Trách nhiệm của chính quyền khi cấp đất sai luật

Thứ sáu, 14/02/2020-11:02

Việc cấp đất sai luật vẫn diễn ra ở nhiều nơi vậy khi cấp đất sai luật thì chính quyền sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào cùng tìm hiểu qua bài viết sau để có cái nhìn khách quan nhất về vấn đề trên.

Có thể bạn quan tâm: Bồi thường về đất hỗ trợ tái định cư và những quy định nhà nước

Chính quyền phải sửa sai do cấp đất trái pháp luật

 Chính quyền phải sửa sai do cấp đất trái pháp luật
Chính quyền phải sửa sai do cấp đất trái pháp luật

Hỏi: Mẹ tôi là Thân Thị Ngọc Mai, sở hữu 10.000m2 đất tại cụm Phước Thái, phường Phước Hải, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, có giấy tờ của chế độ cũ cấp. Sau năm 1975, gia đình tôi đã đăng ký đất với chính quyền địa phương, có nộp thuế đất hàng năm. Thế nhưng, năm 1987 UBND tỉnh Khánh Hòa đã ký quyết định lấy 6.000m2 đất của gia đình tôi để cấp cho trường PTTH Lê Thanh Liêm (không có quyết định thu hồi đất, không bồi thường cho gia đình tôi).

Chúng tôi đá làm đơn khiếu nại lên UBND tỉnh Khánh Hòa nhưng giấy báo chạy lòng vòng, không có cơ quan nào giải quyết. Sau đó, Sở Địa chính Khánh Hòa có văn bản số 19, trả lời: “Việc đòi lại đất mà Nhà nước đã xây dựng trường học, sau đó đá chuyển giao cho tổ chức khác sử dụng thì không giải quyết được”. Xin hỏi, tỉnh Khánh Hòa làm vậy có đúng không? Mẹ tôi, nay đã mất, anh em đã ủy quyền cho tôi thay mặt gia đình giải quyết. Xin hỏi, tôi phải làm sao để đòi được quyền lợi của mình?

Nguyễn Quốc Bảo (Phường Vạn Thắng, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa)

TRẢ LỜI: Theo Điểm e, Khoản 1, Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì đất của gia đình ông có “giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất” thì đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Tuy chưa được cấp sổ đỏ nhưng pháp luật bảo hộ quyền sử dụng đất đối với 10.000m2 đất của gia đình ông.

Việc UBND tỉnh Khánh Hòa ra quyết định cấp 6.000m2 đất của gia đình ông đá xây trường học trong khi chưa có quyết định thu hồi đất là sai. Khoản 5, Điều 26 Luật Đất đai 2013, quy định: “Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách đất đai...”.Tuy nhiên, UBND tỉnh Khánh Hòa đã giao đất trái quy định Nhà nước để xây trường học (giao đất khi chưa có quyết định thu hồi đất, chưa đền bù thiệt hại cho gia đình ông). Vì vậy, ông cần làm đơn khiếu nại (kèm hồ sơ đất đai) gửi đến UBND tỉnh Khánh Hòa để được giải quyết quyền lợi theo đúng quy định pháp luật.

UBND thành phố đã sai khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về đất đai

 Ubnd thành phố đã sai khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về đất đai
Ubnd thành phố đã sai khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về đất đai

HỎI: Trên cơ sở chấp thuận của UBND TP.Biên Hòa, ngày 01/10/1989 UBND phường Trung Dũng và tôi đã ký hợp đồng hợp tác xây dựng. Theo đó, tôi bỏ tiền đầu tư xây dựng và sửa chữa một căn nhà với diện tích 4mxl8m và hai ki-ốt đề phường cho thuê tại Nhà văn hóa phường Trung Dũng. Việc xây dựng đã được Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai cấp giấy phép ngày 13/11/1989. Công trình tôi đã xây có trị giá 25.290.000 đồng. Hợp đồng thuê mặt bằng giữa Nhà văn hóa và tôi có thời hạn 5 năm, sau đó sẽ ký tiếp, đảm bảo cho tôi làm ăn lâu dài. Thế nhưng, từ năm 1994 đến nay, đơn vị chủ quản Nhà văn hóa là UBND phường Trung Dũng không ký tiếp nữa. Bất ngờ, ngày 22/02/2017 UBND TP.Biên Hòa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, với lý do: tôi lấn chiếm đất Nhà văn hóa, phạt tội 4 triệu đồng và buộc tôi trả, khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất, nếu không sẽ bị cưỡng chế. Xin hỏi, UBND TP.Biên Hòa làm vậy là đúng hay sai? Tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

P.T.T.V

(Khu phố 1, phường Trung Dũng, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai)

Trả lời: Qua đơn trình bày và hồ sơ kèm theo, thể hiện bà và UBND phường Trung Dũng đá có ký hợp đồng hợp tác. Việc xây dựng trên đất Nhà văn hóa đá được Sở Xây dựng Đồng Nai cấp giấy phép. Bà không có hành vi lấn chiếm đất. Nếu chính quyền muốn thu hồi cơ sở trên thì phải tiến hành thanh lý hợp đồng, thẩm định giá tài sản và thỏa thuận bồi thường thỏa đáng cho bà.

Mặt khác, theo Điểm a, Khoản 1, Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì thời hiệu xử lý vi phạm hành chính là 01 năm; vi phạm hành chính về đất đai thì thời hiệu xử phạt hành chính là 02 năm. Như vậy, đã hết thời hiệu xử lý vi phạm hành chính.

UBND TP.Biên Hòa đã sai khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với bà. Bà cần làm đơn khiếu nại quyết định hành chính này, gửi UBND TP.Biên Hòa. Bà có quyền làm đơn khởi kiện hành chính ra Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai để Tòa án xem xét tuyên hủy quyết định hành chính này. 

Có thể bạn quan tâm: Vấn Đề Liên Quan Tới Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực

Bạn đã biết trách nhiệm của chính quyền khi cấp đất sai luật và cách giải quyết là gì rồi đấy. Mong rằng qua bài viết này mọi người có thể hiểu sâu hơn về pháp luật Việt Nam. Chúc các bạn thành công!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Giải quyết tranh chấp đất đai khi đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

2 giờ trước

Hỏi về điều kiện, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất có nhiều mục đích sử dụng?

2 giờ trước

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

2 giờ trước

Quý I/2024, Techcombank ghi nhận lãi kỷ lục, tăng 38,3% so với cùng kỳ

9 giờ trước

Tuổi Sửu hợp hướng nào? Bí quyết chọn hướng nhà “thu hút” tài vận cho người tuổi Sửu

11 giờ trước