Giao Dịch Dân Sự Về Nhà Đất Vô Hiệu Do Bị Lừa Dối

Thứ sáu, 14/02/2020-10:02

Khi giao dịch ở bất kỳ một việc gì thì đều có sự liên quan của pháp luật nếu có bất kỳ những hành vi sai trai đều có thể bị xử lý và tố tụng theo luật dân sự. Giao dịch dân sự vô hiệu có nhiều nguyên nhân có thể là do mục đích và hợp đồng trái pháp luật, bên còn lại muốn che giấu thông tin không được xác thực dẫn đến việc giao dịch không thành công...Dưới đây là bài viết sẽ chia sẻ cho bạn về giao dịch dân sự về nhà đất vô hiệu do bị lừa dối.

Có thể bạn quan tâm: Trả lời một số câu hỏi về quyền, nghĩa vụ về giao dịch trách nhiệm xử lí trong luật đất đai

Giao Dịch Dân Sự Về Nhà Đất Vô Hiệu Do Bị Lừa Dối

HỎI: Tháng 9/2012 gia đình tôi có thảo luận một hợp đồng giao việc với ông N.C.L, một hợp đồng giao việc và hứa thưởng.

 Ảnh 1: Giao dịch dân sự về nhà đất vô hiệu do bị lừa dối
Ảnh 1: Giao dịch dân sự về nhà đất vô hiệu do bị lừa dối

Nội dung: giao cho ông L làm đại diện gia đình chúng tôi khiếu nại, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thu hồi hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND quận 7, TP.HỒ Chí Minh cấp cho vợ chồng ông M.V.L năm 2010. Nhưng khi gia đình chúng tôi ký tên vào bản hợp đồng này (do ông N.C.L soạn thảo) thì ông L không ký tên và không giao trả cho chúng tôi một bản theo thỏa thuận, mà giữ lấy tất cả và đi mất, không hề liên lạc với chúng tôi. Hơn một năm sau, ngày 7/8/2013 chúng tôi đã gửi thư qua đường phát chuyển nhanh, mời ông L đến nhà để làm rõ về thỏa thuận trên nhưng từ đó đến nay ông L không liên lạc với chúng tôi. Xin hỏi, giả sử ông 

Đã ký vào hợp đồng có chữ ký của chúng tôi nhưng cố tình không giao lại và không thực hiện nghĩa vụ như giao kết thì hợp đồng trên có phát sinh hiệu lực pháp lý hay không? Tôi phải khởi kiện ra Tòa án hay làm cách nào để vô hiệu hóa bản hợp đồng giao việc và hứa thưởng nêu trên?
Mai Thị Sàng (Khu phố 1, phường Tân Phú, quận 7, TP.HỒ Chí Minh)

TRẢ LỜI: Theo Điều 410 Bộ luật Dân sự 2005, các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 127 đến Điều 138 của Bộ luật này cúng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.

 Ảnh 2: Khi một bên tham gia giao dịch dân sự
Ảnh 2: Khi một bên tham gia giao dịch dân sự

Theo đó, Điều 132 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhàm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó”.

Như vậy, hợp đồng giao việc và hứa thưởng giữa gia đình bà với ông N.C.L bị vô hiệu do ông L đã lừa dối gia đình bà. Bà cần khởi kiện ra Tòa án, yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự trên là vô hiệu. Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2005, thời hiệu khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân bị xâm phạm.

Có thể bạn quan tâm: Điều Kiện Của Các Bên Tham Gia Giao Dịch Về Nhà Ở

Trên đây là những thông tin quy định, các điều khoản về giao dịch dân sự về nhà đất vô hiệu do bị lừa dối mà chuyên mục tư vấn luật gửi tới các bạn. Hy vọng chia sẻ này sẽ giúp bạn có những giao dịch sáng suốt sau này khi làm bất cứ một việc gì.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước