Thực trạng pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai (Phần 5)

Thứ hai, 20/04/2020-14:04

Các thủ tục tiến hành hòa giải trong giai đoạn sơ thẩm 

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án phải tiến hành hòa giái đề các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Đây là một giai đoạn tố tụng hết sức quan trọng trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai, bởi vì nếu hòa giải thành thì vụ án được kết thúc còn nếu hòa giải không thành thì thẩm phán phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

 Các thủ tục tiến hành hòa giải trong giai đoạn sơ thẩm
Các thủ tục tiến hành hòa giải trong giai đoạn sơ thẩm

a) Thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

Sau khi tòa án đã lấy lời khai của các đương sự và có những tài liệu, chứng cứ cần thiết đủ căn cứ để có thể tiến hành hòa giải trước phiên xét xử tòa án sẽ thông báo về phiên hòa giải cho các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự biết về thời gian, địa điểm tiến hành phiên hoà giải, nội dung các vấn đề cần hoà giải. Việc thông báo về phiên hòa giải tới các đương sự để họ có thể chuẩn bị các phương án thỏa thuận hay những yêu cầu với đối phương nhằm đi đến sự thống nhất chung để giải quyết vụ án.

b) Về người tham gia phiên họp hòa giải

Thành phần tham gia phiên họp hòa giải đồng thời kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ gồm có: Thẩm phán chủ trì phiên họp: Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp; Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự: Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động đối với vụ án lao động khi có yêu cầu của người lao động, trừu vụ án lao động đã có tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tập thể người lao động, người lao động. Trường hợp đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động không tham gia hòa giải.

- Trường hợp vắng mặt nguyên đơn: Nguyên đơn nếu đã được triệu tập hợp lệ đen lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Đối với vụ án có nhiều nguyên đơn và có chung yêu cầu tòa án giải quyết nếu tất cả các nguyên đơn vắng mặt thì tòa án ra quyết định đình chỉ: giải quyết vụ án. Trong trường hợp chỉ có một trong các nguyên đơn vắng mặt thì tòa án lập biên bản hòa giải không thành. Ví dụ: Vụ kiện tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn là vợ chồng ông c, bà B và bị đơn là vợ chồng ông TƠ, bà H được tòa án huyện TT, thành phố HN thụ lý. Sau hai lần triệu tập hòa giải hợp lệ mà bà B vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, Tòa án huyện tuy đã lập biên bản hòa giải không thành và đưa vụ án ra xét xử.

Đối với vụ án có nhiều nguyên đơn nhưng các nguyên đơn có yêu cầu độc lập với bị đơn thì tòa án chỉ đình chỉ giải quyết yêu cầu đối với nguyên đơn vắng mặt khi được triệu tập hòa giải đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, đối với những nguyên đơn. khác mà có mặt thì tòa án vẫn tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật. Ví dụ Nguyên đơn là M và L cùng đặt cọc để mua chung ngôi nhà tại khu đô thị mới Việt Hưng của A trong đó M đặt cọc cho A là 20 triệu đồng và L đặt cọc là 30 triệu đồng nhưng sau đó A vi phạm hợp đồng đặt cọc không muốn bán nhà và không trả tiền đặt cọc cho M và L. M và L làm đơn yêu cầu tòa án quận LB thành phố Hà Nội gia: quyết yêu cầu A phải trả lại số tiền đặt cọc và phạt vi phạm hợp đồng. Sau khi Tòa án. thụ lý và triệu tập các bên đến hòa giải nhưng đến lần thứ hai L không đến, không CÓ lý do chính đáng và EM cũng không yêu cầu hoãn phiên hòa giải, tòa án quận LB đã ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu của L. Tòa án vẫn tiến hành hòa gia: giữa M và A theo thủ tục tố tụng dân sự.

- Trường hợp vắng mặt bị đơn: Khác với trường hợp vắng mặt của nguyên đơn. nếu bị đơn đã được tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì được coi là hòa giải không thành. Thẩm phán lập biên bản ghi rõ nội dung, lý do không hòa giải được và quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trong trường hợp một vụ án có nhiều bị đơn nếu tất cả các bị đơn vắng mặt thì tòa án lập biên bản.

Ghi rõ nội dung bị đơn vắng mặt và đưa vụ án ra xét xử. Nhưng nếu các bị đơn có mặt .ai chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn và thực hiện cả nghĩa vụ của bị đơn vắng mặt thì tòa án hòa giải để công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Ví dụ: H và T cùng chuyến nhượng mảnh đất ở huyện VL do bố mẹ để lại cho hai anh em, nhưng do hai anh em bất đồng trong việc phân chia tiền bán đất nên HA không đồng ý bán cho anh K nữa mặt dù đã nhận một phần tiền của anh K. Anh K. làm đơn yêu cầu tòa án huyện VL tỉnh HY giải quyết yêu cầu H và T trả lại tiền và phạt do vi phạm hợp đồng. Tòa án huyện VL đã triệu tập đương sự và tiến hành hòa giải giữa nguyên đơn và bị đơn nhưng T không đến mặc dù đã được triệu tập hợp lệ hai lần. Tại buổi hòa giải H đồng trả toàn bộ tiền bán đất cho anh K và chịu phạt theo hợp đồng. Tòa án đã ra quyết -inh công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự.

Đối với vụ án tranh chấp đất đai mà có nhiều bị đơn và việc hòa giải đố không ảnh hưởng đến nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành hòa giải giữa các đương sự có mặt. Tòa án sẽ lập biên bản về việc vắng mặt của bị đơn.

- Trường hợp vắng mặt người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

Neu họ có yêu cầu độc lập tòa án sẽ tiến hành hòa giải giữa họ với các đương sự tự giác và trong trường hợp họ vắng mặt tòa án sẽ không có lý do chính đáng thì tòa án sẽ đình chỉ việc giải quyết yêu cầu của họ. Nếu họ không có yêu cầu độc lập thì tòa lập biên bản về sự vắng mặt của họ và hòa giải phần quyền và nghĩa vụ của các đương sự khác. Ví dụ: hai vợ chồng T và L trong thời kỳ ly hôn có mua một ngôi nhà quận LT thành pho HP, do không còn tình cảm nên yêu cầu tòa án giải quyết cho hôn và chia ngôi nhà tại quận LT. Khi biết vợ chồng T và L ly hôn bà M mẹ của T . ho rằng có cho vợ chồng TL vay 200 triệu đồng để mua nhà nhưng bà không yêu J tòa án giải quyết. Tòa án triệu tập các đương sự để tiến hành hòa giải nhưng bà ĩ không đến, tòa án quận LT vẫn tiến hành hòa giải giữa T và L.

c) Trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và  hòa giải

 Trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và  hòa giải.
Trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và  hòa giải.

+ Yêu cầu và phạm vi khởi kiện, việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi, rút yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất yêu cầu Tòa án giải quyết;

+ Tài liệu, chứng cứ đã giao nộp cho Tòa án và việc gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác;

+ Bố sung tài liệu, chứng cứ yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án triệu tập đương sự khác, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa. Ngoài ra còn những vấn đề khác mà đương sự thấy cần thiết cung cấp cho tòa.

Sau khi các đương sự đã trình bày xong, Thẩm phán xem xét các ý kiến, giải quyết các yêu cầu của đương sự . Neu có đương sự không có ý kiến gì khác tòa án sẽ tiến hành các thủ tục tiếp theo là tiến hành hòa giải.

* Thủ tục tiến hành hòa giải được thực hiện như sau:

Thứ nhất, Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải tiến hành hòa giải theo những nội dung mà các đương sự yêu cầu tòa án giải quyết. Thẩm phán không được hòa giải những nội dung vượt quá yêu cầu khởi kiện của các đương sự. Khi tiến hành hoà giải, Thẩm phán phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hoà giải thành để họ tự nguyện thoả thuận với nhau vê việc giải quyết vụ án. Tuy nhiên, Thẩm phán cũng không được nội về kết quả của vụ án nếu phải đưa ra xét xử. Vai trò của người Thẩm phán trong buổi hòa giải tranh chấp đất đai vô cùng quan trọng, họ là người trung gian, gợi ý

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

7 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

8 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

8 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

10 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

12 giờ trước