Tư vấn: Trường hợp nào cần tờ trình xin chủ trương đầu tư dự án?

Thứ năm, 10/12/2020-16:12

Bạn là một chủ đầu tư? Bạn đang có dự định thực hiện một dự án xây dựng nào đó? Bạn chưa hiểu rõ về các trinh tự, thủ tục xin giấy phép cấp chứng nhận đầu tư? Nhưng có một số trường hợp trước khi xin được giấy phép cấp chứng nhận đầu tư bạn cần phải xin chủ trương đầu tư. Vậy trường hợp nào cần tờ trình xin chủ trương đầu tư dự án? Chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn ở bài viết dưới đây.

Các trường hợp bắt buộc phải có tờ trình xin chủ trương đầu tư dự án

Nền kinh tế của đất nước muốn phát triển vững mạnh thì không thể thiếu sự góp phần của lĩnh vực đầu tư. Do đó, ngày nay luật phát đã ban hành những điều lệ rất rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực đầu tư này phát triển hơn. Đặc biệt, luật đầu tư đã quy định rõ các trường hợp nào phải có tờ trình xin chủ trương đầu tư dự án.


Ảnh 1: Trường hợp nào cần phải có tờ trình xin chủ trương đầu tư dự án (Nguồn: Internet)
Ảnh 1: Trường hợp nào cần phải có tờ trình xin chủ trương đầu tư dự án (Nguồn: Internet)

Các dự án thuộc quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội

Trường hợp đầu tiên mà bạn cần phải xin chủ trương đầu tư dự án không thể không nhắc đến đó chính là các dự án thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Ngoài các dự án công ra thì Quốc hội đã quyết định chủ trương đầu tư đối với 4 loại dự án sau đây:

  • Dự án có tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng đến môi trường hoặc dự án trực tiếp ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Cụ thể là: Dự án nhà máy điện hạt nhân và dự án chuyển mục đích sử dụng đất. Ví dụ như đất khu bảo tồn quốc gia, khu vườn thực nghiệm, nghiên cứu có diện tích từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn sóng, bảo vệ môi trường có diện tích từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất diện tích từ 1000ha trở lên.

Ảnh 2: Mẫu viết tờ trình xin chủ trương đầu tư dự án (Nguồn: Internet)
Ảnh 2: Mẫu viết tờ trình xin chủ trương đầu tư dự án (Nguồn: Internet)
  • Dự án phải áp dụng chính sách, cơ chế đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
  • Di dân tái định cư ở miền núi từ 20.000 người trở lên, ở các vùng khác từ 50.000 người trở lên.
  • Sử dụng đất đã yêu cầu chuyển mục đích sử dụng từ đất dùng trồng lúa nước với quy mô lớn hơn 500 ha và từ hai vụ trở lên.

Các dự án thuộc quyết định chủ trương đầu tư của Chính phủ

Ngoại trừ các dự án đầu tư công giống như Quốc hội thì Chính phủ đã quyết định chủ trương đầu tư đối với một số các dự án sau đây:

  • Dự án không phân biệt nguồn vốn bao gồm một trong các dự án: Xây dựng và kinh doanh cảng biển hàng không, cảng biển quốc gia, vận tải hàng không, sân gôn; chế biến dầu khí; sản xuất thuốc lá điếu; di dân tái định cư ở miền núi từ 10.000 người trở lên, ở các vùng khác từ 20.000 người trở lên; hoạt động kinh doanh đặt cược, cá cược, casino; phát triển kết cấu hạ tầng khu chế xuất, khu công nghiệp, khu chức năng.

Ảnh 3: Dự án thuộc quyết định chủ trương đầu tư của Chính phủ thì bạn cần phải xin chủ trương đầu tư dự án (Nguồn: Internet)
Ảnh 3: Dự án thuộc quyết định chủ trương đầu tư của Chính phủ thì bạn cần phải xin chủ trương đầu tư dự án (Nguồn: Internet)
  • Dự án có quy mô vốn đầu tư lớn hơn 5000 tỷ đồng nhưng không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 điều 30 Luật đầu tư 2014.
  • Dự án quyết định đầu tư của chính phủ theo quy định của pháp luật cũng là một trong những dự án phải cần đến tờ trình xin chủ trương đầu tư dự án.
  • Dự án của nhà đầu tư nước ngoài thuộc lĩnh vực kinh doanh vận tải biển, dịch vụ viễn thông, xuất bản, báo chí, trồng rừng, thành lập tổ chức khoa học công nghệ có 100% vốn nước ngoài.

Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

Trừ các dự án được quy định tại điều 30 và điều 31 của luật đầu tư 2014, dự án được thực hiện tại khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các dự án đầu tư công thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã quyết định đầu tư các dự án sau đây. Đồng thời các dự án này bạn cũng cần phải có tờ trình xin chủ trương đầu tư dự án:


Ảnh 4: Hình ảnh minh họa dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (Nguồn: Internet)
Ảnh 4: Hình ảnh minh họa dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (Nguồn: Internet)
  • Dự án được nhà nước cho thuê đất, giao cho đất mà không phải thông qua đấu thầu, đấu giá hoặc chuyển nhượng. Dự án chuyển mục đích sử dụng đất.
  • Dự án sử dụng công nghệ thuộc danh mục hạn chế chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ các trường hợp mà bạn bắt buộc phải có tờ trình xin chủ trương đầu tư dự án. Tùy vào đặc điểm của mỗi dự án sẽ có cơ quan thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư khác nhau. Hy vọng rằng với những thông tin chúng tôi cung cấp bên trên có thể giúp ích được cho bạn. Cuối cùng đừng quên chia sẻ bài viết này cho mọi người cùng biết đến nha. Chúc bạn thành công.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật