Đất lưu không là gì? Các quy định về sử dụng đất lưu không

Thứ hai, 25/01/2021-17:01

Cụm từ đất lưu không được sử dụng khá phổ biến trong đời sống. Do không phải là thuật ngữ quy định trong văn bản pháp luật nên nhiều người vẫn chưa biết rõ về nó. Vậy đất lưu không là gì? Mục đích sử dụng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để được giải đáp những vấn đề trên nhé!

Có thể bạn quan tâm: Đất hỗn hợp là gì? Những quyền lợi của dân trên đất hỗn hợp

Khái niệm đất lưu không là gì?

Quỹ đất công cộng trực thuộc sự quản lý của Nhà nước Việt Nam được gọi là đất lưu không. Nói đơn giản hơn, khu vực này chính là hành lang an toàn giao thông, hành lang lưới điện, hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống dẫn xăng dầu, dẫn khí, thông tin liên lạc, đê điều… 

Quỹ đất nằm trong dự án quy hoạch với mục tiêu phục vụ đất nước, không thuộc quyền sở hữu của bất kỳ cá nhân nào. Đất được phân chia trong các hạng mục như: công trình công cộng, giao thông, thủy lợi, viễn thông, mạng lưới điện. 

 1. Quỹ đất được sử dụng để phục vụ công trình quốc gia
1. Quỹ đất được sử dụng để phục vụ công trình quốc gia

Trong thời gian Nhà nước chưa cần sử dụng quỹ đất lưu không, người dân được quyền tận dụng để sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên, quyền sử dụng của nhân dân bị giới hạn vì không được cấp giấy chứng nhận hoặc sổ đỏ. Diện tích đất được phép sử dụng tạm thời đáp ứng nhu cầu của một số cá nhân, hộ dân. Khi có chính sách quy hoạch, Nhà nước lập tức thu hồi phục vụ công tác quốc gia. 

Cá nhân, hộ gia đình mong muốn sử dụng tạm thời diện tích đất lưu không cần thực hiện hồ sơ tường trình trên cơ quan Nhà nước. Ủy ban nhân dân địa phương (nơi tồn tại quỹ đất) yêu cầu cá nhân, hộ gia đình cam kết chấp nhận trường hợp thu hồi và không nhận được bất kỳ khoản bồi thường nào. Thông qua quá trình xét duyệt và chuẩn thuận của cơ quan Nhà nước, người sử dụng đất được xem là hợp pháp.

Quy định pháp luật về việc sử dụng đất lưu không

Đất lưu không chiếm diện tích lớn nằm xen kẽ bên các công trình đời sống của người dân. Nếu không nắm rõ quy định sử dụng, người dân rất dễ vi phạm quy định do Nhà nước ban hành. Vậy pháp luật Việt Nam đặt ra quy định như thế nào về quyền của người sử dụng đối với loại đất này? 

 2. Đất lưu không không thuộc quyền sở hữu của bất kỳ cá nhân nào
2. Đất lưu không không thuộc quyền sở hữu của bất kỳ cá nhân nào

Căn cứ theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP, người dân không có quyền sở hữu trực tiếp diện tích đất lưu không. Nếu cá nhân, hộ gia đình không tuân thủ hoặc cố tình vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật. Ủy ban nhân dân địa phương có trách nhiệm quản lý quỹ đất lưu không trong khu vực. Đơn vị thường xuyên kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn trường hợp người dân xâm chiếm hoặc sử dụng bất hợp pháp.

Đồng thời, Điều 157 Luật Đất đai 2013 trình bày một số quy định về quyền sử dụng đất lưu không xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn. Quá trình xây dựng đảm bảo kết hợp khai thác cả phần trên không và phần lòng đất tối ưu hiệu quả khai thác. Thi công kết hợp nhiều công trình trên cùng một khu vực đáp ứng mục tiêu tiết kiệm đất. Đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan và bảo vệ an toàn công trình.

Quá trình khai thác đất phục vụ quy hoạch xã hội cần tránh làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân. Hạn chế hoạt động xây dựng có tác động tiêu cực đến các công trình công cộng khác. Người đang sử dụng đất được Nhà nước cho phép mà khu vực đất đó nằm trong hành lang bảo vệ an toàn công trình thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục tiêu đặc ra. Cá nhân, hộ gia đình không được phép cản trở công tác bảo vệ an toàn công trình trong suốt quá trình triển khai.

Trường hợp sử dụng đất có ảnh hưởng đến hoạt động công trình hoặc tác động đến đời sống, sức khỏe của người sử dụng thì cơ quan chức năng quản lý nhà nước đối với công trình tiến hành thẩm định mức độ ảnh hưởng. Nếu phải thu hồi đất cần đề nghị Ủy ban nhân dân địa phương có thẩm quyền cấp quyết định thu hồi đất.

Việc người dân xây dựng nhà ở trên diện tích đất lưu không là trái pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, nếu địa phương chưa có kế hoạch sử dụng quỹ đất hoặc đang bỏ trống thì người dân có thể đến Ủy ban nhân dân xin sử dụng đất và cam kết trả lại khi Nhà nước dùng đến.

 3. Người dân bị xử phạt hành chính nếu sử dụng quỹ đất trái phép
3. Người dân bị xử phạt hành chính nếu sử dụng quỹ đất trái phép

Đối với trường hợp người sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình thì chủ công trình cần thương lượng cùng người sử dụng để đề ra phương án khắc phục vấn đề trong thời gian sớm nhất. Nếu tình trạng tiêu cực vẫn còn tiếp diễn thì Nhà nước sẽ thu hồi đất và thực hiện chế độ bồi thường theo quy định của pháp luật.

Trên thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp cá nhân, hộ gia đình vi phạm quyền sử dụng đất lưu không. Hộ dân hoặc doanh nghiệp cố tình chiếm dụng khu vực phục vụ kinh doanh, sản xuất, trồng trọt, thậm chí xây nhà bất hợp pháp. Trường hợp tranh chấp quỹ đất lưu không xảy ra khá phổ biến. Thông thường mâu thuẫn xuất hiện giữa hai ngôi nhà san sát nhau của các hộ dân. Đối với hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép quỹ đất này sẽ bị xử phạt theo quy định của Nhà nước. 

Cụ thể, căn cứ vào Khoản 4 Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP, hành vi lấn chiếm đất không thuộc sở hữu cá nhân phải chịu những hình phạt như sau:

  • Cá nhân vi phạm: Xử phạt hành chính từ 300.000 – 400.000 VND.
  • Doanh nghiệp vi phạm: Xử phạt hành chính từ 600.000 – 800.000 VND.

Cá nhân, doanh nghiệp có hành vi lấn chiếm quỹ đất lưu không trái phép có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ diện tích và khôi phục hiện trạng ban đầu. Nếu phát hiện người sinh sống xung quanh có hành vi lấn chiếm quỹ đất ảnh hưởng đến tầm nhìn, hoạt động cần làm đơn tố cáo gửi lên Ủy ban nhân dân địa phương yêu cầu giải quyết. 

Đất lưu không do đơn vị nào quản lý?

Đơn vị, cơ quan, tổ chức quản lý công trình có hành lang bảo vệ an toàn chịu toàn bộ trách nhiệm trước hoạt động thông báo, công bố công khai mốc thời gian triển khai xây dựng hành lang bảo vệ an toàn công trình. 

 4. UBND không cấp sổ đỏ cho người dân mong muốn sử dụng quỹ đất lưu không
4. UBND không cấp sổ đỏ cho người dân mong muốn sử dụng quỹ đất lưu không

Bên cạnh đó, đơn vị, cơ quan, tổ chức đảm nhận hoàn toàn trách nhiệm trước việc bảo vệ an toàn công trình. Nếu hành lang bảo vệ công trình xuất hiện vấn đề chen lấn, chiếm dụng trái phép cần thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước để xử lý kịp thời. Ủy ban nhân dân nơi triển khai dự án xây dựng hành lang bảo vệ an toàn tiếp nhận báo cáo và tiến hành công tác xử lý đối tượng vi phạm.

Ủy ban nhân dân khu vực có công trình xây dựng hành lang bảo vệ an toàn phối hợp cùng cơ quan, tổ chức quản lý công trình tuyên truyền cho người dân nắm bắt quy định pháp luật bảo vệ an toàn công trình. 

Mốc sử dụng đất hành lang bảo vệ an toàn được công bố trực tiếp trên các phương tiện truyền thông để người dân trong khu vực biết. Nhanh chóng xử lý những trường hợp cá nhân, doanh nghiệp lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang bảo vệ an toàn công trình.

Có thể bạn quan tâm: Đất ODT là gì - Mục đích, ký hiệu và quy định về việc sử dụng

Đất lưu không là gì? Pháp luật Nhà nước Việt Nam quy định như thế nào về quyền sử dụng đất lưu không? Toàn bộ câu trả lời đã được trình bày vô cùng chi tiết trong bài viết trên. Qua đây, hy vọng bạn có thể cập nhật thông tin hữu ích nhiều hơn nữa tại Tư vấn luật để giải quyết vấn đề bản thân. Nắm bắt nội dung quy định, thủ tục phát lý liên quan đến quyền sử dụng đất là trách nhiệm của mỗi công dân.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước