Cẩm nang hữu ích dành cho người nước ngoài mua đất tại Việt Nam

Thứ hai, 07/06/2021-20:06

Người nước ngoài sang Việt Nam định cư và sinh sống ngày càng đông. Cho nên họ cũng có những nhu cầu mua bán nhà đất. Tuy nhiên điều kiện người nước ngoài mua đất ở Việt Nam thế nào, có những quy định gì là điều mà nhiều người muốn tìm hiểu. Hãy tham khảo bài viết để rõ hơn về quy định Luật đất đai nhé!

Người nước ngoài mua đất ở Việt Nam được không?

Theo Luật đất đai 2013, điều 5 có quy định về những người có quyền được sử dụng đất do Nhà nước giao trong đó có yếu tố nước ngoài đó là:

  • Các cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài đang có những dự án đầu tư xây dựng tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và các bên liên quan.
  • Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có các chi nhánh và văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
  • Cá nhân có quốc tịch nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
 Ảnh 1: Người nước ngoài có được mua đất ở Việt Nam hay không? ( ảnh minh họa )
Ảnh 1: Người nước ngoài có được mua đất ở Việt Nam hay không? ( ảnh minh họa )
  • Theo các dự án tại Việt Nam, đầu tư và xây dựng nhà ở theo các quy định của pháp luật.
  • Có thể mua, thuê, nhận tặng cho, thừa kế nhà ở bao gồm chung cư và nhà ở riêng lẻ trong các dự án đầu tư và xây dựng nhà. Tuy nhiên trong đó phải ngoại trừ những khu vực bảo đảm an ninh quốc phòng theo quy định của Chính Phủ. Những người Việt định cư ở nước ngoài cũng cần theo quy định pháp luật của quốc tịch.

Lư ý là người nước ngoài không được tham gia mua bán, chuyển được bất kỳ loại đất nông nghiệp hay đất công nghiệp nào mà chỉ được mua nhà ở qua đầu tư theo dự án hoặc mua nhà thương mại và nhà ở riêng lẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên người sinh sống ở nước ngoài nhưng có quốc tịch Việt Nam được quyền mua đất tại Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm: 3 bước tiết kiệm tiền tự động mua nhà không thể bỏ qua

Điều kiện người nước ngoài mua đất tại Việt Nam

Người nước ngoài, mang quốc tịch nước ngoài nhưng có bố mẹ mang quốc tịch Việt Nam được gọi là “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài” theo pháp luật quốc tịch được mua đất ở Việt Nam. Điều này thể hiện trong Luật quốc tịch năm 2008, khoản 3.

Theo Luật nhà ở 2014 cũng đã mở nút thắt cho thị trường bất động sản khi cho kiểu bào và người nước ngoài được mua nhà ở Việt Nam.

Hơn nữa, người nước ngoài đó phải nằm trong diện được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Trong đó trừ các trường hợp được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.

Tiếp đến, hộ chiếu của người nước ngoài phải còn giá trị và có dấu nhập cảnh của Cục xuất nhập cảnh Việt Nam thì mới được quyền mua nhà ở Việt Nam.

Cuối cùng, người nước ngoài phải có đủ các năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, các nhân người nước ngoài không nhất thiết phải đăng ký đối với các thủ tục tạm trú hoặc thường trú.

 Ảnh 2: Điều kiện người nước ngoài mua đất ở Việt Nam. (Nguồn Internet)
Ảnh 2: Điều kiện người nước ngoài mua đất ở Việt Nam. (Nguồn Internet)

Với nguồn lực cộng đồng người Việt ở nước ngoài vô cùng to lớn, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài luôn xác định tầm quan trọng và động lức thúc đẩy kinh tế Việt Nam của đối tượng này.

Lượng kiều hối đổ về đầu tư kinh doanh, sản xuất của Việt Nam lớn, đứng Top 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới. Và lĩnh vực bất động sản cũng là một trong những lĩnh vực thu hút kiều hối.

Do vậy việc mua và sở hữu nhà đất hợp pháp là chính đáng và cần khuyến khích để tạo động lực phát triển nền kinh tế Việt Nam.

Quy trình và thủ tục người nước ngoài mua đất tại Việt Nam diễn ra như thế nào?

Để người nước ngoài mua đất tại Việt Nam và nhận được Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hay được gọi là sổ đỏ thì phải chuẩn đị đầy đủ các hồ sơ cần thiết như sau:

  • Mẫu đơn đề nghị xin cấp Giấy chứng nhận (04/ĐK theo TT 23/2014/TT-BTNMT)
  • Hộ chiếu vẫn còn giá trị và có dấu đóng nhập cảnh
  • Hợp đồng mua bán nhà ở (bản sao và được công chứng)
 Ảnh 3: Người nước ngoài phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ để mua nhà tại Việt Nam (Nguồn: Internet)
Ảnh 3: Người nước ngoài phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ để mua nhà tại Việt Nam (Nguồn: Internet)

Sau khi đã thực hiện bước chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, người nước ngoài phải đi đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở tại địa phương để nộp hồ sơ. Ngoài ra, có một điểm cần mọi người phải lưu ý đó là sau khi hợp đồng mua bán giữa hai bên hoàn tất, những thủ tục trên sẽ được chủ đầu tư của dự án này một phần hổ trợ.

Cuối cùng, khoảng 3 đến 6 tháng sau người nước ngoài sẽ nhận được Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Tuy nhiên với điều kiện hồ sơ được các cơ quan chức năng công nhận hợp lệ và người nước ngoài thực hiện đóng các khoản phí, thuế như theo giấy thông báo của cơ quan nhà nước.

Thời gian sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam

Khi mua chung cư hoặc là nhà ở tại Việt Nam, từ ngày được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì người nước ngoài được khoảng thời gian sở hữu lên tới 50 năm. Khi đã đến thời hạn 50 năm, nếu có nhu cầu sử dụng thì người đó phải đi đến các cơ quan chức năng tại địa phương để tiến hành gia hạn thời gian.

Trong trường hợp người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc người Việt định cư ở nước ngoài thì người nước ngoài được sở hữu nhà tương tự như công dân Việt Nam dưới hình thức ổn định và lâu dài.

Bên chuyển nhượng sẽ có thời gian sở hữu nhà trong thời gian còn lại trên Giấy chứng nhận chứ không còn là 50 năm như ban đầu trong trường hợp chuyển nhượng đất cho người nước ngoài.

Nếu đã hết thời gian sở hữu 50 năm mà người nước ngoài không thực hiện xin gia hạn, không bán hoặc cho các đối tượng thuộc sở hữu nhà ở Việt Nam thì thửa đất hoặc căn nhà đó sẽ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước.

 Ảnh 4: Thời hạn sở hữu nhà của người nước ngoài khi mua ở Việt Nam (Nguồn: Internet)
Ảnh 4: Thời hạn sở hữu nhà của người nước ngoài khi mua ở Việt Nam (Nguồn: Internet)

Quyền sử dụng đất cho người nước ngoài

 Ảnh 5: Quyền sử dụng đất cho người nước ngoài
Ảnh 5: Quyền sử dụng đất cho người nước ngoài

Theo luật Nhà ở 2014 quy định:

Điều 159. Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài

a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Điều 160. Điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Đối với cá nhân nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, người nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở thương mại trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thông qua việc mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế. Người nước ngoài phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật thì mới được sở hữu nhà ở và căn hộ chung cơ tại Việt Nam.

Để chứng minh được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam (Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở) 

Do đó, bạn muốn mua một căn hộ tại Việt Nam thì phải đáp ứng được những điều kiện như trên. Thông thường, người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam không quá 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận (có thể gia hạn một lần không quá 50 năm).

Trường hợp bạn muốn tặng cho căn hộ cho người khác cũng là người nước ngoài thì người đó cũng phải đáp ứng được những điều kiện nêu trên mới có thể được công nhận quyền sở hữu đối với căn hộ. Ngoài ra khi bạn tặng cho nhà ở cho người khác thì còn phải tuân thủ quy định sau của Nghị định 99/2015/NĐ-CP về thời hạn sở hữu nhà ở:

Điều 7. Thời hạn sở hữu nhà ở

Trường hợp trước khi hết hạn sở hữu nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài bán hoặc tặng cho nhà ở thì người mua, người được tặng cho được sở hữu nhà ở theo quy định sau đây:

b) Trường hợp bán hoặc tặng cho nhà ở cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì bên mua, bên nhận tặng cho chỉ được sở hữu nhà ở trong thời hạn còn lại; khi hết thời hạn sở hữu còn lại mà chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm theo quy định tại Điều 77 của Nghị định này;

c) Bên bán, bên tặng cho nhà ở phải nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam."

Có thể bạn quan tâm: Các bước để chọn mua nhà, thuê nhà một cách khôn ngoan

2. Về thủ tục

Theo quy định tại Điều 9 Luật Nhà ở 2014, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Để tặng cho nhà ở mà bạn sở hữu cho người thân thì bạn phải lập hợp đồng tặng cho tài sản. Sau đó làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Người nhận tặng cho thực hiện thủ tục như sau:

- Hợp đồng tặng cho quyền sở hữu nhà;

- Giấy tờ chứng minh người nhận tặng cho được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự

- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

- Văn bản của chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại (người sử dụng đất) đồng ý cho bạn được tặng cho quyền sở hữu nhà ở.

Người nhận tặng cho nộp 01 bộ hồ sơ trên đến Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì nộp hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, người nhận tặng cho sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

Như vậy, bài viết ngày hôm nay đã giới thiệu với các bạn về cẩm nang dành cho người nước ngoài mua đất ở Việt Nam. Hy vọng rằng những kiến thức trên sẽ phần nào hữu ích với mọi người trong cuộc sống. Bên cạnh đó, các bạn cũng đừng quên chia sẻ bài viết này tới bạn bè và người thân xung quanh.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

9 phút trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

2 giờ trước

Choáng ngợp với loạt biệt thự “đậm mùi tiền” của các đại gia Quận 7

2 giờ trước

Thanh Hóa chuẩn bị có thêm khu công nghiệp công nghệ cao 353 ha

2 giờ trước

Hà Nội: Đất đấu giá ven đô “nóng” trở lại, có lô giá khởi điểm 75 triệu đồng/m2

2 giờ trước