và kinh doanh tổng hợp – VVMI

Công ty liên kết: Công ty CP thiết bị khai thác mỏ


Công ty than Khánh Hòa – VVMI
Công ty than Khánh Hòa – VVMI

9 tháng đầu năm 2021, Mỏ Việt Bắc (MVB) báo lãi 279 tỷ đồng 

Tổng Công ty Công nghiệp Mỏ Việt Bắc TKV – CTCP ( MVB) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2021. Trong đó ghi nhận mức doanh thu trong quý đạt 997 tỷ đồng, so với cùng kỳ giảm 1,3%. Tỷ lệ giảm chi phí vốn cao hơn đã dẫn đến lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ lại tăng hơn 5%, đạt 148 tỷ đồng.

So với cùng kỳ, doanh thu tài chính trong quý gấp 4 lần lên trên 8 tỷ đồng, trong khi đó chi phí tài chính giảm được 4,5 tỷ đồng xuống còn 23,5 tỷ đồng. Hơn thế, chi phí bán hàng cũng giảm được 3 tỷ đồng xuống còn 17 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm được gần 9 tỷ đồng. 

Chính những yếu tố trên tác động đã khiến cho doanh thu trong quý giảm nhưng lợi nhuận sau thuế lại gấp 5 lần so với cùng kỳ lên 50,7 tỷ đồng. Trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt mức 44,4 tỷ đồng. Theo đó, lũy kế 9 tháng đầu năm 2021 của Mỏ Việt Bắc đạt 3.508 tỷ đồng doanh thu, so với cùng kỳ tăng 5,2%. Lợi nhuận sau thuế tăng 118%, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về công ty mẹ đạt 251 tỷ đồng. Còn về sản lượng, khối lượng than nguyên khai sản xuất trong 9 tháng đầu năm cũng đạt 1.022.923 tấn, hoàn thành được 76,34% kế hoạch năm. Còn sản lượng than sạch sản xuất đạt 1.216.718 tấn và sản lượng tiêu thụ đạt 1.177.277 tấn sản lượng xi măng + clinker tiêu thụ đạt hơn 1,84 triệu tấn. Giá trị tồn kho đến cuối quý 3 còn 472 tỷ đồng, so với thời điểm đầu năm tăng 220 tỷ đồng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Mẫu nhà chữ L cấp 4 - Giải pháp hoàn hảo cho không gian sống tiện nghi

Những mẫu nhà mái ngói 2 tầng đơn giản mà “đẹp không tưởng”

Chọn lọc 30+ mẫu nhà chòi đơn giản, ấn tượng không nên bỏ qua

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

13 giờ trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

13 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

13 giờ trước

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

14 giờ trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

14 giờ trước