Trả lời một số câu hỏi về quyền thừa kế đất đai

Thứ sáu, 14/02/2020-11:02

Trả lời một số câu hỏi về luật đất đai trong phần 9, chúng tôi sẽ cung cấp câu hỏi và giải đáp tới bạn chủ đề về quyền thừa kế đất đai đưa ra nhiều trường hợp để bạn hiểu nhé.

Có được từ chối thừa kế quyền sử dụng đất hay không?

Hỏi: Anh em tôi có một thửa đất 3.600m2 do cha mẹ mất để lại thừa kế. Nay, tôi chuẩn bị xuất cảnh đi nước ngoài nên tôi muốn từ chối nhận di sản do cha mẹ để lại, muốn em tôi được toàn quyền định đoạt phần đất trên. Xin hỏi, tôi có được phép từ chối nhận thừa kế và nêu được thì thủ tục như thế nào?

 1. Có được từ chối thừa kế quyền sử dụng đất
1. Có được từ chối thừa kế quyền sử dụng đất

Tống Long Vỹ

(Phường Tam Bình, quận Thủ Đức, TP.HỒ Chí Minh)

Trả lời: Khoản 1, Điều 620 Bộ luật Dân sự năm 2015, quy định: “Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác”. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản để biết. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

 

Vì vậy, nếu vẫn còn trong thời hạn quy định, ông có thể đến các phòng công chứng, văn phòng công chứng để làm thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế. Khi đi làm thủ tục, ông cần xuất trình các giấy tờ về quyền sử dụng đất, giấy tờ chứng minh quan hệ thừa kế giữa ông với người đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

----------

Không chứng minh được nguồn gốc và khó đòi được quyền thừa kế đất

 2. Không chúng minh được nguồn gốc, khó đòi được quyền thừa kế đất
2. Không chúng minh được nguồn gốc, khó đòi được quyền thừa kế đất

Hỏi: Ông cố tôi mất năm 1942, có để lại một số đất cho người con trai út tạm sử dụng. Sau khi người này mất, con và sau đó là cháu nội của người này (tức một người cháu cố khác) tiếp tục sử dụng đất cho đến nay. Năm 2010, khi tôi đòi quyền thừa kế đất thì người cháu cô này cho biết cha mình đã được các thành viên trong gia tộc nhượng toàn bộ số đất. Xin hỏi, vậy tôi có thể nhờ cơ quan nào giải quyết việc tranh chấp khi đất chưa có sổ đỏ?

Phan Thanh Tú

(Xã Tân Phước, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu)

Trả lời: Theo Khoản 2, Điều 136 Luật Đất đai năm 2003, ông có thể gửi đơn đến UBND cấp huyện- nơi có đất-để xin xem xét, giải quyết việc tranh chấp đất. Theo quy định pháp luật hiện hành, việc tranh chấp quyền sử dụng đất trước hết phải được UBND cấp xã (nơi đất tọa lạc) hòa giải. Nếu cấp xã hòa giải không thành mới chuyển đến cấp huyện (nếu đất đã có sổ đỏ thì Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu đất chua có sổ đỏ thì UBND huyện giải quyết). Tuy nhiên, cũng xin luu ý ràng: Theo Luật Đất đai 2003, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý (không còn thuộc sở hữu của cá nhân nào). Người đang sử dụng đất, có kê khai đăng ký, đóng đầy đủ thuế cho Nhà nước sê được xem xét, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Cho nên, nếu đã có sự tiếp nối với ông nội, và cha ruột để sử dụng liên tục số đất trên thì người cháu cố đó có nhiều khả năng sẽ được xem xét, công nhận có quyền sử dụng đất hợp pháp. Do đó, yêu cầu đòi quyền thừa kế đất của ông khó được UBND cấp huyện (hay sau đó là UBND tỉnh) xem xét, chấp thuận.

--------------

Hết quyền khởi kiện lại để chia thừa kế đất

 3. Hết quyền khởi kiện lại để chia thừa kế đất
3. Hết quyền khởi kiện lại để chia thừa kế đất

Hỏi: Tháng 2/2003, Tòa án nhân dân huyện ra bản án buộc bà T phải chia thừa kế đất cho bà N.A và tôi, mỗi người gần 100 triệu đồng. Khi bản án này có hiệu lực pháp luật thì tôi không nộp đơn yêu cầu thi hành án nên đến nay đã hết thời hiệu thi hành án. Xin hỏi, nay tôi có quyền nộp đơn khởi kiện để yêu cầu Tòa án huyện xử buộc bà T trả lại cho tôi số' tiền trên hay không?

Lương Thị Nguyệt Nga (Xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang)

Trả lời: Theo Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993 (có hiệu lực trong trường hợp của bà) thì thời hiệu thi hành án là 3 năm. Theo đó, trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án là cá nhân có quyền gửi đơn đến cơ quan thi hành án đé yêu cầu thi hành án. Hết thời hạn đó, nếu người được thi hành án không yêu cầu thi hành, thì bản án, quyết định hết hiệu lực thi hành. Thời hiệu thi hành án cúng là 3 năm theo Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 và được tăng lên 5 năm theo Luật Thi hành án dân sự năm 2008.

Theo Điểm b, Khoản 1, Điều 168 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, Tòa án trả lại đơn khởi kiện trong các trường họp “sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” trừ một số trường hợp theo quy định.

Như vậy, nếu vụ án tranh chấp thừa kế đất của bà đã được giải quyết xong vào năm 2003 thì nay bà không thể khởi kiện lại.

------------

 4. Tranh chấp thừa kế đất
4. Tranh chấp thừa kế đất

Hỏi: Anh em chúng tôi đã đủ các thủ tục, điều kiện để họp thân tộc phân chia di sản thừa kế là thửa đất vườn gần 14.000m2, nhưng còn váng người em cùng cha khác mẹ đang định cư ở Pháp, thì có tiến hành họp được không? Xin hỏi, nếu chưa được thì cần thủ tục gì? Thời gian quy định cho người ở nước ngoài về Việt Nam dự họp là bao lâu? Nếu quá thời gian đó thì chính quyền địa phương có tổ chức họp được không?

Phan Đình Vinh

(Đường Quang Trung, tổ 49, phường 10, quận Gò Vấp, TP.HỒ Chí Minh)

Trả lời: Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, việc khai nhận, phân chia di sản thừa kế nếu liên quan đến bất động sản và tài sản khác đã được đăng ký quyền sở hữu như ô tô, tàu thuyền, tiền tiết kiệm...thì phải được chứng nhận của phòng công chứng hoặc UBND cấp huyện. Nếu người em cùng cha khác mẹ của ông đang ở Pháp là đồng thừa kế thì khi thực hiện thủ tục khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế, người em của ông bát buộc phải có mặt.

Trường hợp người em của ông không thể có mặt thì có thể yêu cầu người em đó ra cơ quan đại diện của Việt Nam tại Pháp để làm giấy ủy quyền cho người khác, thay mặt thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến quyền thừa kế di sản theo quy định của pháp luật. Ông nên liên hệ trực tiếp với phòng công chứng hoặc UBND cấp huyện đè được hướng dẫn cụ thể về thủ tục và nội dung ủy quyền trong trường hợp này nhằm đảm bảo tính hợp pháp cho văn bản ủy quyền.

Hiện tại, pháp luật không quy định thời hạn để người Việt Nam định cư ở nước ngoài về nước họp mặt những người thừa kế là bao lâu; chỉ có thời hiệu đề người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản (Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015).

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về việc trả lời một số câu hỏi về luật đất đai phần 9 với chủ đề quyền thừa kế. Mong rằng bạn đọc cảm thấy bài viết này hữu ích đối với bạn. Ngoài ra, bạn đọc có thể theo dõi chuyên mục tư vấn luật để xem thêm các bài viết mới nhất nhé.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

12 phút trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

51 phút trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

2 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

4 giờ trước

Choáng ngợp với loạt biệt thự “đậm mùi tiền” của các đại gia Quận 7

4 giờ trước