Vấn đề giải quyết trong hòa giải tranh chấp đất đai

Thứ ba, 18/02/2020-10:02

Hòa giải trong tranh chấp đất đai và hòa giải các loại tranh chấp khác

Hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai được tiến hành ở cơ sở UBND xã, phường, thị trấn và khi các bên không hòa giải thành sẽ đưa vụ án đến Tòa án để thụ lý giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự.

Phương thức hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai cũng được áp dụng đối với các tranh chấp dân sự, hôn nhân, gia đình, lao động, thương mại trừ một số các vụ việc không được phép hòa giải theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Tuy nhiên, phương thức hòa giải trong tố tụng trọng tài, hòa giải trong giải quyết lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, hòa giải trong thương mại theo quy định của Luật Thương mại cũng có những điểm khác biệt so với hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai.

 Hòa giải trong tranh chấp đất đai và hòa giải các loại tranh chấp khác.
Hòa giải trong tranh chấp đất đai và hòa giải các loại tranh chấp khác.

Phương thức hòa giải trong tố tụng trọng tài

Trong tố tụng trọng tài thì hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến và xuyên suốt quá trình giải quyết tranh chấp. Trong quá trình giải quyết các bên có quyền tự do thương lượng, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu Hội đồng trọng tài hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết quyền bao gồm: Hoà giải viên lao động, Chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Tòa án nhân dân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm: Hoà giải viên lao động; Hội đồng trọng tài lao động (Điều 203).

Theo quy định tại Điều 201 Bộ luật lao động thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hòa giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải. Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp.

Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải. Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.

Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.

Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập họp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.

Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động. Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.

Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định mà hoà giải viên lao động không tiến hành hòa giải thì mồi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết (đối với tranh chấp cá nhân) hoặc yêu cầu Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết (đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền) hoặc yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết (đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích).

Như vậy, hoà giải trong giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật lao động là một thủ tục bắt buộc và trình tự, thủ tục cũng giống như hoà giải trong giải quyết tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trước khi các bên giải quyết tranh chấp tại tòa án các cấp.

 Phương thức hòa giải trong tố tụng trọng tài
Phương thức hòa giải trong tố tụng trọng tài

Hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại

Trong tranh chấp thương mại hòa giải cũng là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp. Theo quy định tại Điều 317 Luật Thương mại năm 2005 thì khi tranh chấp xảy ra các bên có thể lựa chọn một trong các phương thức giải quyết sau và trong tranh chấp đất đai không chỉ tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể sử dụng đất trong quan hệ hợp đồng mà còn rất nhiều quan hệ khác như thừa kế, hôn nhân, xác định ranh giới, bồi thường, thu hồi đất.... đòi hỏi những người làm công tác hòa giải ngoài yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm còn cần phải có sự tận tâm với công việc mới thực hiện được công tác hòa giải.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Giá nhà tăng chóng mặt, người trẻ Việt cần làm gì để sớm mua được nhà?

13 phút trước

Chuyên gia World Bank: Cải cách cơ cấu đóng vai trò thiết yếu để duy trì triển vọng tăng trưởng trong dài hạn

1 giờ trước

Đầu tư vào AI giúp cổ phiếu SoftBank phá đỉnh lịch sử

2 giờ trước

Quý I/2024, doanh số bán lẻ trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng “đột phá”

2 giờ trước

Cần tiếp cận rộng rãi và tổng thể hơn với Fintech?

2 giờ trước