Thông tin cơ bản về việc thay đổi địa chỉ có phải làm lại sổ đỏ

Thứ tư, 11/11/2020-16:11

Liên quan đến vấn đề đất đai, thủ tục giấy tờ luôn là cần phải có sự đảm bảo chắc chắn. Bởi đây là khối tài sản lớn mà bất cứ ai cũng quan tâm. Một trong những vấn đề khiến nhiều người thắc mắc hiện nay là thay đổi địa chỉ có phải làm lại sổ đỏ hay không và Nghị định về nhà ở thuộc sở hữu nhà nước. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết sau.

 Ảnh 1: Tìm hiểu về các vấn đề nhà đất Nguồn: Internet
Ảnh 1: Tìm hiểu về các vấn đề nhà đất Nguồn: Internet

Thay đổi địa chỉ có phải làm lại sổ đỏ?

Khi chuyển nhà bạn có cần phải thay đổi địa chỉ ở trong sổ đỏ của mảnh đất đó hay không? Và thủ tục, các bước tiến hành sẽ như thế nào?

Thay đổi địa chỉ KHÔNG phải làm lại Sổ đỏ

Thông tin của chủ sở hữu hoặc người sử dụng đất cũng như tài sản trên đất được ghi rất cụ thể, chi tiết trong trang 1 của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là Sổ đỏ. Điều này được quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT.

Việc thay đổi địa chỉ chỉ là thay đổi địa chỉ thường trú của người sở hữu mà thôi chứ hoàn toàn không phải là thay đổi địa chỉ của miếng đất đó. Vì vậy, người sử dụng đất, chủ sở hữu các tài sản trên đất chỉ cần thực hiện đăng ký yêu cầu sửa đổi địa chỉ mà KHÔNG cần cấp lại sổ đỏ.

Thủ tục để thay đổi địa chỉ thường trú trên sổ đỏ

Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ để thay đổi địa chỉ thường trú trong sổ đỏ được quy định tại Khoản 6 Điều 7 của Thông tư 33/2017/TT-BTNMT. Theo đó, hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đăng ký biến động thông tin theo mẫu số 09/ĐK
  • Bản gốc của Sổ đỏ đã được cấp
  • Bản sao của Sổ hộ khẩu

Khi đi nộp hồ sơ hãy mang theo chứng minh thư hoặc căn cước công dân dể nếu cần có thể xuất trình.

 Ảnh 2: Thay đổi địa chỉ có phải làm lại sổ đỏ? Nguồn: Internet
Ảnh 2: Thay đổi địa chỉ có phải làm lại sổ đỏ? Nguồn: Internet

Trình tự thực hiện sửa đổi

Bước 1: Nộp hồ sơ

Nơi nộp hồ sơ sửa đổi địa chỉ có thể là 1 trong những nơi:

  • Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện
  • Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối với các địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai
  • Bộ phận một cửa của huyện
  • UBND cấp xã nơi có đất

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Nếu hồ sơ đã đầy đủ thông tin, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm phải giải quyết đúng thời gian. Trong trường hợp thiếu giấy tờ, thì cơ quan tiếp nhận phải thông báo cho người nộp hồ sơ thời gian tối đa là 3 ngày.

Bước 3: Cơ quan chức năng giải quyết yêu cầu của công dân.

Bước 4: Trả kết quả

Kết quả sẽ được trả cho công dân trong thời gian không quá 3 ngày làm việc.

Công dân khi nhận sổ đỏ phải kiểm tra thật kỹ các thông tin, nếu có bất cứ sai sót nào phải báo ngay để bộ phận trả kết quả giải quyết. Thời hạn được phép để giải quyết khi có sai sót là:

  • 10 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ. Đối với một số địa phương đặc biệt không quá 20 ngày.
  • Thời gian giải quyết không tính ngày nghỉ, lễ theo quy định của pháp luật.
 Ảnh 3: Nắm chắc thông tin để thực hiện thủ tục nhanh chóng hơn Nguồn: Internet
Ảnh 3: Nắm chắc thông tin để thực hiện thủ tục nhanh chóng hơn Nguồn: Internet

Nghị định về nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

Điều kiện để mua nhà thuộc quyền sở hữu của nhà nước ra sao cũng là điều khiến nhiều người quan tâm. Tất cả đều được quy định tại Nghị định về nhà ở thuộc sở hữu nhà nước mà nếu bạn có nhu cầu có thể tham khảo đầy đủ. Nội dung chính của Nghị định là:

Hồ sơ để được mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

  • Đơn đề nghị mua nhà ở của nhà nước.
  • Bản sao của 1 trong các giấy tờ tùy thân: chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, thẻ quân nhân còn giá trị.
  • Hợp đồng thuê nhà ở hợp pháp cùng với các loại giấy tờ có thể chứng minh rằng bạn đã nộp thuế đầy đủ, chi phí quản lý vận hành nhà ở đó cho đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị mua nhà.
  • Các giấy tờ chứng minh bạn thuộc đối tượng miễn hoặc giảm tiền khi mua nhà ở nhà nước.

Giá bán của nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

Giá nhà ở thuộc sở hữu nhà nước đối với các trường hợp trước ngày 5/7/1994 gồm có tiền nhà và tiền sử dụng đất. Cụ thể:

  • Giá tiền xác định dựa trên giá trị còn lại của nhà ở và các hệ số đã điều chỉnh giá trị sử dụng.
  • Đối với nhà nhiều tầng và có nhiều hộ ở thì tính bằng 10% của giá đất khi chuyển quyền sử dụng.
  • Nhà ở 1 tầng hoặc nhiều tầng nhưng chỉ có 1 hộ thì tính bằng 40% giá đất khi chuyển quyền.
  • Nhà biệt thự có nhiều hộ thì diện tích đất sẽ tính vào từng hộ. Mỗi họ sẽ gồm tiền đất riêng không tranh chấp, diện tích đất đã xây dựng.
  • Nhà riêng lẻ có khả năng sinh lợi cao thì UBND cấp tính sẽ quyết định về hệ số.
 Ảnh 4: Nghị định về nhà ở thuộc sở hữu nhà nước Nguồn: Internet
Ảnh 4: Nghị định về nhà ở thuộc sở hữu nhà nước Nguồn: Internet

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về thay đổi địa chỉ có phải làm lại sổ đỏ nghị định về nhà ở thuộc sở hữu nhà nước để những ai đang có nhu cầu có thể tham khảo nhanh chóng, hiệu quả.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Giải quyết tranh chấp đất đai khi đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

5 giờ trước

Hỏi về điều kiện, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất có nhiều mục đích sử dụng?

5 giờ trước

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

5 giờ trước

Quý I/2024, Techcombank ghi nhận lãi kỷ lục, tăng 38,3% so với cùng kỳ

12 giờ trước

Tuổi Sửu hợp hướng nào? Bí quyết chọn hướng nhà “thu hút” tài vận cho người tuổi Sửu

14 giờ trước