Điều cần biết về hợp đồng mua bán đất mới nhất

Chủ nhật, 26/07/2021-10:07

Những điều cần biết về hợp đồng mua bán đất mới nhất 2020 để bạn có thêm kiến thức pháp luật Việt Nam và có thể giải quyết thật tốt những vấn đề phát sinh xung quanh hợp đồng mua bán đất.

Có thể bạn quan tâm: 3 Nguyên Tắc Cần Đảm Bảo Trong Ký Kết Hợp Đồng Đặt Cọc Mua Đất

Thanh toán tiền bán đất phải căn cứ vào hợp đồng

HỎI: Tháng 12/2014, tôi có bán một thửa đất. Do chưa sang tên được nên bên mua chỉ mới trả một phần tiền và ghi giấy là sẻ trả đủ ngay khi có giấy tờ đất. Nay, khi tôi yêu cầu bên mua nộp tiền chuyển mục đích sử dụng đất theo thông báo của Nhà nước để hoàn thành việc làm giấy tờ thì bên mua trả lòi dom khó khăn tài chính nên tất cả các khoản tiền này và tiền còn thiếu sẽ hoàn trả trong vòng một năm tới.

 4 Điều Cần biết về Hợp Đồng Mua Bán Đất
4 Điều Cần biết về Hợp Đồng Mua Bán Đất

Nếu tôi không đồng ý thì phải hoàn trả cho họ số tiền đã nhận. Tôi không đồng ý và hứa sẽ trả lại tiền cho họ sau khi bán được đất. Hai bên vẫn chưa thống nhất được ý kiến. Xin hỏi, tôi nên làm gì trong trường hợp này?

Nguyễn Thị Vân (Xã Tân Mỹ, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận)

TRẢ LỜI: Theo Khoản 6, Điều 698 và Khoản 1, Điều 701 Bộ luật Dân sự 2003

Phương thức, thời hạn thanh toán là một trong những nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nghĩa vụ trả đủ tiền, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thỏa thuận cho bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Bà cần căn cứ vào hợp đồng mua bán đất giữa hai bên để xác định người mua có thực hiện đúng phương thức, thời hạn thanh toán hay không. Trong trường hợp hai bên không thể thống nhất phương thức thanh toán tiếp theo để hoàn tất việc mua bán thì các bên có thé khởi kiện ra Tòa án cấp huyện để được xem xét, giải quyết.

Mua bán đất thuộc quyền sử dụng chung của nhiều người

HỎI: Ba anh em ông N.V.T cùng đứng tên trên sổ đỏ mảnh đất rộng trên 500m2. Trên thực tế, mảnh đất trên được chia ra ba phần khác nhau cho ba người quản lý nhưng chưa ai làm thủ tục tách thửa. Xin hỏi, tôi muốn mua một trong ba thửa đất đó thì có cần sự đồng ý của cả ba người hay không?

Trần Văn Dũng (Phường Phú Mỹ, TP.Thủ Dầu Một, tinh Bình Dương)

TRẢ LỜI: Theo Điều 218 Bộ luật Dân sự năm 2015, việc định đoạt tài sản chung hợp nhất có thể được thực hiện theo thỏa thuận giữa các chủ sở hữu (sử dụng) chung hoặc theo quy định của pháp luật.

Trường hợp các chủ đất cùng đứng tên trên sổ đỏ thì quyền sử dụng đất trên được xem là tài sản chung hợp nhất. Theo đó, nếu giữa các chủ đất có biên bản thỏa thuận giao cho mỗi người tự định đoạt phần đất do mình quản lý thì ông chỉ cần làm hợp đồng sang nhượng quyền sử dụng đất đối với người quản lý đất.

Nếu đó là tài sản chung của vợ chồng thì phải có vợ hoặc chồng người bán cùng ký hợp đồng chuyển nhượng. Nếu giữa các bên không có biên bản thỏa thuận nêu trên thì ông phải ký hợp đồng sang nhượng quyền sử dụng đất với cả ba người đứng tên trên sổ đỏ (và cả vợ hoặc chồng của họ).

Trường hợp, đó chỉ là tài sản riêng của những người đứng tên trên sổ đỏ, hồ sơ chuyển nhượng phải có cam kết của vợ hoặc chồng của những người đó về việc này.

Mua bán đất qua hợp đồng ký sẵn gửi tổ chức công chúng

HỎI: Tôi mua đất của bà Mai Thị B. Trước đó, bà B mua lại đất đó của ông Trần Văn K không có giấy tờ mua bán đất giữa ông K và bà B. Hai bên chỉ giao kèo mua bán bằng văn bản đặt cọc và gửi lại hợp đồng mua bán mà ông khi đã ký sáng, gửi lại ở Văn phòng công chứng; hợp đồng ký sản chưa có điền tên người chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Nêu tòi chuyển nhượng lô đất nói trên và trả đủ tiền cho bà B thì tôi sẽ được ghi tên vào hợp đồng đã làm sẵn nội dung mua bán gửi ở Văn phòng công chứng. Xin hỏi, quy trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất như vậy có đảm bảo không?

Phan Công Thanh (Huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai)

TRẢ LỜI: Điều 40 Luật Công chứng năm 2014 quy định rõ về thủ tục công chứng.

 4 Điều Cần biết về Hợp Đồng Mua Bán Đất
4 Điều Cần biết về Hợp Đồng Mua Bán Đất

Theo đó, sau khi tiếp nhận hồ sơ công chứng, công chứng viên kiểm tra hồ sơ, hướng dẫn người yêu cầu công chứng thực hiện đúng, đầy đủ các thủ tục công chứng theo quy định của pháp luật.

Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng và yêu cầu người yêu cầu công chứng sửa lại các điều khoản phù hợp với quy định của pháp luật, nếu có.

Trước khi ký hợp đồng, người yêu cầu công chứng đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Sau khi đồng ý các điều khoản trong dự thảo hợp đồng, người yêu cầu công chứng ký vào từng trang của hợp đồng giao dịch và ký trước mặt công chứng viên.

Như vậy, việc ông K ký sẵn hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, rồi gửi tại Văn phòng công chứng và để trống Bên nhận chuyển nhượng là không phù hợp với quy định pháp luật. Do đó, trường họp của ông, không thể thực hiện việc công chứng được.

Xử lý hợp đồng đặt cọc mua bán đất nền

HỎI: Tôi và Công ty địa ốc s đã đặt cọc mua bán đất nền và tôi đã đóng tiền đặt cọc 30 triệu đồng. Công ty s có hẹn miệng với tôi là một tháng sau sẽ ký hợp đồng chuyển nhượng, nhưng đến nay đà ba tháng mà Công ty s vẫn chưa thực hiện.

Tôi có hỏi thì công ty trả lời là chưa xong các thủ tục, nên phải chờ. Tôi không muốn lấy lại tiền cọc vì tôi rất thích mua đất nền của dự án này. Xin hỏi, Công ty địa ốc s có làm sai? Tôi phải xử lý việc này ra sao?

Hồ Thị Hiền Lương
(Đường Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TP.HỒ Chí Minh)

TRẢ LỜI: Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015, quy định

Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Do đó, nếu không có thỏa thuận khác thì trong trường họp Công ty địa ốc s không thực hiện đúng giao kết đặt cọc thì họ có nghĩa vụ trả lại cho bà số tiền đặt cọc là 30 triệu đồng, cộng với khoản tiền tương đương với số tiền đặt cọc (30 triệu đồng). Về phần bà, nếu không muốn mất cọc theo quy định và vẫn muốn nhận chuyển nhượng quyền sử dụng nền đất trên thì bà cần chấp nhận đợi đến thời điểm Công ty địa ốc chính thức ký hợp đồng.

Có thể bạn quan tâm: Hướng Dẫn Cách Ghi Hợp Đồng Mua Bán Nhà Đất Mà Bạn Nên Biết

Chúng ta vừa tìm hiểu về điều cần biết về hợp đồng mua bán đất với những chia sẻ vừa rồi chúng ta đã mang lại kiến thức pháp luật hữu ích cho các bạn giúp các bạn có thể giải quyết vấn đề nảy sinh. Chúc các bạn thành công!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Kiến nghị cho phép hoạt động đòi nợ chuyên nghiệp nhằm giảm nguy cơ nợ xấu

1 giờ trước

Lãi suất tiết kiệm rục rịch tăng nhưng vẫn duy trì quanh vùng đáy

1 giờ trước

Cô gái lương 9 triệu đồng/tháng tiết lộ bí quyết mua được chung cư và gửi thêm 1 tỷ đồng cho bố mẹ xây nhà

1 giờ trước

Phong cách nhà 2 tầng đơn giản toát lên sự sang trọng

1 giờ trước

Thị trường đất nền phía Nam bắt đầu trở lại “đường đua”

1 giờ trước