Đô thị hóa là gì? Thực trạng đô thị hóa của Việt Nam

Thứ hai, 18/04/2022-00:04
Ngày nay, đô thị hóa là một trong những hiện tượng được diễn ra trên khắp thế giới, với quy mô rất lớn. Bên cạnh công nghệ hóa, đô thị hóa cũng được liên kết với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vậy khái niệm đô thị hóa là gì?

Khái niệm đô thị hóa là gì?


Đô thị hóa là gì?
Đô thị hóa là gì?

Đô thị hóa là gì? Đây là câu hỏi đang được rất nhiều quan tâm hiện nay. Đô thị hóa hay Urbanization. Đó là sự mở rộng của đô thị, được tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích tại một vùng hay tại một khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố trên theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì đó được gọi là mức độ đô thị hóa; còn tính theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hóa.

Đô thị hóa là quá trình phát triển rộng rãi lối sống thị thành được thể hiện qua các mặt gồm dân số, mật độ dân số, chất lượng cuộc sống, v.v…

Hiện nay, tại một số những quốc gia phát triển như Châu  u, Hoa Kỳ hay Úc. Có mức độ đô thị hóa lớn hơn 87%. Cao hơn nhiều So với các nước đang phát triển (ví dụ như Việt Nam khoảng 35%). Bên cạnh đó, Tốc độ đô thị hóa của các nước đang phát triển lại cao hơn nhiều so với các quốc gia phát triển. Bởi vì, các nước phát triển phần lớn đã ổn định nên tốc độ đô thị hóa sẽ chậm hơn.

Tác động của đô thị hóa

Đô thị hóa có ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái, nền kinh tế của khu vực và cả môi trường. Điều đó được thể hiện qua tâm lý, lối sống, cơ sở vật chất kỹ thuật, v.v…

Tác động tích cực:

Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.

Thay đổi cơ cấu lao động, sự chuyển dịch cơ cấu ngành trong quá trình đô thị hoá sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Từ đó, thu nhập bình quân đầu người cũng ngày càng tăng cao và chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Phát triển đồng thời phải đòi hỏi sử dụng lực lượng lao động với chất lượng cao nên trình độ lao động cũng ngày được nâng cao.

Phân bố dân cư có sự thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, đa dạng thị trường tiêu thụ hàng hóa.

Tập trung lao động có chuyên môn cao, cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại từ đó sẽ thu hút mạnh nguồn đầu tư trong và ngoài nước.

Tác động tiêu cực:

Quá trình đô thị hoá sẽ đi kèm với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tập trung phát triển dịch vụ. Bên cạnh những tác động tích cực, đô thị hoá cũng có những tác động tiêu cực, điều này được thể hiện:

Quá trình sản xuất tại các vùng nông thôn bị trì trệ do thiếu nhân lực vì nguồn lao động đã chuyển đến các thành phố, các đô thị để làm việc.

Đô thị phải chịu các áp lực nặng nề do thất nghiệp, môi trường bị ô nhiễm, cơ sở hạ tầng quá tải, ùn tắc giao thông, thiếu chỗ ở,v.v… Điều này sẽ gây ra những bất ổn trong việc đảm bảo an ninh dẫn đến các tệ nạn xã hội như trộm cắp, nghèo đói, có thể là mù chữ, hay sự phân chia giàu nghèo. 

Vì thế, song song với quá trình đô thị hoá Nhà nước cũng cần đảm bảo các chính sách phù hợp cho người dân để hạn chế hoặc không để xảy ra tình trạng trên.

Đặc điểm của đô thị hoá

Đặc điểm của đô thị hoá được thể hiện qua 3 yếu tố: số dân gia tăng, mở rộng lãnh thổ và lối sống đô thị phổ biến. 

Số dân gia tăng

Thực tế cho thấy, đô thị hoá sẽ làm cho tỷ lệ dân số gia tăng, đặc biệt tại  các khu vực tỉnh, thành phố lớn. Tỷ lệ này có sự thay đổi theo các mốc thời gian nhất định.

Cụ thể: Tại thời điểm của thế kỷ thứ XIX, số dân thành thị ước tính đạt 30 triệu dân, chiếm khoảng 3% tỷ lệ dân số trên phạm vi lãnh thổ toàn cầu. 

Những năm đầu của thế kỷ XX, mức độ gia tăng dân số đạt hơn 600 triệu dân tại các thành phố có 10 vạn dân. Con số gia tăng này tương đương với khoảng 5,5% đến 16% dân cư thế giới ở thời điểm đó. 

Mở rộng lãnh thổ

Đô thị hóa thúc đẩy khu vực lãnh thổ đô thị ngày càng được mở rộng sang các vùng hay tỉnh thành lân cận. Điều kiện cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật được cải thiện với sự liên kết giữa các khu vực. Nhờ vậy, khoảng cách của đời sống giữa dân cư các vùng tiếp giáp được kéo gần và hình thành sự mở rộng lãnh thổ trong quá trình đô thị hoá.

Sự liên kết này nhằm đáp ứng tối đa các nhu cầu sinh hoạt và phát triển tài chính, kinh tế của người dân. Cư dân giữa các vùng có thể sử dụng các dịch vụ của các vùng lân cận cùng với sự chênh lệch về mức sống không quá khác biệt. 

Lối sống đô thị phổ biến

Lối sống đô thị được biểu hiện rõ rệt qua những hoạt động sinh hoạt văn hoá, kinh tế, xã hội với chất lượng ngày càng được cải thiện và nâng cao. Trình độ dân trí và hệ tư tưởng cũng ngày càng phát triển.

Ví dụ như: Hệ thống các căn nhà cao tầng, các trung tâm thương mại hay hàng loạt các khu vui chơi giải trí,... được đầu tư và phát triển. 

Nhu cầu hưởng thụ các dịch vụ vui chơi giải trí của người dân tăng cao.

Hệ thống y tế, giáo dục, trường học,v.v... được đầu tư kỹ lưỡng.

Hệ thống công nghệ thông tin nhanh nhạy với kết nối không dây và thời kỳ công nghệ số 4.0.

Ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật để cải thiện chất lượng cuộc sống và tối ưu sản xuất cũng như lưu thông.

Thực trạng đô thị hóa tại Việt Nam


Đô thị hóa của Việt Nam đang được đẩy mạnh
Đô thị hóa của Việt Nam đang được đẩy mạnh

Nhìn một cách bao quát, ta có thể thấy, hệ thống đô thị Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng, tỷ lệ đô thị hóa tăng nhanh từ 19,6% với 629 đô thị năm 2009 lên khoảng 36,6% với 802 đô thị vào năm 2016. Tính đến hết tháng 6/2021, hệ thống đô thị trên cả nước có 867 đô thị. Trong đó, có 2 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 32 đô thị loại II, 48 đô thị thuộc loại III, 89 đô thị loại IV và 674 đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc ước tính đạt khoảng 40,4%.

Đến hết tháng 6/2021, tỷ lệ phủ kín quy hoạch phân khu đô thị so với diện tích đất xây dựng tại các đô thị trên toàn quốc đạt khoảng 53%; trong đó, 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và 19 đô thị loại I đạt khoảng 80 - 90%; tại các đô thị loại II, III, IV tỷ lệ phủ kín quy hoạch phân khu đô thị đạt khoảng 40 - 50%. Còn tỷ lệ phủ kín quy hoạch chi tiết đô thị đạt khoảng 39% so với diện tích đất xây dựng.

Quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh và rộng khắp tại nhiều địa phương đã tác động làm gia tăng dân số ở khu vực thành thị. Dự báo trong giai đoạn 2021-2030, dân số khu vực thành thị sẽ tiếp tục tăng, khả năng đạt 42,04 triệu người năm 2025 và 47,25 triệu người vào năm 2030. 

Tỷ lệ đô thị hóa tăng dần và đạt khoảng 40,91% vào năm 2025 và 44,45% năm 2030. Tuy nhiên, tốc độ đô thị hóa sẽ có xu hướng giảm dần, đạt 2,25% trong giai đoạn 2021-2025 và 2,5% giai đoạn 2021-2030 (3).

Một trong các tỉnh có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất Việt Nam hiện nay có thể kể đến như Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Hải Phòng v.v....Với nhiều khu công nghiệp, cảng biển, dự án đất nền, tòa nhà cao ốc, chung cư đang được thi công cụ xây dựng. Hạ tầng cơ sở tại đây cũng có những bước tiến thay đổi mạnh mẽ.

Lời kết

Trên đây là những giải đáp về khái niệm đô thị hóa là gì và thực trạng đô thị hóa tại Việt Nam. Hy vọng nội dung trên có thể giúp bạn tham khảo, từ đó, bạn có thể hiểu hơn những tác động tích cực và tiêu cực của đô thị hóa đến kinh tế & xã hội.

Theo:
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Mẫu nhà chữ L cấp 4 - Giải pháp hoàn hảo cho không gian sống tiện nghi

Những mẫu nhà mái ngói 2 tầng đơn giản mà “đẹp không tưởng”

Chọn lọc 30+ mẫu nhà chòi đơn giản, ấn tượng không nên bỏ qua

Tin mới cập nhật

Bí quyết chọn hướng nhà “thu hút” tài vận cho người tuổi Sửu

1 giờ trước

Giới trẻ cần làm gì trước nỗi lo mất việc khi xu hướng công nghệ lên ngôi?

1 giờ trước

Nhà máy điện hạt nhân là gì? Ưu, nhược điểm và xu hướng phát triển trong tương lai

1 giờ trước

Sự bùng nổ của Fintech và bài toán pháp lý, bảo mật dữ liệu

1 giờ trước

Môi giới cần “nâng cấp” mình trong chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường bất động sản

3 giờ trước