Công trình đường bộ là gì? Những quy định pháp luật liên quan

Chủ nhật, 18/04/2022-00:04
Công trình đường bộ không chỉ là đường đi hay công trình giao thông mà công trình đường bộ còn có các quy định về phân loại, phân cấp hay bảo trì cẩn thận. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Công trình đường bộ là gì? 


Tìm hiểu về công trình đường bộ là gì
Tìm hiểu về công trình đường bộ là gì

Tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định:

“1. Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.

2. Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác.”

Theo đó, công trình đường bộ là các công trình bao gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, biển báo hiệu, đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, cột cây số,  dải phân cách, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm thu phí, trạm kiểm tra tải trọng xe và những công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác.

Mục đích của việc phân loại, phân cấp loại công trình đường bộ

Việc phân loại và phân cấp công trình xây dựng có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhiều lĩnh vực khác nhau không chỉ là lĩnh vực kinh tế & xã hội mà còn là cả một hệ thống giao thông của quốc gia.

+ Đối với nền kinh tế: Giao thông qua lại thuận tiện, đường xá lưu thông giúp cho việc vận chuyển hàng hóa hay đi lại theo nhu cầu của người dân, đặc biệt ở các vùng có lĩnh vực du lịch đang trong giai đoạn phát triển/đang phát triển thì việc đảm bảo đường xá thuận lợi, giao thông dễ dàng sẽ giúp cho nền kinh tế của vùng có đặc thù phát triển sẽ ngày một phát triển hơn nữa.
Một ví dụ đơn giản cho thấy đó là khi giao thông thuận tiện, dễ dàng thì sẽ kích thích việc tham quan du lịch của người dân trong và ngoài nước trở nên cao hơn. Đồng thời, nền kinh tế sẽ hỗ trợ cho việc phát triển giao thông được cải thiện và sẽ ngày càng hiện đại hơn.

+ Đối với xã hội: Việc phân cấp, phân loại đường xá sẽ giúp cho việc phân cấp, phân loại khu vực cũng được trở nên dễ dàng và nhận biết khu vực dễ hơn. Tại những khu vực trọng điểm, thiết yếu, trung tâm kinh tế chính trị của cả nước thì việc phân cấp, phân loại công trình đường bộ sẽ giúp việc nhận biết những khu vực này rõ rệt hơn và dễ dàng hơn.

+ Đối với hệ thống giao thông quốc gia: Việc phân cấp và phân loại công trình đường bộ sẽ giúp cho việc quản lý và sử dụng cũng như theo dõi quá trình xây dựng, quá trình sử dụng công trình đường bộ trở nên thuận tiện hơn.
Từ quá trình xây dựng việc phân cấp, phân loại công trình đường bộ sẽ tạo thuận lợi cho việc mua vật liệu, xác định thời gian sử dụng, thời gian bảo dưỡng cho những loại công trình đường bộ theo cấp phù hợp.

Phân loại công trình đường bộ theo quy định pháp luật

Căn cứ tại mục IV phụ lục I Nghị định 46/2015/NĐ-CP các công trình đường bộ chính được quy định và phân loại này như sau:

“IV. CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

1. Công trình đường bộ: Đường ô tô cao tốc các loại; đường ô tô, đường trong đô thị; đường nông thôn, bến phà.

2. Công trình đường sắt: đường sắt cao tốc và cận cao tốc; đường sắt đô thị, đường sắt trên cao, đường tàu điện ngầm (Metro); đường sắt quốc gia; đường sắt chuyên dụng và đường sắt địa phương.

3. Công trình cầu: cầu đường bộ, cầu bộ hành (không bao gồm cầu treo dân sinh); cầu đường sắt; cầu phao; cầu treo dân sinh.

4. Công trình hầm: Hầm đường ô tô; hầm đường sắt; hầm cho người đi bộ.”

Theo đó, các công trình đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ được quy định xếp vào nhóm công trình giao thông. Đồng thời, các công trình đường bộ được chia ra làm ba loại đó là đường ô tô cao tốc; đường ô tô, đường trong đô thị và đường nông thôn.

Mỗi loại đường này được căn cứ vào các tiêu chí như tốc độ cho phép đối với phương tiện lưu thông trên đường, lưu lượng xe trung bình đi chuyển qua tuyến đường trong một ngày đêm mà sẽ được phân cấp cụ thể hơn nữa.

Tương tự như vậy, với các công trình cầu đường bộ sẽ được căn cứ theo độ dài nhịp cầu hoặc chiều cao trụ cầu và hầm đường bộ thì sẽ được căn cứ theo chiều dài hầm và diện tích mặt cắt ngang hoặc kết cấu vỏ hầm. 

Ngoài các công trình giao thông đường bộ kể trên, một số các công trình đường bộ khác được liệt kê tại nhóm Công trình hạ tầng kỹ thuật đó là:

“III. CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT

2. Công trình thoát nước: Tuyến cống thoát nước mưa, cống chung; tuyến cống thoát nước thải; hồ điều hòa; trạm bơm nước mưa; công trình xử lý nước thải; trạm bơm nước thải; công trình xử lý bùn.

4. Công trình chiếu sáng công cộng: mạng lưới điện chiếu sáng, cột đèn.”

Do mục đích sử dụng của những công trình cống thoát nước có quy mô và tính chất khác với các công trình khác như cầu hay đường đi nên công các công trình thoát nước được xếp vào nhóm công trình hạ tầng kỹ thuật. Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định 46/2015/NĐ-CP có quy định: đối với công trình không được quy định tại các mục từ mục I đến mục V của Phụ lục I Nghị định này, Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành để xác định loại của công trình.


Đường cao tốc là một cong trình đường bộ
Đường cao tốc là một cong trình đường bộ

Các yêu cầu về quản lý, khai thác, bảo trì công trình đường bộ

Tại Điều 3 Thông tư số 37/2018/TT-BGTVT có quy định về các yêu cầu trong việc quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ như sau:

“Điều 4: Yêu cầu về quản lý, khai thác, bảo trì công trình đường bộ

1. Công trình đường bộ khi đưa vào khai thác, sử dụng phải được quản lý, khai thác và bảo trì theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, pháp luật về giao thông đường bộ và quy định tại Thông tư này.

2. Bảo trì công trình đường bộ phải thực hiện theo quy định của quy trình bảo trì, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo trì công trình đường bộ được cơ quan có thẩm quyền công bố áp dụng.

3. Quy trình quản lý, vận hành khai thác, quy trình bảo trì công trình đường bộ được lập phù hợp với các bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình, loại công trình (đường, cầu, hầm, bến phà, cầu phao và công trình khác), cấp công trình và mục đích sử dụng công trình.

4. Việc quản lý, vận hành khai thác, bảo trì công trình đường bộ phải đảm bảo duy trì tuổi thọ công trình, bảo đảm giao thông an toàn và thông suốt, an toàn cho người và tài sản, an toàn công trình, phòng, chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.

5. Việc quản lý, khai thác và bảo trì các hạng mục công trình dưới đây được thực hiện theo quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan, cụ thể:

a) Công trình dân dụng, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị thực hiện theo quy định của pháp luật về công trình dân dụng, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;

b) Công trình cấp điện, hệ thống chiếu sáng thực hiện theo quy định của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 46/2015/NĐ-CP);

c) Đèn tín hiệu giao thông, thiết bị lắp đặt vào công trình thực hiện theo quy định của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP và quy trình bảo trì của nhà cung cấp lắp đặt thiết bị;

d) Các công trình trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm giao dịch thanh toán đối với các phương tiện sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh, hệ thống quản lý giám sát giao thông và các công trình phụ trợ khác của đường bộ: việc quản lý, vận hành khai thác và bảo trì các hạng mục công trình phải phù hợp với từng loại và cấp của hạng mục công trình.”

Lời kết

Trên đây là các quy định liên quan đến công trình đường bộ. Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm những kiến thức hữu ích đến mọi người.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Mẫu nhà chữ L cấp 4 - Giải pháp hoàn hảo cho không gian sống tiện nghi

Những mẫu nhà mái ngói 2 tầng đơn giản mà “đẹp không tưởng”

Chọn lọc 30+ mẫu nhà chòi đơn giản, ấn tượng không nên bỏ qua

Tin mới cập nhật

TS. Cấn Văn Lực: Thị trường Fintech cần được thay đổi về cách tiếp cận

7 phút trước

Nỗ lực đẩy nhanh nâng hạng thị trường chứng khoán

1 giờ trước

Kinh nghiệm xây dựng những mẫu nhà cấp 4 khung thép cực đẹp

2 giờ trước

Hướng nằm ngủ kiêng kỵ là gì? Cách kê giường ngủ đúng hướng tài lộc, tốt cho sức khỏe

3 giờ trước

Cách các ngân hàng số thu hút khách hàng mà không cần mở chi nhánh

4 giờ trước