[Hỏi đáp] Bồi Thường Người Thực Tế Đang Sử Dụng Đất

Thứ năm, 14/02/2020-10:02
 Phải bồi thường cho người thực tế đang sử dụng đất
Phải bồi thường cho người thực tế đang sử dụng đất

HỎI: Năm 1987 tôi có khai hoang một số đất trên địa bàn khu 8, xã Đông Hòa (nay là khu phố Tân Lập, phường Đông Hòa, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương).

Năm 2001, tôi kê khai đăng ký với xã Đông Hòa 800m2 đất.

Quá trình làm đường nội vi đà đền bù cho tôi 69m2 năm 2001 và năm 2008 UBND tỉnh Bình Dương đá có quyết định số' 2136 đền bù cho tôi 731m2 (tổng số là 800m2).

Thực tế, đất khai hoang trồng tràm và bạch đàn của tôi là 3.134,5m2.

Đây là diện tích đã được đo đạc, xác nhận của Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Dĩ An ngày 31/8/2006.

Trừ diện tích đà được đền bù, đất của tôi còn lại 2.334,5m2.

Đất này chỉ mới kê khai, chưa làm sổ đỏ.

Năm 2004, thực hiện giải phóng mặt bằng, Hội đồng đền bù giải tỏa, UBND huyện Dĩ An và UBND tỉnh Bình Dương không biết căn cứ vào đâu đã thực hiện đền bù cho ông T.T.H (chủ đất kế bên).

Tôi là người khai hoang đất, sử dụng đất liên tục từ năm 1987 đến nay, trên đất còn 30 cây bạch đàn lâu năm của tôi, những vì sao tôi không được đền bù?

Xin hỏi, chính quyền tỉnh Bình Dương làm vậy là đúng hay sai? Tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi cửa mình?

Đào Trọng Mạc (Phường Đông Hòa, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) TRẢ LỜI: Điều 47 Nghị định 84 ngày 25/4/2007 của Chính phủ quy định: “Nếu diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ quyền sử dụng đất do việc đo đạc trước đây thiếu chính xác hoặc do kê khai đăng ký trước đây người sử dụng đất không kê khai hoặc chưa kê khai nhưng toàn bộ thửa đất đã được xác định, không có tranh chấp với người sử dụng liền kề, không lấn chiếm thì được bồi thường theo diện tích đo đạc thực tế”.

Qua trình bày thì đất của ông có nguồn gốc khai hoang, có quá trình sử dụng đất, đất có kê khai, được cơ quan có thẩm quyền đo đạc, xác nhận.

Vì vậy, theo quy định pháp luật, khi bị thu hồi đất thì ông được bồi thường.

Các cấp chính quyền ở thị xã Dĩ An và tỉnh Bình Dương đã sai khi không thực hiện bồi thường đất cho ông mà bồi thường cho cá nhân khác.

Ong cần làm đơn khiếu nại các quyết định thu hồi đất và quyết định áp giá bồi thường đất của các cấp chính quyền.

Sau đó, nếu không đồng ý với các quyết định giải quyết khiếu nại đó thì ông có thể khởi kiện hành chính ra Tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình.

Bồi Thường Đất Nông Nghiệp

HÓI: Tôi có thửa đất 3.000m2. Trước đây, tôi vẫn làm bình thường nhưng từ năm 2012 đã không làm gì được do huyện nói khu vực này phải giải tỏa để làm dự án.

Xin hỏi, đất nông nghiệp được bồi thường với giá bao nhiêu? Tôi có được hỗ trợ gì hay không khi không còn đất canh tác?

Phạm Văn Khẩn (Xã Tân Phước, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu)

TRẢ LỜI: Theo Điều 16 Nghị định số 69/2009 ngày 13/8/2009 của Chính phủ (quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư) thì hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng; nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền tính theo giá đất cùng mục đích sử dụng.

Khi thu hồi đất nông nghiệp, Nhà nước sẽ giải quyết các khoản hỗ trợ gồm có: Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và tạo việc làm; hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp trong khu dân cư...Theo đó, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại Điều 21 Nghị định này (đất nông nghiệp trong khu dân cư) mà không có đất để bồi thường thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền theo quy định còn được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm theo một trong các hình thức bằng tiền hoặc bằng đất ở hoặc nhà ở hoặc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.

Ngoài ra, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp thì được hỗ trợ ổn định đời sống theo quy định sau: Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở. Trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 24 tháng.

Thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở. Trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 36 tháng.

Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu được tính bằng tiền tương đương 30kg gạo trong một tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương.

Gia đình ông cần liên hệ với UBND cấp huyện để được xác định mức bồi thường, hỗ trợ cụ thể.

Việc Bồi Thường Khi Thu Hồi Đất Theo Luật Mới

 Bồi thường đất nông nghiệp
Bồi thường đất nông nghiệp

HỎI: Trong các chính sách của Nhà nước về đất đai thì chúng tôi quan tâm đến việc thu hồi đất và bồi thường khi thu hồi đất.

Xin hỏi, việc thu hồi đất được Hiến pháp 2013 quy định có khác gì so với Hiến pháp 1992?

Lê Phương Minh (Phường Thạnh Xuân, quận 2, TP.HỒ Chí Minh) TRẢ LỜI: Theo Điều 54 Hiến pháp 2013, Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích phát triển kinh tế- xã hội, lợi ích quốc gia, công cộng.

Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật.

Đây là cơ sở đề cụ thể hóa trường hợp thu hồi đất vì mục đích nêu trên trong Luật Đất đai 2013.

Cần biết ràng, quyền được bồi thường của người bị thu hồi đất không hiến định trong Hiến pháp 1992.

Do đó, so với Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013 có thể nói là quy định chặt chẽ và đầy đủ hơn.

Người sử dụng đất bị thu hồi đất vì lý do trên, nếu có đủ điều kiện luật định thì có thể được bồi thường về đất, bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất; có thế được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất... Cũng cần lưu ý, giá đất bồi thường không áp dụng theo bảng giá đất như quy định cũ, mà áp dụng giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

Việc xác định giá đất cụ thể phải dựa trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá đất thị trường và thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai; áp dụng phương pháp định giá đất thích hợp.

Khi có quyết định thu hồi đất, người dân phải chấp hành quyết định này nếu không sẽ bị cưỡng chế thu hồi.

Nếu có căn cứ cho rằng quyết định thu hồi đất là không chính xác, người dân có thể khiếu nại đến cơ quan đã ban hành quyết định trên (UBND cấp tỉnh hoặc UBND cấp huyện) để bảo vệ quyền lợi của mình.

Mức Giá Đền Bù Đất Phải Theo Bảng Giá Đất Của Ubnd Cấp Tỉnh Ban Hành

HỎI: Năm 1992, tôi có mua thửa đất tại xã Thạnh Phú (huyện v.c, tỉnh Đ.N), diện tích 39.876m2

Chúng tôi đã xây nhà ở, trồng cây tràm trên thửa đất.

Tháng 12/2001 thửa đất của tôi được UBND huyện v.c cấp sổ đỏ, diện tích 18.885m2.

Số đất còn lại (gồm hai thửa 371 và 372, tổng diện tích 20.909m2), chúng tôi đã thực hiện đăng ký đất tại Sở Tài nguyên- môi trường tỉnh, làm nghĩa vụ với nhà nước đầy đủ, chỉ chờ cấp sổ đỏ.

Ngày 24/9/2003, UBND tỉnh Đ.N có quyết định thu hồi 80.000m2 đất (trong đó có thửa đất của tôi) để giao cho Công ty c.s thuê.

Ngày 27/4/2004, UBND huyện v.c đã có thông báo và lệnh kiểm kê bắt buộc với các hộ dân đề tính toán đền bù.

Tuy nhiên, mức giá đền bù mà UBND huyện v.c áp cho dân quá thấp so với bảng giá đất của UBND tỉnh Đ.N đã ban hành (tỉnh quy định 360.000 đồng - 400.000 đồng/m2 thì huyện v.c chỉ trả 35.000 đồng - 40.000 đồng/m2), vì vậy chúng tôi không chấp nhận giá đền bù.

Thế nhưng, ngày 30/4/2004 đoàn cưỡng chế của UBND huyện vẫn đến phá nhà, chặt cây tràm và thu hồi đất của tôi.

Xin hỏi, UBND huyện v.c làm như vậy là đúng hay sai?

Tôi phải khiếu nại đến đâu để đòi quyền lợi của mình?

Phan Thị Tuyết Mai (Khu phố 2, phường An Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) TRẢ LỜI: Theo trình bày thì thửa đất của bà có hai phần: một phần đã được cấp sổ đỏ và một phần chưa được cấp sổ đỏ nhưng đã thực hiện nghĩa vụ, chờ cấp sổ đỏ.

Theo Nghị định số 181 ngày 29/10/2004 và Nghị định số 84 ngày 25/5/2007 của Chính phủ thì bà được bồi thường về đất theo diện tích đất thực tế đang sử dụng.

Bà lại có nhà ở, tài sản trên đất, nền ngoài việc bồi thường, còn được hỗ trợ và tái định cư.

Về mức giá bồi thường khi thu hồi đất, phải áp dụng bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành tại thời điểm thu hồi đất.

Theo trình bày của bà thì UBND huyện v.c đá áp giá mức đền bù quá thấp so với bảng giá đất của UBND tỉnh Đ.N.

Như vậy, UBND huyện v.c đã thực hiện sai.

Bà cần làm đơn khiếu nại gửi đến UBND huyện v.c.

Nếu khiếu nại của bà không được giải quyết thỏa đáng thì bà tiếp tục làm đơn gửi đến UBND tỉnh Đ.N đề được xem xét, giải quyết.

Mức Giá Đền Bù Đất Phải Theo Bảng Giá Đất Của Ubnd Cấp Tỉnh Ban Hành

 Mức giá đền bù đất phải theo bảng giá đất của ubnd cấp tỉnh ban hành
Mức giá đền bù đất phải theo bảng giá đất của ubnd cấp tỉnh ban hành

HỎI: Tôi có thửa đất nông nghiệp do thừa kế để lại và đà được cấp sổ đỏ hợp pháp.

Đến nay, khi địa phương làm thủ tục thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp thì kết quả đo đạc trên thực tế ghi nhận số diện tích không đúng như sổ đỏ.

Xin hỏi, họ sẽ bồi thường cho chúng tôi theo diện tích nào?

Nguyễn Minh Vỹ (Xã Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương) TRẢ LỜI: Điều 12 Nghị định 47/2014 ngày 15/5/2014 của Chính phủ (quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất) có quy định về việc bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất đối với trường hợp diện tích đo đạc thực tế khác với diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất.

Theo đó, nếu diện tích đo đạc thực tế nhỏ hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì bồi thường theo diện tích đo đạc thực tế.

Nếu diện tích đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất do việc đo đạc trước đây thiếu chính xác hoặc do khi kê khai đăng ký trước đây người sử dụng đất không kê khai hết diện tích nhưng toàn bộ ranh giới thửa đất đã được xác định là không thay đổi, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề, không do lấn, chiếm thì bồi thường theo diện tích đo đạc thực tế.

Trong trường hợp diện tích đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất, được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận diện tích nhiều hơn là do khai hoang hoặc nhận chuyển quyền của người sử dụng đất trước đó, đất đã sử dụng ổn định và không có tranh chấp thì được bồi thường theo diện tích đo đạc thực tế.

Cần lưu ý, đối với phần diện tích đất nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất mà diện tích đất nhiều hơn là do hành vi lấn, chiếm mà có thì không được bồi thường về đất.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Hải Phòng: Phân lô bán nền 500 nghìn m2, hơn 3.000 lô đất bung hàng

Tin mới cập nhật

“Mở kho” đấu thầu vàng để giữ vững kho ngoại tệ

3 giờ trước

Chuyên gia Dragon Capital chỉ ra 3 yếu tố giúp thị trường chứng khoán tăng trưởng

8 giờ trước

Đất nền mới chỉ “rục rịch” có giao dịch, chưa thực sự “nóng” như lời đồn

9 giờ trước

Sở hữu 3 căn hộ cho thuê mang lại thu nhập ổn định, 9X khuyên Gen Z: “Nên mua nhà sớm!”

9 giờ trước

Làm thế nào để kiểm soát rủi ro khi vay tiền mua nhà?

12 giờ trước