Thực trạng pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai (Phần 2)

Thứ năm, 18/06/2021-15:06

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại CƠ’ sở’, UBND xã, phường, thị trấn

Thủ tục hòa giải chấp đất đai tại cơ sở

 Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai
Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai

Việc hòa giải phải phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tôn trọng sự tự nguyện, khách quan, quyền, lợi ích hợp pháp của các bên, không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.

Để hòa giải tranh chấp đất đai đạt được hiệu quả, phát huy vai trò ở cấp cơ sở, UBND xã, phường, thị trấn Luật Hòa giải cơ sở, Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định 43/2004/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều Luật đất đai đã quy định thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai phải được tiến hành như sau:

Khi tranh chấp đất đai xảy ra thì các bên phải tự hòa giải, thực chất là việc các bên tranh chấp tiến hành gặp gỡ, trao đổi, tự thương lượng và thỏa thuận với nhau về ẩn đề đang tranh chấp (khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013).

Đây là thủ tục đầu tiên đê các bên tiến hành thủ tục tiếp theo là hòa giải ở tổ hòa giải. Ở giai đoạn này trên phương diện pháp lý Nhà nước không có bất kỳ sự can thiệp, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí, sự định đoạt của các bên tranh chấp.

Trong trường hợp không thoả thuận được thì thông qua hoà giải ở cơ sở để giải quyết tranh chấp đất đai. Thủ tục hòa giải ở cơ sở được thực hiện trước đây theo quy định của Luật Hòa giải cơ sở. Thủ tục được tiến hành cụ thể như sau:

Về căn cứ tiến hành hòa giải: Hòa giải ở cơ sở được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau đây:

Thứ nhất là một bên hoặc các bên yêu cầu hòa giải;

Thứ hai là khi hòa giải viên chứng kiến hoặc biết vụ, việc thuộc phạm vi hòa giải;

Thứ ba là theo phân công của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (Điều 16 Luật Hòa giải cơ sở).

Về người tiến hành hòa giải: Việc hòa giải có thể do một hòa giải viên hoặc một số người trong tổ hòa giải tiến hành. Hòa giải viên ở cơ sở sẽ tiến hành hòa giải khi có một trong những căn cứ nên trên, tuy nhiên nhiều khi các bên không thống nhất lựa chọn được hòa giải viên thì Tổ trưởng tổ hòa giải sẽ phân công hòa giải viên tiến hành hòa giải.

Đồng thời, Tổ trưởng tổ hòa giải không phân công hòa giải viên tiến hành hòa giải nếu có căn cứ cho rằng hòa giải viên có quyền, lợi ích, nghĩa vụ liên quan đến vụ, việc hòa giải hoặc có lý do khác dẫn đến không thể bảo đảm khách quan, công bằng trong hòa giải. Trong quá trình hòa giải, nếu hòa giải viên vi phạm nguyên tắc hoạt động hòa giải hoặc nghĩa vụ khác của hòa giải viên thì tổ trưởng tổ hòa giải phân công hòa giải viên khác thực hiện việc hòa giải.

Tổ viên Tổ hoà giải có thể mời người ngoài Tổ hoà giải thực hiện việc hòa giải hoặc cùng tham gia hoà giải, Người được mời có thể là người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội và có uy tín đối với các bên tranh chấp.

Trong từng trường hợp cụ thể, người được mời có thể là người thân thích, bạn bè, người hàng xóm của một hoặc các bên, người cao tuổi, người biết rõ nguyên nhân tranh chấp.

Trong trường họp các bên tranh chấp ở các cụm dân cư có các tổ hoà giải khác nhau, thì các tổ hoà giải đố phối hợp để thực hiện việc hòa giải. Việc phối hợp hoà giải do Tổ trưởng hoặc người được Tổ trưởng phân công hoà giải thực hiện. Các tổ viên là người thực hiện việc hòa có thể trực tiếp phối hợp với nhau, nhưng phải báo cáo ngày với Tổ trưởng về ’* ;. phối hợp thực hiện việc hòa giải.

Trong trường hợp không thể tiếp tục tiến hành hòa giải, tổ viên Tổ hoà giải có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho Tổ trưởng và bàn giao công việc cho tố viên khác được Tổ trưởng phân công (Điều 18 Luật Hòa giải cơ sở).

Về địa điểm, thời gian tiến hành việc hoà giải: Địa điểm hòa giải là nơi xảy ra việc hoặc nơi do các bên hoặc hòa giải viên lựa chọn, bảo đảm thuận lợi cho các bên. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày được phân công, hòa giải viên bắt đầu tiến hành hòa giải, trừ trường hợp cần thiết phải hòa giải ngay khi chứng kiến vụ, việc đặc các bên có thỏa thuận khác về thời gian hòa giải.

+ Tiến hành hòa giải: Hòa giải được tiến hành trực tiếp, bằng lời nói với sự có mặt của các bên. Hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai theo ý kiến thống nhất của các bên. Tùy thuộc vào vụ, việc cụ thể, trên cơ sở quy định của pháp luật, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân, hòa giải viên áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm giúp các bên hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên trong vụ, việc để các bên thỏa thuận việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh, chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó. Trong quá trình hòa giải hòa giải viên có trách nhiệm ghi nội dung vụ, việc hòa giải vào sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở.

+ Kết thúc việc hòa giải: Việc hòa giải ở cơ sở được coi là kết thúc trong các trường hợp như sau:

Thứ nhất, việc hòa giải được kết thúc khi các bên đã đạt được thỏa thuận và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó.

 việc hòa giải được kết thúc khi các bên đã đạt được thỏa thuận
việc hòa giải được kết thúc khi các bên đã đạt được thỏa thuận

Trong trường hợp việc thực hiện thỏa thuận có khó khăn, thì tổ viên Tổ hoà giải động viên, thuyết phục các bên thực hiện thỏa thuận và có thể đề nghị Trưởng thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố hoặc kiến nghị với ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tạo điều kiện để các bên tự nguyện thực hiện thỏa thuận.

Thứ hai, trong trường hợp các bên không thể đạt được thỏa thuận và việc tiếp tục hòa giải không thể đạt kết quả, thì hòa giải viên hướng dẫn cho các bên làm thủ tục cần thiết để đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Theo quy định tại khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 nếu các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Thực tiễn cho thấy công tác hòa giải ở cơ sở thôn xóm đã góp phần giải bới tranh chấp đất đai đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đóng góp cho việc ổn định tình hình trật tự tại địa phương, giữ gìn tình làng nghĩa xóm. Sau đây là một vài ví dụ điểm hình những địa phương đã làm tốt công tác hòa giải trong thời gian qua.

Thôn 3, xã biên giới Thiện Hưng có 294 hộ với 1.178 người, phát triển kinh tế chủ yếu bằng nông nghiệp và chăn nuôi. Với sự vào cuộc của tổ hòa giải, nhiều vụ việc liên quan đến tranh chấp đất đai, mâu thuẫn gia đình đều được giải quyết ổn thỏa, hợp tình, hợp lý. Tổ trưởng Tổ hòa giải thôn 3 đã làm tốt hoạt động hòa giải, các thành viên trong tổ tự tìm hiểu thêm về pháp luật, nhất là những luật liên quan đến các sự việc thường gặp là Luật Đất đai để tuyên truyền, giải thích cho người dân. Bên cạnh đó, mời cán bộ tư pháp xã về thôn tuyên truyền, phố biến pháp luật cho nhân dân trong các cuộc họp. Từ đó nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dân nhằm hạn chế các tranh chấp dân sự ở địa bàn.

Tổ hòa giải đã phối hợp Ban điều hành, Ban công tác mặt trận thôn và những người hiểu biết pháp luật tìm hiểu tình hình thực tế, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của gia đình, phân tích rõ đúng sai sự việc. Nhờ đó, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân đã được hóa giải. Hiện nay, xã có 9 tổ hòa giải tại 9 thôn với hầu hết là người có uy tín, hiểu biết pháp luật, gồm đại diện ban công tác mặt trận, trưởng thôn, bí thư chi bộ, các chi hội nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh, đoàn thanh niên, người cao tuổi.

Từ đầu năm đến nay, các tổ đã hòa giải thành công nhiều vụ việc mâu thuẫn phát sinh trong cộng đồng như: tranh chấp đất đai, gây rối trật tự công cộng... Nhờ phát huy vai trò của các tổ hòa giải mà vụ việc vi phạm pháp luật, tranh chấp đất ở xã Thiện Hưng ít xảy ra, hạn chế đơn thư khiếu nại vượt cấp.

Các hoạt động hòa giải ở cơ sở đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức mỗi cá nhân về chấp hành pháp luật, gắn kết tình làng nghĩa xóm. Mặt khác, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trên. địa bàn xã Thiện Hưng có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư và thôn 3 là một trong những điểm sáng.

Một trường hợp khác là trên địa bàn thành phố Tam Điệp đã có 120 tổ hòa giải với 732 hòa giải viên. Từ năm 2014 đến nay, các tổ hòa giải ở cơ sở đã tiếp nhận 89 vụ việc, trong đó hòa giải thành công 76 vụ việc. Hoạt động của các Tổ hòa giải trên địa bàn thành phố đã phát huy hiệu quả trong đời sống cộng đồng, góp phần củng cố khối đoàn kết toàn dân, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của đông đảo các tầng lớp dân cư; góp phần đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội; giảm các vụ việc mâu thuẫn, xích mích trong gia đình và khu dân cư...

Không chỉ riêng Tp. Tam Điệp, UBND huyện Yên Mô cũng đã quan tâm chỉ đạo UBND các xã, thị trấn phối hợp với UBMTTQ cùng cấp kịp thời thành lập, kiện toàn 232 tổ hòa giải với 1.500 hòa giải viên. Các tổ hòa giải hoạt động có hiệu quả, góp phần tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, giữ vững an ninh trật tự xã hội, hạn chế các tranh chấp khiếu nại, tố cáo vượt cấp trong nhân dân trên địa bàn huyện.

Để có được kết quả đó, UBND - UBMTTQ huyện Yên Mô đã thường xuyên phối hợp với phòng Tư pháp tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cũng như kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho các tổ hòa giải theo hướng dẫn của Sở Tư pháp cho đội ngũ hòa giải viên các cấp tại 17/17 xã, thị trấn trong huyện.

Trong quá trình thực hiện, UBND huyện Yên Mô và TP. Tam Điệp đã chủ động tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ hòa giải viên cơ sở, ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ về thành lập, kiện toàn đội ngũ hòa giải viên ở thôn, tổ dân phố theo đúng quy trình quy định.

Bên cạnh đó, phối hợp với MTTQ và các tổ chức đoàn thể cùng cấp triển khai thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở nhất với nhiều hình thức phong phú như: thông qua hội nghị, hội thi, tập huấn nghiệp vụ, tổ chức ngày pháp luật, tư vấn, giải thích pháp luật, trợ giúp pháp lý lưu động, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, tổ chức chỉ đạo Hội thi “Hòa giải viên giỏi” cấp xã, cấp huyện, tham gia hội thi cấp tỉnh...

Qua hơn 3 năm thực hiện, Luật Hòa giải ở cơ sở góp phần xây dựng, củng cố và nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền cơ sở, nhiều mô hình hay, cách làm mới ra đời đã giúp cho việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh được thực hiện ngay tại cộng đồng dân cư nhất là tranh chấp đất đai 20.

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy việc hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở còn nhiều bất cập. Do trình độ học vấn và trình độ hiểu biết pháp luật của đội ngũ hòa giải viên chưa được củng cố và nâng cao nhất là ở các địa bàn miền núi, hòa giải viên thường là các già làng, trưởng bán có uy tín trong cộng đồng dân cư nên họ thường giải quyết sự vụ theo kinh nghiệm sống, theo luật tục mà chưa dựa trên quy định của pháp luật.

một số địa phương lại chưa khuyến khích, huy động được những người đã từng làm công tác pháp luật có đủ tiêu chuẩn tham gia làm hòa giải viên tại địa bàn sinh sống hoặc hỗ trợ, giúp đỡ hòa giải viên thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở. Thậm chí, một số trường hợp do hòa giải viên không nắm vững các quy định nên vẫn tiến hành hòa giải những vụ việc không thuộc phạm vi hòa giải như các trường hợp tranh chấp nhà đất liên quan đến ly hôn, thừa kế. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở, thậm chí xâm phạm, ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp.

Thực tế cho thấy, ở đâu làm tốt công tác hòa giải thì ở đó an ninh trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo, khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố và phát huy. Các giải viên không kể bất cứ thời gian nào, dù là ngày hay đêm, khi xóm dưới, làng trên có chuyện xảy ra, họ lại có mặt, kiên trì hóa giải mâu thuẫn, kết nối yêu thương và đưa pháp luật gần hơn với nhân dân.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Hải Phòng: Phân lô bán nền 500 nghìn m2, hơn 3.000 lô đất bung hàng

Tin mới cập nhật

“Mở kho” đấu thầu vàng để giữ vững kho ngoại tệ

13 giờ trước

Chuyên gia Dragon Capital chỉ ra 3 yếu tố giúp thị trường chứng khoán tăng trưởng

18 giờ trước

Đất nền mới chỉ “rục rịch” có giao dịch, chưa thực sự “nóng” như lời đồn

19 giờ trước

Sở hữu 3 căn hộ cho thuê mang lại thu nhập ổn định, 9X khuyên Gen Z: “Nên mua nhà sớm!”

19 giờ trước

Làm thế nào để kiểm soát rủi ro khi vay tiền mua nhà?

22 giờ trước