Phạm vi kinh doanh bất động sản vấn đề quanh phạm vi bất động sản

Thứ năm, 13/02/2020-16:02

Theo Điều 60 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 thì: “Tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền kinh doanh các dịch vụ môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản, tư vấn bất động sản, quản lý bất động sản theo quy định của Luật này”.

Có thể bạn quan tâm: Những Điểm Mới Nhất Của Luật Kinh Doanh Bất Động Sản

Quy định này có thể hiểu Phạm vi kinh doanh bất động sản của các loại chủ thể kinh doanh được quy định giống nhau. Họ có thể thực hiện tất cả các dịch vụ về bất động sản nếu đáp ứng được các điều kiện do pháp luật định.

 Phạm vi kinh doanh bất động sản
Phạm vi kinh doanh bất động sản

Phạm vi kinh doanh bất động sản lĩnh vực hàng hóa

Đối với hành vi kinh doanh này, pháp luật quy định khác nhau tùy thuộc vào loại chủ thể:

Đối với tổ chức, cá nhân trong nước

Theo Khoản 1 Điều 11 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 thì tổ chức, cá nhân trong nước được kinh doanh bất động sản dưới các hình thức sau đây:

a) Mua nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;

b) Thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại

c) Đối với đất được Nhà nước giao thì được đầu tư xây dựng

nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua; chuyển nhượng quyền sử lại 1 đổi (lưới hạnh thức phân lô, bán nền theo quy định của pháp HỘI VÀ Ất đai; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật nghĩa trang, nghĩa || để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng kỹ thuật

d) Đối với đất được Nhà nước cho thuê thì được đầu tư xây (ựng nhà ở để cho thuê; đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng không phải là nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;

đ) Đối với đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;

e) Đối với đất nhận chuyển nhượng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;

g) Đối với đất thuế của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để cho thuê theo đúng mục đích sử dụng đất;

h) Nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản của chủ đầu tư để xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua

 Luật kinh doanh bất động sản đối với cá nhân, tổ chức
Luật kinh doanh bất động sản đối với cá nhân, tổ chức

i) Nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để chuyển nhượng, cho thuê đất đã có hạ tầng kỹ thuật đó.

Nếu so sánh với Luật Kinh doanh bất động sản 2006, quy định của Luật Kinh doanh bất động sản hiện hành rất không hợp lý vì nó có sự đan xen, lồng ghép giữa hình thức hoạt động kinh doanh bất động sản với hình thức xác lập quyền sử dụng đất và hình thức sử dụng đất, thậm chí cả nguồn gốc dự án bất động sản (do chủ đầu tư tự lập hay nhận chuyển nhượng từ người khác).

Cách quy định này rất khó để nắm bắt và áp dụng trên thực tế. Rõ ràng, quy định của Luật Kinh doanh bất động sản hiện hành đã “lấn sân” Luật Đất đai khi đề cập đến cả các hình thức xác lập quyền sử dụng đất để kinh doanh doanh bất động sản. Đáng tiếc là các quy định này đều không phù hợp vì chúng không dựa trên các quy định của pháp luật đất đai về mục đích sử dụng đất. Sự tùy tiện này có thể gây nhầm lẫn, thậm chí là vi phạm pháp luật khi sử dụng đất cho mục đích kinh doanh bất động sản''.

Thực chất, nếu lược bỏ bớt các yếu tố không cần thiết nói trên thì phạm vi kinh doanh hàng hóa bất động sản của tổ chức, cá nhân trong nước có thể xác định gồm các hình thức:

(i) Đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để kinh doanh;

(ii) Mua nhà, công trình xây dựng để kinh doanh dưới hình thức bán, cho thuê, cho thuê mua;

(iii) Thuê nhà, công trình xây dựng để kinh doanh theo hình thức cho thuê lại;

(iv) Kinh doanh quyền sử dụng đất ở theo hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền;

(v) Kinh doanh hạ tầng kỹ thuật, bao gồm cả trường hợp kinh doanh kết cấu hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa.

Có rất nhiều vấn đề xung quanh luật đất đai và nhà ở vậy bạn có biết là có những quy định chung về luật đất đai và nhà ở không cùng tham khảo bài viết : Quy định chung luật đất đai và nhà ở  để có thêm kiến thức về luật đất đai nhà ở

Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Phạm vi kinh doanh bất động sản của 2 loại chủ thể này được quy định tại Khoản 2, 3 Điều 11 Luật Kinh doanh bất động sản 2014. So với tổ chức, cá nhân trong nước, 2 loại chủ thể này không được thực hiện các hành vi kinh doanh sau:

- Mua nhà, công trình xây dựng để kinh doanh dưới hình thức bán, cho thuê, cho thuê mua;

- Kinh doanh quyền sử dụng đất ở theo hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền;

- Kinh doanh kết cấu hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa.

 Phạm vi kinh doanh của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Phạm vi kinh doanh của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Nếu căn cứ vào cách thức xác lập quyền sử dụng đất để kinh doanh thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có phạm vi kinh doanh hợp nhất, bởi nó không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong “khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để kinh doanh theo đúng mục đích sử dụng đất hoặc “thuê đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để cho thuê theo đúng mục đích sử dụng đất” như người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Những hình thức kinh doanh còn lại mà hai chủ thể này được phép thực hiện giống như tổ chức, cá nhân trong nước.

Có thể bạn quan tâm: Quy Định Riêng Đối Với Kinh Doanh Bất Động Sản Trong Tương Lai

Nhìn chung, sự khác biệt trong phạm vi kinh doanh bất động sản hàng hóa giữa các loại chủ thể trong và ngoài mang tính chất “kế thừa” từ Luật Kinh doanh bất động sản 2006 và quy định của pháp luật đất đai. So với pháp luật giai đoạn trước thì Luật Kinh doanh bất động sản 2014 đã “nới rộng” phạm vi kinh doanh của các chủ thể có yếu tố nước ngoài ở hoạt động “thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại”.

Ngoài ra bạn có thể xem thêm nhiều thông tin luật mới nhất tại website tin tức của chúng tôi . Xin chân thành cảm ơn!

 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Giá nhà tăng chóng mặt, người trẻ Việt cần làm gì để sớm mua được nhà?

39 phút trước

Chuyên gia World Bank: Cải cách cơ cấu đóng vai trò thiết yếu để duy trì triển vọng tăng trưởng trong dài hạn

1 giờ trước

Đầu tư vào AI giúp cổ phiếu SoftBank phá đỉnh lịch sử

2 giờ trước

Quý I/2024, doanh số bán lẻ trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng “đột phá”

2 giờ trước

Cần tiếp cận rộng rãi và tổng thể hơn với Fintech?

2 giờ trước