Công Chứng, Chứng Thực Hợp Đồng Nhà Ở

Thứ sáu, 14/02/2020-09:02

Hợp đồng về nhà ở và vấn đề công chúng, chứng thực hợp đồng về nhà ở

 Hợp đồng về nhà ở

 Hợp đồng về nhà ở
Hợp đồng về nhà ở

Có thể bạn quan tâm: Mẫu Báo cáo tài chính là gì? Cách đọc BCTC dễ dàng nhất!

Theo Điều 121 Luật Nhà ở, hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung sau đây

- Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;

- Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng, diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu;

- Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;

- Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;

- Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn;

nghĩa vụ của các bện; 

- Cam kết của các bên;

- Các thỏa thuận khác; 

- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng; 

- Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;

- Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.

Đây là những nội dung mang tính chất gợi ý, hướng dẫn. Hợp đồng về nhà ở nói chung và kinh doanh nhà ở nói riêng chỉ cần có những nội dung này, không bắt buộc phải theo một khuôn mẫu nhất định. 

Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở giáo

 Giao dịch mua bán nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại
Giao dịch mua bán nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại

Theo Điều 122 Luật Nhà ở, việc công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở như sau:

- Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.

- Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương, mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.

- Văn bản thừa kế nhà ở được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự.

- Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở.

Nhìn chung, vấn đề công chứng, chứng thực hợp đồng về nhà theo Luật Nhà ở đã có sự tương đồng với quy định của Luật Đất đai 2013. Tuy nhiên, vấn đề thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở theo Luật Nhà ở và thời điểm có hiệu lực của giao dịch quyền sử dụng đất theo pháp luật đất đai dường như chưa có sự thống nhất cần thiết

Giao dịch mua bán nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại

 Giao dịch mua bán nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại
Giao dịch mua bán nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại

Quy định chung giao dịch mua bán nhà ở Nội dung này được quy định tại Điều 123 Luật Nhà ở, cụ thể:

- Việc mua bán nhà ở phải được lập thành hợp đồng có các nội dung quy định tại Điều 121 của Luật Nhà ở. Các bên có thể thỏi thuận về việc bên bán thực hiện bán nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở gắn với nhà ở đó trong một thời hạn nhất định cho bên mua theo quy định của Chính phủ. 

- Trường hợp bên mua nhà ở thương mại của chủ đầu tư nếu thuộc diện chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó và có nhu cầu thì được

chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở; bên nhận chuyển nhượng | hợp đồng có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư.

. Trình tự, thủ tục chuyển nhượng, nội dung và mẫu văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng; bên chuyển nhượng hợp đồng phải nộp thuế, lệ phí theo quy định của pháp luật về thuế, lệ phí.

Giá mua bán nhà ở, giá chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại (Điều 124 Luật Nhà ở)

Giá mua bán nhà ở, giá chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà do các bên thoả thuận và được ghi rõ trong hợp đồng mua bán nhà ở, văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở; trường hợp Nhà nước có quy định về giá mua bán nhà ở thì các bên phải thực hiện theo quy định đó.

Mua bán nhà ở trả chậm, trả dần (Điều 125 Luật Nhà ở)

 Mua bán nhà ở trả chậm, trả dần
Mua bán nhà ở trả chậm, trả dần

- Việc mua bán nhà ở trả chậm, trả dần do các bên thoả thuận và được ghi rõ trong hợp đồng mua bán nhà ở; trong thời gian trả chậm, trả dần, bên mua nhà ở được quyền sử dụng nhà ở và có trách nhiệm bảo trì nhà ở đó, trừ trường hợp nhà ở còn trong thời hạn bảo hành theo quy định của Luật Nhà ở hoặc các bên có thoả thuận khác.

- Bên mua nhà ở trả chậm, trả dần chỉ được thực hiện các giao dịch mua bán, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn nhà ở này với người khác sau khi đã thanh toán đủ tiền mua nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Trường hợp trong thời hạn trả chậm, trả dần mà bên mua nhà ở chết thì người thừa kế hợp pháp được thực hiện tiếp các quyền, nghĩa vụ của bên mua nhà ở và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận sau khi người thừa kế đã trả đủ tiền mua nhà cho bên bán.

Có thể bạn quan tâm: Hướng Dẫn Điều Chỉnh Giá Hợp Đồng Xây Dựng Mới Nhất 2020

- Trường hợp bên mua nhà ở có nhu cầu trả lại nhà ở đã mua trong thời gian trả chậm, trả dần và được bên bán nhà ở đồng ý thì hai bên thoả thuận phương thức trả lại nhà ở và việc thanh toán lại tiền mua nhà ở đó.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Giá nhà tăng chóng mặt, người trẻ Việt cần làm gì để sớm mua được nhà?

24 phút trước

Chuyên gia World Bank: Cải cách cơ cấu đóng vai trò thiết yếu để duy trì triển vọng tăng trưởng trong dài hạn

1 giờ trước

Đầu tư vào AI giúp cổ phiếu SoftBank phá đỉnh lịch sử

2 giờ trước

Quý I/2024, doanh số bán lẻ trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng “đột phá”

2 giờ trước

FPT bắt tay Nvidia xây nhà máy AI 200 triệu USD tại Việt Nam

2 giờ trước