Đường sắt cao tốc là gì? Vai trò của đường sắt cao tốc là gì?

Chủ nhật, 18/04/2022-00:04
Đường sắt cao tốc hay còn gọi đường sắt tốc độ cao là một kiểu vận tải hành khách hoạt động nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ của đường sắt thông thường. Đường sắt cao tốc được coi là hình mẫu của hệ thống giao thông hiện đại. 

Đường sắt cao tốc là gì?


Đường sắt cao tốc là gì?
Đường sắt cao tốc là gì?

Đường sắt tốc độ cao trong tiếng Anh được gọi là High-speed Rail.

Đường sắt cao tốc hay Đường sắt tốc độ cao là một dạng đường sắt cho phép tàu chạy với tốc độ nhanh hơn so với đường sắt thông thường.  

Liên minh châu  u đã định nghĩa chi tiết tốc độ của đường sắt cao tốc là 245km/h đối với đường nâng cấp và 295 km/h trở lên với đường mới. Tại Nhật Bản các tuyến đường Shinkansen hoạt động với tốc độ hơn 260km/h và được xây dựng bằng đường sắt khổ tiêu chuẩn, không có giao cắt đồng mức. Tại Trung Quốc, các tuyến đường sắt cao tốc quy ước hoạt động có tốc độ tối đa 350km/h, và một tuyến maglev có tốc độ đạt tới 430km/h.

Tại Việt Nam, Nhà nước quy định về đường sắt tốc độ cao tại  Luật Đường sắt năm 2017 như sau: "Đường sắt tốc độ cao là một loại hình của đường sắt quốc gia có tốc độ thiết kế từ 200 km/h trở lên, có khổ đường 1.435 mm, đường đôi, điện khí hóa.”

Mục đích của đường sắt cao tốc

Sự ra đời đường sắt cao tốc được bắt nguồn từ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa ngày càng cao của người dân, nhằm đáp ứng yêu cầu về  vận tải hành khách bằng đường sắt.

Đường sắt cao tốc giảm bớt thời gian đi lại rất nhiều, việc di chuyển từ thành phố này đến thành phố khác, từ tỉnh này đến tỉnh khác chỉ mất rất ít thời gian so với việc di chuyển thông thường. 

trong khi giao thông đường bộ đang ngày càng quá tải, tình trạng ùn tắc giao thông diễn ra tại nhiều nơi, thì đường sắt cao tốc phần nào giúp giải quyết được các vấn đề nề.

Vai trò của đường sắt cao tốc là gì?

Đường sắt cao tốc là một mô hình vận tải giao thông hiện đại, với tốc độ di chuyển nhanh sẽ giúp kết nối các đô thị lớn hay các vùng kinh tế trọng điểm với nhau một cách nhanh nhất, góp phần mở rộng nền kinh tế của mỗi quốc gia, khu vực.

Đảm bảo việc lưu thông hàng hóa diễn ra nhanh chóng góp phần vào phát triển nền kinh tế & xã hội của đất nước.

Với tốc độ di chuyển nhanh hơn, nên nhu cầu của người dân sử dụng vận tải đường sắt cao tốc ngày càng tăng, đồng thời khuyến khích sự phát triển dọc theo tuyến các tuyến đường sắt cao tốc.

Người dân sử dụng tàu cao tốc hằng ngày thay vì sử dụng các phương tiện di chuyển cá nhân sẽ giúp giảm thiểu được vấn đề ô nhiễm môi trường do khí thải từ các phương tiện cá nhân.


Đường sắt cao tốc ở nước ngoài
Đường sắt cao tốc ở nước ngoài

Cơ quan lý đường sắt tốc độ cao

Trong Luật Đường sắt 2017 cũng nêu rõ cơ quan quản lý, khai thác, bảo trì đường sắt tốc độ cao, cụ thể như sau:

- Nhà nước bảo đảm kinh phí quản lý và bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt tốc độ cao do Nhà nước đầu tư.

- Nhà đầu tư bảo đảm kinh phí quản lý và bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt tốc độ cao do mình đầu tư.

- Việc tổ chức khai thác đường sắt tốc độ cao phải bảo đảm an toàn, thuận tiện và  hiệu quả.

Về quản lý an toàn đường sắt tốc độ cao, đối với đường sắt tốc độ cao xây dựng mới hoặc nâng cấp trước khi được đưa vào khai thác cần phải được đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống.

- Ngoài ra, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt tốc độ cao cần phải xây dựng và duy trì hệ thống quản lý an toàn.

Yêu cầu chung đối với đường sắt cao tốc tại Việt Nam

Để đảm bảo được việc di chuyển, lưu thông được thuận lợi và đảm bảo an toàn, Pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể về quy hoạch đường sắt cao tốc. Tại Điều 78 Luật Đường sắt 2017 quy định về yêu cầu đối với đường sắt tốc độ cao như sau:

“1. Kết nối hiệu quả các đô thị lớn, trung tâm kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm và phương thức vận tải khác.

2. Bảo đảm đồng bộ, hiện đại, an toàn, phòng, chống thiên tai và bảo vệ môi trường.

3. Phải được nghiên cứu tổng thể toàn tuyến và tổ chức xây dựng theo nhu cầu vận tải, khả năng huy động vốn.

4. Công trình và phương tiện, thiết bị đường sắt tốc độ cao phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật bảo đảm đồng bộ, an toàn, hiệu quả và đáp ứng yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ, cứu hộ, cứu nạn.

5. Phải duy trì hệ thống quản lý đủ khả năng kiểm tra và giám sát khai thác chạy tàu an toàn.

6. Đất dành cho đường sắt tốc độ cao theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phải được cắm mốc giới theo quy hoạch xây dựng để quản lý, chuẩn bị đầu tư xây dựng.

7. Hành lang an toàn của đường sắt tốc độ cao phải được bảo vệ nghiêm ngặt, tránh mọi hành vi xâm nhập trái phép.

8. Phải bảo đảm thuận tiện cho hành khách và bảo đảm tiếp cận sử dụng cho người khuyết tật theo quy định của pháp luật.

9. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ phù hợp với kế hoạch xây dựng và đáp ứng yêu cầu quản lý, vận hành, khai thác.”

Chính sách của Nhà nước trong việc phát triển đường sắt cao tốc

Vận tải là một trong những ngành quan trọng trong việc phát triển kinh tế và xã hội. Để phát triển kinh tế và  xã hội đất nước, nhà nước Việt Nam đã đưa ra các chính sách để khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển lĩnh vực vận tải đường sắt, cụ thể đường sắt cao tốc.

- Nhà nước ưu tiên tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển, nâng cấp, bảo trì và bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt cao tốc nhằm bảo đảm giao thông vận tải đường sắt đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống giao thông vận tải của cả nước.

- Khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện và bảo vệ quyền, cũng như lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư, kinh doanh đường sắt.

- Dành quỹ đất theo quy hoạch để phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt cao tốc, công trình công nghiệp đường sắt.

- Khuyến khích, hỗ trợ phát triển công nghiệp đường sắt cao tốc, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực để phát triển đường sắt hiện đại.

- Nhà nước Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển hệ thống đường sắt chuyên dùng.

- Ưu tiên phân bổ ngân sách trung ương vào kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm với tỉ lệ thích đáng để đảm bảo phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy hoạch.

- Đồng thời, Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc đầu tư xây dựng, tổ chức quản lý, bảo trì và khai thác và kinh doanh đường sắt tốc độ cao.

- Tập trung phát triển đường sắt tốc độ cao kết nối các vùng kinh tế trọng điểm nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội.

- Phát triển đường sắt tốc độ cao theo hướng đồng bộ, hiện đại.

Lời kết

Hệ thống đường sắt hiện nay của nước ta đang được cho là lạc hậu và kém hiệu quả. Chính vì thế việc xem xét xây dựng các tuyến đường sắt cao tốc được cho là một cuộc cách mạng và cần phải khẩn trương triển khai. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng hy vọng trong tương lai Việt Nam sẽ tập trung phát triển loại hình vận tải này, để giải quyết được các vấn đề đang gặp phải và tiến tới hiện đại hóa đất nước.

Trên đây là bài viết về nội dung “Đường sắt cao tốc là gì? vai trò của đường sắt cao tốc là gì? Với những thông tin trong bài viết mong rằng dã giúp quý bạn đọc có thêm những kiến thức và các thông tin thiết thực, hữu ích.

Theo:
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nhượng phòng trọ là gì? Từ A – Z những điều bạn cần biết về thủ tục nhượng phòng trọ hiện nay

Nhà cấp 4 là gì? Các loại nhà cấp 4 phổ biến hiện nay?

Diên Niên là gì? Các bước để xác định Diên Niên trong phong thủy

Thuế phi nông nghiệp là gì? Công thức để tính thuế phi nông nghiệp như thế nào?

Tầng tum là gì? Những ý tưởng tầng tum nào được ưa chuộng hiện nay?

Chuyển nhượng là gì? Hợp đồng mua bán và chuyển nhượng có gì khác nhau?

Penthouse là gì? Đặc điểm của căn hộ Penthouse là gì?

Đất ngộp là gì? Mua bán đất ngộp cần lưu ý những điều gì?

Tin mới cập nhật

Điểm tin BĐS 16/4/2024: Dư nợ tín dụng bất động sản hơn 2,8 triệu tỷ đồng

1 giờ trước

Tín dụng chảy mạnh vào bất động sản nhưng cho vay nhà ở xã hội còn thấp

10 giờ trước

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

10 giờ trước

Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng: Có phải giải pháp tốt ở thời điểm hiện tại?

10 giờ trước

PNJ đặt mục tiêu lợi nhuận kỷ lục hơn 2.000 tỷ đồng trong năm 2024

10 giờ trước