Gợi ý mẫu hợp đồng mua bán nhà đất đúng chuẩn và tính pháp lý khi soạn thảo

Thứ năm, 16/07/2020-08:07

Hợp đồng mua bán nhà đất chính là văn bản pháp lý chứng thực hạn chế rủi ro xảy ra. Thế nhưng thực tế không phải bất kỳ ai khi soạn thảo hợp đồng cũng đảm bảo tính chính xác và xác thực. Vậy nên điều bạn cần làm bây giờ là tìm hiểu mẫu hợp đồng mua bán nhà đất như thế nào là đúng chuẩn.

Có thể bạn quan tâm: Mẫu tờ khai thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng đất - 03/bđs-tncn

4 Kiểu hợp đồng mua bán nhà đất tiềm ẩn nhiều rủi ro liên quan

Mua bán nhà đất là giao dịch dân sự. Vì thế để hiệu lực được thi hành, hợp đồng mua bán nhà đất cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện nhất định. Tuy nhiên thực tế không phải hợp đồng nào soạn thảo cũng thỏa mãn được các tiêu chuẩn này. Đặc biệt khi soạn thảo và ký kết hợp đồng người mua cần cẩn thận với 4 mẫu hợp đồng sau:

 Hợp đồng mua bán nhà đất cần chú ý nhiều điều khi soạn thảo
Hợp đồng mua bán nhà đất cần chú ý nhiều điều khi soạn thảo

Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất viết tay 

Hợp đồng mua bán đất viết tay là hợp đồng chỉ do 2 bên tự lập và ký kết với nhau. Mặc dù đây cũng là mẫu hợp đồng được xác nhận, thỏa thuận giữa 2 bên. Thế nhưng vì không có cơ quan thẩm quyền chứng nhận nên hợp đồng không xác thực. Tức là hợp đồng không có tính pháp lý.

Trên thực tế có rất nhiều người dân sử dụng trao tay giấy mua bán đất. Song mọi người không hiểu được những rủi ro tiềm ẩn “dở khóc dở cười”. Thậm chí đã có nhiều trường hợp “tiền mất tật mang”.  Cụ thể như:

  • Một khi xảy ra tranh chấp cơ quan thẩm quyền sẽ tuyên vô hiệu với mẫu giấy mua bán đất viết tay. Lúc này người chịu thiệt chính là bên mua.
  • Nhiều trường hợp người mua còn phải trả lại nhà đất. Nếu 2 bên không tự nguyện còn bị cưỡng chế. Lúc này người mua phải trả lại các khoản chi phí và tiền xử phạt
  • Với những căn nhà chỉ có hợp đồng giấy nếu cả tạo, sửa chữa hay thay mới cũng không được phép. Nếu chính quyền phát hiện sẽ buộc phải tháo dỡ.
  • Dễ gặp phải rủi ro mua phải mảnh đất đã bị thế chấp ngân hàng. Chủ sở hữu không trả nợ thế chấp ngân hàng sẽ đến tịch thu khoản nợ.
  • Mẫu hợp đồng mua bán đất viết tay dễ thực hiện cho nhiều người khác nhau. Điều này dẫn đến rủi ro cho người mua là bị lợi dụng, bị lừa đảo ôm tiền cao chạy xa bay. 

Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất đặt cọc

Hợp đồng mua bán nhà đất theo dạng đặt cọc là biểu mẫu ghi chép thỏa thuận giữa 2 bên. Loại hợp đồng này ra đời là chứng thực thời hạn đặt cọc để giao kết được hoàn chỉnh khi mua bán.

 Nên cẩn trọng với hợp đồng đặt cọc nhà đất vì ẩn chứa nhiều rủi ro nhất định
Nên cẩn trọng với hợp đồng đặt cọc nhà đất vì ẩn chứa nhiều rủi ro nhất định

Khoản 1 Điều 328 Luật Dân sự có đề cập đến việc đặt cọc đảm bảo giao kết trước khi ký hợp đồng. Song ở Luật Kinh doanh BĐS thì không có quy định về vấn đề này. Đây được xem là điểm bất cập đáng lưu ý và là lỗ hổng lớn.

Lợi đụng điều này nhiều tổ chức, cá nhân bán nhà đất sử dụng hợp đồng đặt cọc nhằm trục lợi. Đó là nâng cao giá trị tiền đặt cọc cao hơn nhiều so với giá trị mảnh đất, nhà ở. Thậm chí có nhiều dự án số tiền đặt cọc lên đến gần 30% đến 50% giá trị hợp đồng.

Người mua một khi đặt cọc càng nhiều càng cẩn trọng hơn và tìm hiểu kỹ càng một chút. Không ít trường hợp người mua đặt cọc tiền và bên bán đưa ra nhiều lý do gây khó khăn cho người mua. Nhiều lúc còn không thực hiện tiếp được những thỏa thuận chung và mất tiền đặt cọc.

Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền thường xuất hiện rất nhiều khi mua bán nhà đất. Đây là lựa chọn dành cho nhiều người mua không muốn nộp thuế, phí chuyển nhượng. Hay nói cách khác đây là bản giao dịch giả tạo nhằm che đậy một giao dịch khác với mục đích “tránh thuế”. Song thực tế nếu mua bán nhà đất theo hợp đồng này lại ẩn chứa nhiều rủi ro. Đa số người mua rất dễ mất tiền khi thực hiện giao kết hợp đồng này. Trong đó tiêu biểu chẳng hạn như:

  • Người mua không sở hữu quyền chủ sở hữu bất động sản 100%.
  • Khi thực hiện các quyền trong phạm vi, người mua không được tự do thực hiện.
  • Người mua có khả năng bị lấy lại nhà đất khi bên ủy quyền mất hoặc chấm dứt ủy quyền.
  • Bên ủy quyền có thể chấm dứt hợp đồng bất kỳ lúc nào mà không hỏi han người được ủy quyền.
  • Nhà đất đã mua có thể bị Nhà nước thu lại mà người mua không được bồi thường. Bời vì khoản bồi thường này chủ yếu dành cho người sử dụng đất hợp pháp. Tức là người đứng tên trên giấy chứng nhận sử dụng đất.

Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất góp vốn

Một khi làm hợp đồng mua bán nhà đất tuyệt đối đừng sử dụng đến hợp đồng góp vốn. Đây là hợp đồng hợp tác đầu tư và bản chất là hợp đồng huy động vốn. Nếu bất cẩn, người mua có thể bị chiếm dụng vốn. Thậm chí còn bị mất sạch tiền đầu tư cũng như đất đai, nhà cửa.

Nguyên nhân chính là vì khuôn khổ pháp lý ở hình thức ký hợp đồng góp vốn chưa hoàn chỉnh. Điều này dẫn đến quyền lợi và nghĩa vụ của bên tham gia hợp đồng không chặt chẽ. Nếu có tranh chấp xảy ra sẽ rất khó để giải quyết thỏa đáng từ cơ quan nhà nước.

 Chỉ nên làm hợp đồng góp vốn khi thực sự cần thiết
Chỉ nên làm hợp đồng góp vốn khi thực sự cần thiết

Đó chưa kể đa số hợp đồng này được chủ đầu tư soạn sẵn. Người mua chỉ cần ký kết là hoàn thành thỏa thuận. Không ngoại trừ khả năng các điều khoản đưa ra rất lỏng lẻo, có lợi cho chủ sở hữu. Do đó khi có tranh chấp xảy đến khách hàng mua bán đất đai không có lợi.

Gợi ý mẫu hợp đồng mua bán nhà đất đầy đủ tính pháp lý

Nhà ở cũng như đất ở chính là tài sản có giá trị lớn đối với mọi người. Vì thế Pháp luật có những quy định chặt chẽ khi thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản này. Và hợp đồng mua bán nhà đất là căn cứ xác thực thỏa thuận giữa bên mua và bên bán. Tất cả các điều khoản, nội dung ở  hợp đồng được ghi ra khi 2 bên đã đồng ý, nhất trí thỏa thuận.

Nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán nhà đất

Cụ thể theo Luật kinh doanh bất động sản 2014 thì trong mẫu hợp đồng mua bán nhà đất phải có đầy đủ các nội dung sau. 

  • Tên, địa chỉ 2 bên thỏa thuận
  • Các thông tin chi tiết về sản phẩm bất động sản mà 2 bên thỏa thuận ký kết.
  • Giá mua bán, chuyển nhượng thỏa thuận đề ra theo giá trị mua bán sản phẩm.
  • Phương thức và thời hạn thanh toán.
  • Thời hạn giao và nhận bất động sản. Đi kèm với đó là hồ sơ kèm theo
  • Bảo hành
  • Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng
  • Phạm vi hợp đồng
  • Các trường hợp chấm dứt hợp đồng. Bên cạnh đó còn có các biện pháp xử lý vi phạm
  • Giải quyết tranh chấp
  • Thời điểm hợp đồng ký kết chính thức có hiệu lực
  • Ký tên  2 bên thỏa thuận
  • Dấu chứng nhận, công chứng từ cơ quan có thẩm quyền
 Hợp đồng mua bán chuyển nhượng nhà đất cần soạn thảo chi tiết nhất
Hợp đồng mua bán chuyển nhượng nhà đất cần soạn thảo chi tiết nhất

Một khi soạn thảo hợp đồng các thông tin cần được liệt kê một cách chi tiết và rõ ràng nhất. Nội dung hợp đồng rõ ràng, mạch lạc đầy đủ những yếu tố cần thiết. Các điều khoản cần được đảm bảo tính xác thực

Đặc biệt các điểm nhỏ nhặt như phương thức thanh toán, thời điểm bàn giao cũng cần được phân định rõ ràng. Các trường hợp đơn phương hủy hợp đồng và biện pháp xử lý phải đảm dựa trên pháp luật. Và khi ký kết hợp đồng nhất định phải có thêm bên thứ 3 xác thực bản hợp đồng.

Hợp đồng mua bán nhà đất đúng chuẩn chi khi downloads trên internet

Trên kia chỉ là nội dung cơ bản của một mẫu hợp đồng mua bán đất đai cụ thể. Tuy nhiên để có cái nhìn chân thực hơn, chi tiết hơn bạn vẫn nên tải mẫu hợp đồng mua bán đất tiêu chuẩn về. Với mẫu hợp đồng có sẵn, bạn không cần phải tìm hiểu gì nhiều. Chỉ cần bạn điền đầy đủ thông tin là được.

Hơn hết với hợp đồng mua bán nhà đất có sẵn biểu mẫu tính xác thực sẽ được hoàn thiện. Hầu như những rủi ro, hạn chế không còn xuất hiện nhiều. Đơn giản bạn chỉ ghi mạch lạc, rõ ràng  các nội dung thỏa thuận sao cho đúng chuẩn là hoàn thành.

Vậy nên tải hợp đồng mua bán nhà đất mẫu ở đâu? Nhìn chung về cơ bản bạn không cần phải mất nhiều thời gian cho vấn đề này. Nhất là khi công nghệ thông tin đang ngày càng bùng nổ như hiện nay. Điều cơ bản là bạn có điện thoại thông minh liên kết internet là dễ dàng tìm được.

 Hợp đồng mua bán chuyển nhượng nhà đất có hiệu lực chỉ khi được công chứng
Hợp đồng mua bán chuyển nhượng nhà đất có hiệu lực chỉ khi được công chứng

Hợp đồng mua bán chuyển nhượng nhà đất có hiệu lực chỉ khi được công chứng

Bạn chỉ cần gõ keyword cần tìm lên trên các trình duyệt tìm kiếm rồi nhấp chọn Enter. Ngay sau đó hàng loạt các thông tin, mẫu hợp đồng mua bán xuất hiện để bạn tải về. Bây giờ bạn chỉ cần click chọn một văn bản hợp đồng đúng chuẩn là có thể tải về trong tích tắc

Điều kiện để hợp đồng mua bán nhà đất có hiệu lực pháp luật

Một khi soạn thảo hợp đồng với giấy tờ đầy đủ xong bạn cần xác nhận để hợp đồng có hiệu lực. Đó là bạn hãy thực hiện công chức tại cơ quan thẩm quyền để được chứng nhận mua bán thành công. Và để hợp đồng thực sự được công chứng thì phải đáp ứng được các điều kiện dưới đây:

Điều kiện về chủ thể

Không phải cá nhân, chủ thể nào cũng có thể thực hiện ký kết hợp đồng mua bán nhà đất. Thay vào đó, theo Khoản 1 Điều 117 Luật Dân Sự các giao dịch có tính xác thực  chỉ khi đáp ứng những điều kiện:

  • Chủ thể có năng lực pháp luật, hành vi dân sự
  • Chỉ người có quyền sở hữu mới có thể chuyển nhượng nhà đất. Trừ trường hợp được ủy quyền theo quy định đề ra với giấy tờ chứng thực rõ ràng.
  • Các bên chuyển nhượng phải đủ 18 tuổi. Nếu người đủ 15 đến 18 tuổi muốn chuyển nhượng cần được người đại diện đồng ý.
  • Chủ thể tham gia chuyển nhượng phải là tự nguyện
  • Mục đích và nội dung soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng đúng quy định đề ra. Tuyệt đối không được vi phạm  các điều được pháp luật nghiêm cấm và trái đạo lý xã hội.
 Các điều kiện để hợp đồng chứng thực có hiệu lực bao gồm cả 2 bên thỏa thuận
Các điều kiện để hợp đồng chứng thực có hiệu lực bao gồm cả 2 bên thỏa thuận

Điều kiện thực hiện quyền chuyển nhượng

Để hợp đồng mua bán nhà đất hoàn chỉnh không chỉ đáp ứng điều kiện từ chủ thể. Thay vào đó còn nhiều vấn đề khác liên quan đến bên chuyển nhượng cũng như bên được chuyển nhượng. Vậy nên bạn cần tìm hiểu kỹ càng cho mình để tránh các sai sót xảy ra. Cụ thể là:

Bên chuyển nhượng

Bên chuyển nhượng không phải lúc nào cũng có thể tự ý chuyển nhượng là được. Mà bên chuyển nhượng phải hoàn toàn phù hợp với quy định của Pháp luật khi chuyển nhượng. Ngoài việc đáp ứng được những điều kiện chủ thể thì để chuyển nhượng đất cần phải:

  • Có giấy chứng nhận sử dụng đất. Trừ một số trường hợp được quy định ở Khoản 3 điều 186. Hoặc là Khoản 1 Điều 168 Luật đất đai.
  • Đất đai được chuyển nhượng không xảy ra tranh chấp
  • Quyền sử dụng đất không kê biên, thi hành án

Bên nhận chuyển nhượng

Bên nhận chuyển nhượng tức là bên mua đất đai, nhà ở. Thông thường đối với đối tượng này các điều kiện đưa ra không có nhiều. Đa phần chỉ là các điều kiện được  quy định tại Luật Đất Đai 2013. Tiêu biểu chẳng hạn như:

 Chỉ một khi tính toán, tìm hiểu kỹ lưỡng tính chắc chắn khi mua bán mới thực sự đúng chuẩn
Chỉ một khi tính toán, tìm hiểu kỹ lưỡng tính chắc chắn khi mua bán mới thực sự đúng chuẩn
  • Tổ chức, cá nhân,…người Việt định cư ở nước khác. Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài. Tất cả trường hợp thuộc diện không cho phép chuyển  nhượng đất.
  • Tổ chức kinh tế. Nhất là đối với đất trồng lúa, đất đặc dụng. Trừ trường hợp theo quy hoạch sử dụng được cơ quan thẩm quyền phán xét, chấp nhận.
  • Hộ gia đình, cá nhân không thực hiện sản xuất nông nghiệp. Đối tượng này không được nhận quyền sử dụng đất trồng lúa.
  • Không được nhận quyền sử dụng dành cho đất rừng phòng hộ,  đất phục hồi sinh thái. Nhất là khi không sinh sống ở khu vực đó.

Hợp đồng phải được công chứng hoặc chứng thực

Ngoài ra để hợp đồng mua bán nhà đất được chính thức có hiệu lực thì hợp đồng phải được công chứng, chứng thực. Theo Luật đất đai  2013 quy định thì mua bán đất đai hợp đồng soạn thảo nhất định phải được công chứng. Như vậy tính pháp lý mới thực sự hoàn chỉnh và được cơ quan thẩm quyền tham gia khi có tranh chấp.

Đây là điều kiện dành cho hợp đồng soạn thảo. Chỉ khi hợp đồng được công chức xác thực thì tính hiệu quả mới đạt chuẩn. Đồng thời hạn chế tối đa những rủi ro phát sinh như các mẫu hợp đồng bằng giấy. Bởi vì ngay khi có tranh chấp cơ quan Nhà nước sẽ chính thức vào cuộc phân giải thỏa đáng.

Có thể bạn quan tâm: Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất chi tiết, đủ pháp lý

Lời kết

Vậy vừa rồi là những chia sẻ liên quan đến vấn đề soạn thảo hợp đồng mua bán nhà đất. Có lẽ giờ đây bạn đã có cái nhìn chân thực hơn và dễ dàng hơn khi lập hợp đồng. Hy vọng qua đó bạn sẽ bỏ túi được những kinh nghiệm thiết yếu để tránh những sai sót xảy ra.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

3 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

4 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

4 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

6 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

8 giờ trước