Tiêu chuẩn độ nghiêng cho phép của công trình xây dựng là bao nhiêu?

Thứ năm, 18/06/2021-15:06

Độ nghiêng cho phép của nhà ở là một vấn đề cần được mọi  người quan tâm khi bắt đầu xây dựng. Việc nghiêm nhà quá mức sẽ gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến cấu trúc của cả công trình. Vậy, độ nghiêng cho phép của công trình là bao nhiêu? Nguyên nhân và biện pháp khắc phục khi bị lún nhà. Bài viết này sẽ làm rõ giúp bạn những vấn đề này.

Có thể bạn quan tâm: Những Quy Định Về Đất Trong Khu Công Nghiệp Cần Phải Lưu Ý

Tiêu chuẩn độ nghiêng cho phép của công trình nhà ở

Theo quy định của TCVN 9400:2012 tiêu chuẩn quốc gia quy định về độ lún tối đa cho phép của từng loại nhà và công trình khác nhau sẽ có tiêu chuẩn khác nhau. Và phần lớn độ nghiêng cho phép của nhà ở dao động từ 8 đến 30 cm.

Điều kiện để đảm bảo công trình làm việc bình thường là độ lún của nền móng nhỏ hơn hoặc bằng độ lún cho phép. Trong đó: 

 Ảnh 1: Độ lún được xác định để đảm bảo cho công trình hoạt động bình thường
Ảnh 1: Độ lún được xác định để đảm bảo cho công trình hoạt động bình thường
  • Độ nghiêng cho phép của công trình dân dụng là nhà ở khoảng 8cm
  • Độ nghiêng cho phép của nhà ở công nghiệp là 20cm

Độ lún được xác định để đảm bảo cho công trình hoạt động bình thường. Bởi vì sau một thời gian sử dụng, công trình sẽ bị lún. Nếu độ lún này vượt quá độ lún cho phép thì sẽ gây hư hỏng và nguy hiểm cho người sử dụng. Vì vậy, nếu công trình nghiêng quá mức cho phép thì sẽ phải tìm cách khắc phục.

Phương pháp đo độ nghiêng của công trình

Mục đích của việc đo độ nghiêng là để so sánh với độ nghiêng cho phép của công trình xây dựng, kiểm tra xem nó có vượt quá tiêu chuẩn hay không. Và bạn có thể sử dụng nhiều phương pháp đo độ nghiêng bao gồm: thả dọi, chiếu đứng, đo góc và tọa độ. Cụ thể như sau:

  • Phương pháp thả dọi: 1 người cần dọi và đứng tại vị trí không vuông góc với bề mặt bất trì của công trình.  Người này rê dây dọi từ từ vào góc tường, nếu dây dọi trùng với cạnh góc tường thì kết luận vị trí đó thẳng đứng.
  • Phương pháp chiếu đứng: Với phương pháp này thì sử dụng máy chiếu đứng. Xác định 4 điểm nằm trên một trục tọa độ. Sau đó xác định giao điểm của 2 đường thẳng nối liền 2 điểm đối diện. Từ đó xác định độ nghiêng của ngôi nhà.
 Ảnh 2: Chúng ta có thể sử dụng nhiều phương pháp để xác định độ nghiêng của nhà
Ảnh 2: Chúng ta có thể sử dụng nhiều phương pháp để xác định độ nghiêng của nhà
  • Phương pháp đo góc: chúng ta có thể sử dụng thước vuông đó để đo góc vuông chân tường. Nếu góc vuông của chân tường không khớp với góc vuông của thước thì nhà lúc này bị nghiêng. Và ngược lại thì không bị nghiêng.
  • Phương pháp tọa độ: đo độ nghiêng bằng máy kinh vĩ. Đặt máy kinh vĩ tại một điểm cố định và tiến hành quan sát qua máy. Nếu giá trị đo của thước càng nhỏ thì độ sai lệch với tiêu chuẩn độ nghiêng cho phép của công trình càng nhỏ.

Nguyên nhân nhà bị lún nghiêng

Việc nhà vượt quá độ nghiêng cho phép của nhà ở  sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công năng sử dụng ngôi nhà sau này. Để ngăn chặn việc này thì chúng ta hãy đi tìm hiểu về nguyên nhân nhà bị lún nghiêng. Có khá nhiều nguyên nhân trong đó có 3 lý do tiêu biểu sau:

Xây nhà trên nền đất yếu và xử lý móng không đảm bảo

Đa số nguyên nhân gây cho nhà bị lún nghiêng đều bắt nguồn từ việc xây nhà trên nền đất yếu và việc xử lý móng không đảm bảo. Những nơi có cấu tạo địa chất k ổn định, gần sông, rạch, đất ruộng, lớp bùn,.. là những nơi có những ngôi nhà bị lún nghiêng.

Việc này cũng một phần do đội thiết kế thi công và chủ nhà không khảo sát địa chất kỹ trước khi thiết kế. Cách phòng tránh trong trường hợp này đó là sử dụng các biện pháp ép cọc hoặc sử dụng cọc khoan nhồi mới đảm bảo an toàn.

 Ảnh 3: Nguyên nhân chính dẫn đến nhà bị lún nghiêng đó là do kết cấu nền yếu
Ảnh 3: Nguyên nhân chính dẫn đến nhà bị lún nghiêng đó là do kết cấu nền yếu

Do ảnh hưởng từ nhà bên cạnh

Do nhà bên cạnh bị nghiêng dẫn đến nhà mình bị nghiêng. Đây là nguyên khá thường gặp ở những vùng đô thị với công trình san sát và dày đặc. Những ngôi nhà bị lún nghiêng đều do kết cấu tổng thể và do đất nền.

Đặc biệt nhiều trường hợp nhà bên cạnh thực hiện việc phá hủy, đào móng mới khiến cho nhà bên cạnh cũng bị ảnh hưởng. Hay là do tải trọng của nhà bên cạnh quá lớn đè vào cũng khiến nhà mình bị nghiêng.

Do cải tạo nâng tầng

Đối với những nhà đã cũ thì cải tạo nâng tầng cũng khiến cho nhà bị lún nghiêng. Nền móng và kết cấu đã không được ổn định và chủ nhà muốn cải tạo và nâng thêm tầng. Điều này làm cho công trình không đáp ứng đúng về độ nghiêng cho phép của nhà ở.

Khi gặp phải trường hợp này thì bạn phải vận chuyển đồ đạc xuống tầng trệt. Sau đó, lấy độ lại độ nghiêng cho ngôi nhà bằng các biện pháp kỹ thuật. Việc này phải bắt đầu từ thao tác gia cố phần móng nền. Khi đó mới tiếp tục thực hiện việc nâng tầng.

Biện pháp khắc phục nhà bị lún nghiêng

Khi ngôi nhà vượt quá độ nghiêng cho phép của nhà ở thì chúng ta phải tìm biện pháp khắc phục. Sau đây là một số biện pháp bạn có thể bỏ túi:

  • Thuê đơn vị có kinh nghiệm để thiết kế biện pháp thi công đối với nền móng phù hợp.
  • Theo dõi tiến độ và chất lượng gia cố móng. Tránh trường hợp làm ẩu, cắt bớt vật liệu xây dựng ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng.
  • Kiểm tra kết cấu móng, thuộc móng nông hay móng sâu. Sau đó tùy vào loại móng để có biện pháp khắc phục riêng, phù hợp.
  • Chống lún ngay khi có hiện tượng nghiêng
  • Chống thành vách bằng cừ thép hoặc cừ bê tông khi thi công sát ngay ngôi nhà có tải lớn. Việc thiết kế tường cừ phải để ý đến việc văng chống. Các biện pháp thi công phải được chủ đầu tư phê duyệt.
 Ảnh 4: Khi nhà bị lún nghiêng phải có biện pháp xử lý kịp thời
Ảnh 4: Khi nhà bị lún nghiêng phải có biện pháp xử lý kịp thời
  • Sử dụng hệ thống tường vây để tránh tình trạng lún nghiêng. Bạn có thể sử dụng các biện pháp đơn giản như: móng cọc nhồi, tường neo đất.
  • Thực hiện ngay lập tức các biện pháp chống lún và không cho ngôi nhà tiếp tục nghiêng nữa.
  • Đối với những công trình liền kề có nguy cơ sập đổ thì nhà thầu phải đưa ra các giải pháp kịp thời. Việc quan trọng phải làm ngay đó chính là chống đỡ cho các công trình liền kề. Sau đó phối hợp với chủ sở hữu để đưa ra những giải pháp tối ưu nhất.

Có thể bạn quan tâm: Hạn mức giao đất ở được quy định như thế nào?

Bài viết đã giúp bạn biết về độ nghiêng cho phép của nhà ở là bao nhiêu. Mọi người cũng hãy bỏ túi những kinh nghiệm trên để tránh tình trạng lún nghiêng nhà. Đặc biệt là những ngôi nhà có nguy cơ bị lún nghiêng cao thì phải chú ý quan sát thật cẩn thận. Nếu mọi người thấy những thông tin trên hữu ích thì hãy chia sẻ cho bạn bè cùng tham khảo nhé!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Hải Phòng: Phân lô bán nền 500 nghìn m2, hơn 3.000 lô đất bung hàng

Tin mới cập nhật

“Mở kho” đấu thầu vàng để giữ vững kho ngoại tệ

13 giờ trước

Chuyên gia Dragon Capital chỉ ra 3 yếu tố giúp thị trường chứng khoán tăng trưởng

18 giờ trước

Đất nền mới chỉ “rục rịch” có giao dịch, chưa thực sự “nóng” như lời đồn

19 giờ trước

Sở hữu 3 căn hộ cho thuê mang lại thu nhập ổn định, 9X khuyên Gen Z: “Nên mua nhà sớm!”

19 giờ trước

Làm thế nào để kiểm soát rủi ro khi vay tiền mua nhà?

22 giờ trước