Quy định trong mẫu tờ trình xin phê duyệt chủ trương đầu tư

Chủ nhật, 07/06/2021-10:06

Xét duyệt chủ trương đầu tư là thủ tục quan trọng cần hoàn thành trong giai đoạn tiền đầu tư. Vậy đơn vị thực hiện nên chuẩn bị những gì? Nội dung trong mẫu tờ trình xin phê duyệt chủ trương đầu tư bao gồm danh mục gì? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để cập nhật thông tin chi tiết về chủ đề này nhé!

Có thể bạn quan tâm: Mẫu Quyết Định Phê Duyệt Chủ Trương Đầu Tư Mới Nhất Năm 2021

Tại sao dự án cần xin chủ trương đầu tư?

Theo quy định của nhà nước, các dự án có quy mô lớn cần thực hiện thủ tục tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư. Dự án được cơ quan có thẩm quyền xem xét kỹ lưỡng nhằm đảm bảo không xảy ra rủi ro nghiêm trọng ảnh hưởng đến quốc gia. Hầu như dự án nằm trong phần mục phải xin chủ trương đầu tư thuộc loại dự án lớn. Các dự án có vai trò quan trọng hoặc trực tiếp ảnh hưởng đến nền móng đất nước như chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội.

 Ảnh 1: Chủ đầu tư xin phê duyệt đối với các dự án có quy mô lớn (Nguồn: Internet)
Ảnh 1: Chủ đầu tư xin phê duyệt đối với các dự án có quy mô lớn (Nguồn: Internet)

Trước khi đầu tư vào các nhóm dự án như trên, đơn vị nhà thầu cần làm thủ tục và nộp mẫu tờ trình xin phê duyệt chủ trương đầu tư. Cơ quan tiếp nhận đơn nghiên cứu và phân tích độ khả thi của dự án. Khi đã hoàn tất mọi công đoạn xét duyệt và đủ tiêu chuẩn thì chủ đầu tư sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án đó.

Các trường hợp bắt buộc phải có tờ trình xin chủ trương đầu tư dự án

Nền kinh tế của đất nước muốn phát triển vững mạnh thì không thể thiếu sự góp phần của lĩnh vực đầu tư. Do đó, ngày nay luật phát đã ban hành những điều lệ rất rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực đầu tư này phát triển hơn. Đặc biệt, luật đầu tư đã quy định rõ các trường hợp nào phải có tờ trình xin chủ trương đầu tư dự án.

 Ảnh 2: Trường hợp nào cần phải có tờ trình xin chủ trương đầu tư dự án (Nguồn: Internet)
Ảnh 2: Trường hợp nào cần phải có tờ trình xin chủ trương đầu tư dự án (Nguồn: Internet)

Các dự án thuộc quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội

Trường hợp đầu tiên mà bạn cần phải xin chủ trương đầu tư dự án không thể không nhắc đến đó chính là các dự án thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Ngoài các dự án công ra thì Quốc hội đã quyết định chủ trương đầu tư đối với 4 loại dự án sau đây:

  • Dự án có tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng đến môi trường hoặc dự án trực tiếp ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Cụ thể là: Dự án nhà máy điện hạt nhân và dự án chuyển mục đích sử dụng đất. Ví dụ như đất khu bảo tồn quốc gia, khu vườn thực nghiệm, nghiên cứu có diện tích từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn sóng, bảo vệ môi trường có diện tích từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất diện tích từ 1000ha trở lên.
 Ảnh 3: Mẫu viết tờ trình xin chủ trương đầu tư dự án (Nguồn: Internet)
Ảnh 3: Mẫu viết tờ trình xin chủ trương đầu tư dự án (Nguồn: Internet)
  • Dự án phải áp dụng chính sách, cơ chế đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
  • Di dân tái định cư ở miền núi từ 20.000 người trở lên, ở các vùng khác từ 50.000 người trở lên.
  • Sử dụng đất đã yêu cầu chuyển mục đích sử dụng từ đất dùng trồng lúa nước với quy mô lớn hơn 500 ha và từ hai vụ trở lên.

Dự án thuộc quyết định chủ trương đầu tư của Chính phủ

Ngoại trừ các dự án đầu tư công giống như Quốc hội thì Chính phủ đã quyết định chủ trương đầu tư đối với một số các dự án sau đây:

  • Dự án không phân biệt nguồn vốn bao gồm một trong các dự án: Xây dựng và kinh doanh cảng biển hàng không, cảng biển quốc gia, vận tải hàng không, sân gôn; chế biến dầu khí; sản xuất thuốc lá điếu; di dân tái định cư ở miền núi từ 10.000 người trở lên, ở các vùng khác từ 20.000 người trở lên; hoạt động kinh doanh đặt cược, cá cược, casino; phát triển kết cấu hạ tầng khu chế xuất, khu công nghiệp, khu chức năng.
 Ảnh 4: Dự án thuộc quyết định chủ trương đầu tư của Chính phủ thì bạn cần phải xin chủ trương đầu tư dự án (Nguồn: Internet)
Ảnh 4: Dự án thuộc quyết định chủ trương đầu tư của Chính phủ thì bạn cần phải xin chủ trương đầu tư dự án (Nguồn: Internet)
  • Dự án có quy mô vốn đầu tư lớn hơn 5000 tỷ đồng nhưng không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 điều 30 Luật đầu tư 2014.
  • Dự án quyết định đầu tư của chính phủ theo quy định của pháp luật cũng là một trong những dự án phải cần đến tờ trình xin chủ trương đầu tư dự án.
  • Dự án của nhà đầu tư nước ngoài thuộc lĩnh vực kinh doanh vận tải biển, dịch vụ viễn thông, xuất bản, báo chí, trồng rừng, thành lập tổ chức khoa học công nghệ có 100% vốn nước ngoài.

Dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

Trừ các dự án được quy định tại điều 30 và điều 31 của luật đầu tư 2014, dự án được thực hiện tại khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các dự án đầu tư công thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã quyết định đầu tư các dự án sau đây. Đồng thời các dự án này bạn cũng cần phải có tờ trình xin chủ trương đầu tư dự án:

 Ảnh 5: Hình ảnh minh họa dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (Nguồn: Internet)
Ảnh 5: Hình ảnh minh họa dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (Nguồn: Internet)
  • Dự án được nhà nước cho thuê đất, giao cho đất mà không phải thông qua đấu thầu, đấu giá hoặc chuyển nhượng. Dự án chuyển mục đích sử dụng đất.
  • Dự án sử dụng công nghệ thuộc danh mục hạn chế chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật.

Thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư là ai?

Sau khi đưa dự án vào nhóm cần xin chủ trương đầu tư theo cơ sở pháp lý của nhà nước. Chủ đầu tư nộp đơn xin phê duyệt chủ trương xây dựng lên cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực. Thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư chính là Quốc Hội và Thủ tướng Chính phủ. Đối với dự án quy mô nhỏ hơn có thể xin phê duyệt tại Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh. Như vậy, thẩm quyền phê duyệt được phân chia theo các cấp khác nhau. Cơ sở đánh giá và lựa chọn đơn vị xét duyệt phù hợp cho dự án dựa trên quy mô và tính chất.

Nội dung mẫu tờ trình xin phê duyệt đầu tư

 Ảnh 6: Nội dung trong mẫu tờ trình xin phê duyệt chủ trương đầu tư cần trình bày rõ ràng (Nguồn: Internet)
Ảnh 6: Nội dung trong mẫu tờ trình xin phê duyệt chủ trương đầu tư cần trình bày rõ ràng (Nguồn: Internet)

Không giống với các loại giấy tờ, thủ tục liên quan đến hoạt động cấp phép đầu tư khác. Mẫu tờ trình xin phê duyệt chủ trương đầu tư do nhà nước ban hành các nội dung quan trọng. Theo đó, người lập đơn cần đánh giá ý nghĩa kỹ lưỡng cho từng phần mục. Đảm bảo nội dung được trình bày chi tiết, chuẩn xác đúng với dự án thực tế. Trong mẫu trình quyết định chủ trương đầu tư được chia thành ba danh mục lớn như sau:

Thông tin chung của dự án đầu tư

Tại phần mục này nêu rõ tên gọi của dự án, công trình; đơn vị thực hiện hoặc chủ đầu tư; đối tượng thụ hưởng dự án; vị trí địa điểm và thời gian thực hiện của dự án. Thông tin chung trình bày tổng nguồn vốn thực hiện dự án. Điển hình là hai nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn sự nghiệp kèm theo mức vốn cụ thể theo từng nguồn. Có thể bổ sung vào mẫu đơn một số thông tin khác (nếu có).

Thông tin trong quá trình triển khai dự án

Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả khi và báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư. Nội dung trong danh mục này làm rõ quá trình triển khai và xây dựng báo cáo. Đưa ra đánh giá trung thực về tình hình thực hiện chương trình trong các giai đoạn trước và sau.

Quá trình xét duyệt chủ trương đầu tư, thẩm định dự án đầu tư và thẩm định nguồn vốn cung cấp cho mọi hoạt động trong dự án. Tại phần này, người lập mẫu tờ trình xin phê duyệt chủ trương đầu tư có thể bổ sung thêm các nội dung khác (nếu có).

 Ảnh 7: Tùy thuộc vào tính chất dự án được phê duyệt bởi các cấp khác nhau (Nguồn: Internet)
Ảnh 7: Tùy thuộc vào tính chất dự án được phê duyệt bởi các cấp khác nhau (Nguồn: Internet)

Chuẩn bị các hồ sơ cần thiết đi kèm dự án

Danh mục hồ sơ kèm theo bao gồm biên bản đánh giá tình hình thực hiện dự án trong từng giai đoạn cụ thể. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án. Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư với mục tiêu quốc gia. Ngoài ra, đơn vị thực hiện cần chuẩn bị báo cáo thẩm định nội bộ. Các loại báo cáo thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định quốc gia cần được trình bày tại đây.

Trong trường hợp chủ đầu tư xin xét duyệt các dự án mang tính chất khẩn cấp. Các cấp có thẩm quyền đưa ra quy định về Tình trạng khẩn cấp, Pháp lệnh phòng chống lụt bão, Luật đê điều… Những quyết định về tình trạng khẩn cấp trong lĩnh vực an ninh quốc phòng. Tại đây, người thực hiện bổ sung thêm tài liệu khác nếu có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền xét duyệt dự án.

Có thể bạn quan tâm: Một Số Câu Hỏi Liên Quan Về Hợp Đồng Hợp Tác Đầu Tư Dự Án

Bài viết cung cấp thông tin về mẫu tờ trình xin phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định nhà nước. Mong rằng đây là những chia sẻ hữu ích giúp các bạn hoàn thành tốt thủ tục chuẩn bị trong các giai đoạn đầu tư. Bạn đọc ghé qua chuyên mục tư vấn luật để cập nhật nhiều bài viết hữu ích hơn nhé!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Hải Phòng: Phân lô bán nền 500 nghìn m2, hơn 3.000 lô đất bung hàng

Tin mới cập nhật

“Mở kho” đấu thầu vàng để giữ vững kho ngoại tệ

8 giờ trước

Chuyên gia Dragon Capital chỉ ra 3 yếu tố giúp thị trường chứng khoán tăng trưởng

12 giờ trước

Đất nền mới chỉ “rục rịch” có giao dịch, chưa thực sự “nóng” như lời đồn

14 giờ trước

Sở hữu 3 căn hộ cho thuê mang lại thu nhập ổn định, 9X khuyên Gen Z: “Nên mua nhà sớm!”

14 giờ trước

Làm thế nào để kiểm soát rủi ro khi vay tiền mua nhà?

17 giờ trước