Di chúc chia nhà đất, phải hợp pháp thì mới có giá trị

Thứ sáu, 14/02/2020-10:02

Khi ông, bà hoặc cha, mẹ có tài sản muốn để lại cho con cái họ thường lập di chúc vậy pháp luật quy định như thế nào về di chúc chia nhà đất cùng tìm hiểu nhé.

Di chúc chia nhà đất, phải hợp pháp thì mới có giá trị

HỎI: Mẹ tôi 70 tuổi, đã qua đời năm 2010, có tất cả bốn người con

Khi lập di chúc chia nhà đất cho các con, do già yếu và không biết chữ nên bà đá đề nghị người hàng xóm đến nhà để làm chúng cho việc lập di chúc. Xin hỏi, di chúc đó có được xem là hợp pháp hay không?

Trần Văn Quang (Phường Long Tâm, TP.Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

 1. Di chúc chia nhà đất, phải hợp pháp thì mới có giá trị
1. Di chúc chia nhà đất, phải hợp pháp thì mới có giá trị

TRẢ LỜI: Khoản 2, Điều 658 Bộ luật Dân sự 2005, quy định:

“Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải mời người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng”.

Như vậy, chỉ khi nào thực hiện đúng quy định này, di chúc nêu trên mới được xem là hợp pháp. Do đó, bản di chúc của mẹ ông để lại đã không thực hiện đúng theo quy định pháp luật nên không được xem là hợp pháp; bản di chúc đó không có giá trị pháp lý

Khi di chúc để lại đất, không rõ ràng

HỎI: Cha tôi qua đời, có để lại di chúc cho một số' người thân được thừa kế đất đai. Có lẽ, do cách viết không rõ ràng nên hiện có người đòi nhiều, có người không chịu hưởng ít. Xin hỏi, trường hợp này, chúng tôi phải xử lý làm sao?

 2. Khi di chúc để lại đất, không rõ ràng
2. Khi di chúc để lại đất, không rõ ràng

Mai Ngọc Thanh

(Xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP.HỒ Chí Minh)

TRẢ LỜI: Theo Điều 648 Bộ luật Dân sự năm 2015

Trường hợp nội dung di chúc không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau thì người công bố di chúc và những người thừa kế phải cùng nhau giải thích di chúc dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người chết, có xem xét đến mối quan hệ của người chết với những người thừa kế theo di chúc. Khi những người này không nhất trí vẽ cách hiểu nội dung di chúc thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Pháp luật cũng quy định, trong trường hợp có một phần nội dung di chúc không giải thích được nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của di chúc thì chỉ phần không giải thích được không có hiệu lực.

Người làm chứng trong di chúc về nhà đất

HỎI: Ông nội tôi nhờ tôi viết di chúc phân chia tài sản là nhà, đất, ruộng vườn cho các con, cháu. Ông cho tôi hưởng gần 150m2 đất. Di chúc được hai người hàng xóm và ông trưởng thôn đã ký tên làm chứng. Nay, ông nội tôi bảo tôi ký tên vào di chúc này nữa cho chắc. Thế nhưng, cán bộ tư pháp UBND xã giải thích làm vậy là sai; chỉ cần hai người làm chứng trên là đủ rồi. Xin hỏi, giải thích này của cán bộ tư pháp có đúng không?

Nguyễn Thị Thảo

(Xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị)

TRẢ LỜI: Theo Điều 634 Bộ luật Dân sự 2015

Trường hợp người lập di chúc không thế tự mình viết bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chi của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

Thế nhưng, Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 quy định mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây: Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

Như vậy, bà được ông nội cho hưởng gần 150m2 đất theo di chúc nên bà không được làm người làm chứng trong di chúc mà ông nội bà lập. Do đó, cán bộ tư pháp UBND xã giải thích như trên là đúng.

Có được di chúc lại phần đất mà mình sẽ được hưởng theo di chúc ?

HỎI: Cha tôi năm nay 82 tuổi, mẹ tôi 80 tuổi, cả hai ông bà đều còn minh mẫn. Hai người có một thửa đất vườn là tài sản chung. Cha tôi không lập di chúc. Còn mẹ tôi có lập di chúc để lại phần tài sản của bà cho 3 người con, mỗi người một phần bằng nhau. Tôi năm nay (năm 2015) 60 tuổi. Vì sợ sức khỏe không tốt nên tôi muốn lập di chúc để lại phần tài sản mà tôi sẽ được thừa hưởng từ mẹ tôi cho người em trai của tôi thì có được không?

Trần Thị Thơ

(Phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, TP.HỒ Chí Minh)

TRẢ LỜI: Theo Điều 646 Bộ luật Dân sự năm 2005 (áp dụng đối với thời điềm trường hợp của bà)

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo đó, trong trường hợp của bà, khi mẹ bà vẫn còn sống thì di chúc của người mẹ chưa có hiệu lực pháp luật. Do đó, phần thừa kế mà bà sẽ được hưởng sau khi người mẹ qua đời vẩn là tài sản của người mẹ nên bà chưa phải là chủ sở hữu tài sản đó. Bà không thể lập di chúc để lại tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình cho bất kỳ ai.

Như vậy, nếu muốn người em trai được hưởng cả phần thừa kế của mình, bà có thé đề nghị người mẹ lập di chúc chia nhà đất mới cho phép người con trai được hưởng hai phần thừa kế . Nếu bạn đọc thấy các bài viết của chúng tôi hấp dẫ, thông tin hữu ích hãy theo dõi thêm tại chuyên mục tư vấn luật nhé.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

7 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

8 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

9 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

11 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

13 giờ trước