Bản vẽ hoàn công là gì? Cách lập, quy định & mẫu bản vẽ mới nhất

Thứ năm, 03/06/2021-11:06

Bản vẽ hoàn công là một mảnh ghép không thể thiếu trong mọi công trình xây dựng. Nó thể hiện một cách chính xác và thực tế những số liệu xây dựng có trên bản vẽ thiết kế. Hãy cùng chúng tôi điểm qua những khía cạnh bạn cần nắm rõ về loại bản vẽ này nhé!

Có thể bạn quan tâm: Hướng Dẫn Thực Hiện Thủ Tục Hoàn Công Nhà Ở Tư Nhân Chi Tiết Nhất

Bản vẽ hoàn công là gì?

Bản vẽ hoàn công là bản vẽ phác họa một cách chính xác mọi chi tiết của một công trình sắp được xây dựng. Nó được coi là phương thức hữu hiệu nhất để đối chiếu và tái hiện một công trình thực tế khi được hoàn thành. Bởi mỗi bản thiết kế đều được đo đạc số liệu, kích cỡ sao cho phù hợp và đã được cơ quan quản lý phê duyệt, bản vẽ hoàn công cần phải phản ánh một cách chính xác tuyệt đối các số liệu trên.

 Ảnh 1: Bản vẽ hoàn công là phương pháp hữu hiệu để đối chiếu hiện trường với bản vẽ thiết kế
Ảnh 1: Bản vẽ hoàn công là phương pháp hữu hiệu để đối chiếu hiện trường với bản vẽ thiết kế

Tầm quan trọng của bản vẽ hoàn công 

Sau khi hiểu rõ khái niệm của bản vẽ hoàn công, nắm được tầm quan trọng của nó trong quá trình hiện thực hóa một bản thiết kế trên giấy tờ là một điều cần thiết. Vì vậy, trong phần này, chúng tôi sẽ đề cập tới tầm quan trọng của bản vẽ hoàn công trong một công trình xây dựng.

Đầu tiên, bản vẽ hoàn công là cơ sở cho quá trình kiểm tra, kiểm định và xác nhận một công trình xây dựng sau khi hoàn thành. Về khía cạnh kiểm toán, do bản vẽ hoàn công là những bằng chứng được phê chuẩn và lưu trữ trên giấy tờ, nó giúp cho việc quyết toán hậu xây dựng trở nên công minh, chính xác. 

 Ảnh 2: Bản vẽ hoàn công là một công cụ hữu ích cho việc khai thác công trình xây dựng
Ảnh 2: Bản vẽ hoàn công là một công cụ hữu ích cho việc khai thác công trình xây dựng

Đối với chủ sở hữu công trình, nắm rõ được cấu trúc và chức năng của từng bộ phận trong một công trình là điều không thể. Khi đó, bản vẽ hoàn công sẽ trở thành một công cụ hướng dẫn hữu ích, giúp người chủ khai thác được tối ưu hoá toàn bộ công trình.

Đồng thời, một bản vẽ hoàn công đạt chuẩn sẽ giúp các cơ quan quản lý hiểu được một cách khái quát, chính xác nhất nội dung và bản chất của công trình sắp thi công. Hơn nữa, về phía nhà thầu xây dựng, nó như một điểm tựa vững chắc để dẫn dắt cho việc khai thác, xây dựng đi đúng theo kế hoạch đã đề ra.

Ngoài ra, nhờ vào những con số thực tế được thể hiện trên bản vẽ hoàn công, nhà thầu xây dựng có thể đưa ra những phán đoán, nhận định chính xác nhất điều gì là khả thi, điều gì là không thể thực hiện được. 

Từ đó, họ sẽ kịp thời đưa ra một giải pháp thay thế hợp lý và cải tạo, cơi nới công trình sao cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu hiện tại một cách toàn diện hơn. 

Phân loại bản vẽ hoàn công

Sau khi đã nắm được tầm quan trọng của bản vẽ hoàn công, những người liên quan trong một công trình sắp thi công cần có một tầm hiểu biết nhất định về những loại bản vẽ hoàn công cơ bản. 

Dưới đây là nội dung chính của một số bản vẽ hoàn công điển hình nhất:

  • Về công việc xây dựng
  • Về các bộ phận của công trình
  • Về các giai đoạn xây dựng
  • Về việc lắp đặt các thiết bị
  • Về chi tiết từng hạng mục công trình
  • Về tổng quan công trình 
 Ảnh 3: Bản vẽ hoàn công xây dựng của tâng hai một căn hộ được thi công xây dựng
Ảnh 3: Bản vẽ hoàn công xây dựng của tâng hai một căn hộ được thi công xây dựng

Đây là những bản vẽ mang tính tổng quan nhất, là tiền đề cho giai đoạn đầu của mọi công trình xây dựng. Khi tiến dần hơn đến những giai đoạn hoàn thành, nhưng bản vẽ hoàn công sẽ xoay quanh một số khía cạnh sau:

  • Bản vẽ về việc gia cố và san nền
  • Bản vẽ về việc xây dựng cầu giao thông, đường lộ
  • Bản vẽ về việc thi công cống, hệ thống nước sạch
  • Bản vẽ về việc xây dựng tường, kè
  • Bản vẽ hoàn công điện

Các yêu cầu của bản vẽ hoàn công

Hiểu được các quy định bản vẽ hoàn công là một việc thiết yếu để các kiến trúc sư xây dựng được một bản vẽ hoàn công đúng chuẩn, phát huy tối đa công dụng của nó. Dưới đây là một số yêu cầu của bản vẽ hoàn công:

  • Các số liệu thực tế trong quá trình thi công một công trình thiết kế cần được phản ánh một cách trung thực nhất, kể cả những sai số nhỏ nhất tưởng chừng như không đáng kể
  • Bản vẽ hoàn công cần được lập nên ngay sau quá trình kiểm tra, kiểm định và xác nhận công trình vừa hoàn thành để đảm bảo độ chính xác tuyệt đối
  • Quy trình tạo và xác nhận bản vẽ hoàn công phải được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật
  • Những chỉnh sửa trong quá trình tạo bản vẽ hoàn công cần được thể hiện rõ để tạo thuận tiện cho việc đối chiếu cũng như sử dụng, cải tạo công trình.

Cách thể hiện và lập bản vẽ hoàn công chi tiết 

Sau khi nằm vững được những lý thuyết cơ bản liên quan đến việc lập bản vẽ bản vẽ hoàn công, đã đến lúc để đưa những kiến thức trên vào thực tế. Trong phần này, chúng tôi sẽ đề cập đến cách thể hiện và lập bản vẽ hoàn công xây dựng khái quát và cụ thể theo từng giai đoạn.

Bản vẽ hoàn công công việc xây dựng

  1. Việc đầu tiên cần tiến hành để có thể bắt đầu phác thảo một bản vẽ hoàn công là sao lưu bản thiết kế thi công của quá trình nghiệm thu, cài đặt các thiết bị tĩnh. Việc này yêu cầu người phụ trách mảng kỹ thuật thi công tại hiện trường của bên nhà thầu tiến hành.
  2. Công việc tiếp theo mà người phụ trách kỹ thuật phải làm là thu thập các số liệu đo vẽ hoàn công thực tế tại hiện trường. Các trị số thu được từ công trình thực tế đều phải được ghi chép chính xác tuyệt đối, không tự ý thay đổi. 

Về mặt trình bày, các trị số thực cần được đặt trong ngoặc đơn và để ở gần các trị số thiết kế để thuận tiện cho việc theo dõi. 

  1. Sau quá trình kiểm định các số liệu hiện trường (còn gọi là nghiệm thu), bên giám sát việc thi công của chủ đầu tư hoặc của tổng thầu (nếu công trình được xây dựng với một hợp đồng tổng thầu) sẽ ký tên xác nhận bản vẽ hoàn công trên.

Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng

Cách làm bản vẽ hoàn công bộ phận công trình có phần phức tạp hơn, dù vẫn phải trải qua những bước cơ bản như đã đề cập trong phần trên.

  1. Công việc đầu tiên của người phụ trách kỹ thuật trực tiếp bên nhà thầu cần phải tiến hành vẫn là sao lưu tài liệu. Tuy nhiên, thay cho quá trình nghiệm thu, thứ cần được chụp lại là dấu bản vẽ hoàn công đã được các cơ quan chức năng đóng.
  2. Tiếp theo, người phụ trách kỹ thuật hiện trường cần đo lường các số liệu thực của toàn bộ các bộ phận, hạng mục và giai đoạn công trình có trong bản vẽ thiết kế. Khi tiến hành đo đạc, một số trường hợp sau có thể phát sinh
  • Các trị số thực trùng khớp với các trị số trên bản thi công: bản vẽ thiết kế được công nhận là bản vẽ hoàn công.
  • Các trị số thực khác với các trị số trên bản thi công: khoanh tròn các chi tiết cần được chỉnh sửa và tiến hành thay đổi trực tiếp trên bản vẽ

Về mặt trình bày, một bản vẽ hoàn công bộ phận công trình đạt chuẩn cần phải đáp ứng được một số yêu cầu sau: có họ tên đầy đủ và chữ ký của người phụ trách kỹ thuật thi công tại hiện trường của bên nhà thầu; có ký xác nhận và dấu pháp nhân của người đại diện hợp pháp bên nhà thầu.

Ngoài ra, nhà thầu thi công cần phải tạo một cái đóng dấu xác nhận ghi “Bản vẽ hoàn công” đặt trên mẫu khung tên bản vẽ hoàn công theo yêu cầu của Thông tư số 02/2006/TT-BXD. Đặc biệt, con dấu phải tuân theo mẫu dấu bản vẽ hoàn công mới nhất thì mới có hiệu lực.

  1. Sau quá trình nghiệm thu, bên giám sát việc thi công của chủ đầu tư hoặc của tổng thầu (nếu công trình được xây dựng với một hợp đồng tổng thầu) sẽ ký tên xác nhận bản vẽ hoàn công trên.

Mẫu bản vẽ hoàn công mới nhất

Mọi nhà thầu cần phải trình bài bản vẽ của bên mình theo khung bản vẽ hoàn công chung đã được quy định. Dưới đây là một mẫu bìa bản vẽ hoàn công được trình bày cụ thể với cấu trúc theo quy định để bạn đọc có một cái nhìn cụ thể hơn về mô hình bản vẽ này.

 Ảnh 4: Một mẫu bản vẽ hoàn đơn chi tiết mà mọi nhà thấu cần lập theo
Ảnh 4: Một mẫu bản vẽ hoàn đơn chi tiết mà mọi nhà thấu cần lập theo

Một điều cần lưu ý nữa là kích thước của bản vẽ hoàn công nên nằm trong khổ giấy A3. Bìa bản vẽ hoàn công A3 sẽ giúp cho các hình vẽ, số liệu được trình bày rõ hơn mà bản vẽ vẫn không bị quá vướng víu, gây khó khăn khi cầm và di chuyển.

Quy định về bản vẽ hoàn công

Sau khi đã hoàn thành bản vẽ hoàn công, những bên có trách nhiệm lập bản vẽ cần đảm bảo bản vẽ của bên mình được nộp lên các cơ quan chức năng đúng theo quy định. Dưới đây là chi tiết những quy định về bản vẽ hoàn công mới nhất mà những người có trách nhiệm nên nắm rõ.

Bên có trách nhiệm lập bản vẽ

Trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công sẽ thuộc hoàn toàn về bên nhà thầu đảm nhiệm việc thi công, xây dựng công trình. Với những giai đoạn xây dựng có vấn đề nảy sinh, bên nhà thầu phải nhanh chóng đo đạc, chỉnh sửa lại trong một bản vẽ hoàn công bộ phận khác.

 Ảnh 5: Bản vẽ hoàn công thuộc hoàn toàn trách nhiệm và sở hữu của bên nhà thầu thực hiện công trình
Ảnh 5: Bản vẽ hoàn công thuộc hoàn toàn trách nhiệm và sở hữu của bên nhà thầu thực hiện công trình

Trong trường hợp bên nhà thầu được đứng tên bởi nhiều thành viên khác nhau (còn gọi là nhà thầu liên danh), thì mỗi thành viên phải có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công cho riêng hạng mục mình thực hiện, tuyệt đối không được uỷ quyền cho thành viên khác tiền hành lập bản vẽ.

Thời gian lập bản vẽ

Thời gian lập và hoàn thành bản vẽ hoàn công rất linh hoạt. Nó phụ thuộc vào thời gian cần thiết để các tổ chức nghiệm thu hoàn thành việc kiểm định từng hạng mục xây dựng để quyết định liệu một công trình xây dựng có thể đưa vào khai thác, sử dụng không.

Trong quá trình tổ chức nghiệm thu tiến hành kiểm định công trình xây dựng, bên nhà thầu lưu trữ hồ sơ.

Nơi nộp hồ sơ hoàn công

Với những chủ hộ riêng lẻ, sau khi hồ sơ hoàn công đã được kiểm định, người chủ hộ có thể trực tiếp đến Uỷ ban nhân dân trực thuộc địa phương nơi cư trú để nộp đơn.

Còn với trường hợp công trình được thi công ở khu đô thị mới, bên nhà thầu cần chuẩn bị thêm một số giấy tờ như giấy phép xây dựng; bản vẽ thiết kế công trình, hợp đồng thi công,... đem nộp cho ban quản lý đầu tư xây dựng để được chấp thuận.

 Ảnh 6: Nộp bản vễ hoàn công tại Uỷ ban nhân dân xã/phường nơi cư trú
Ảnh 6: Nộp bản vễ hoàn công tại Uỷ ban nhân dân xã/phường nơi cư trú

Lệ phí hoàn công 

Có hai khoản phí chính mà bên nhà thầu cần đóng sau khi hoàn tất thủ tục nộp hồ sơ cho bản vẽ hoàn công: thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập. 

Thuế giá trị gia tăng chỉ phát sinh khi mua vật tư xây dựng. Trong trường hợp chủ nhà mua lẻ các vật tư xây dựng, loại phí này sẽ được bỏ qua.

Mặt khác, thuế thu nhập được tính dựa trên tiền công xây dựng. Trong trường hợp không thuê nhân công xây dựng mà huy động người thân, họ hàng giúp đỡ, loại phí này sẽ không được tính.

Phân biệt bản vẽ thiết kế và hoàn công 

Nếu không xét những trường hợp ngoại lệ, thì bản vẽ thiết kế và bản vẽ hoàn công trong hầu hết trường hợp sẽ giống nhau một cách hoàn toàn.

Bởi bản vẽ hoàn công phản ánh một cách chính xác từ các hạng mục nhỏ nhất của bản vẽ thiết kế, nên chúng tương đồng nhau là điều dễ hiểu.

 Ảnh 7: Bản vẽ thiết kế có thể được lấy làm luôn bản vẽ hoàn công nếu đồng nhất số liệu
Ảnh 7: Bản vẽ thiết kế có thể được lấy làm luôn bản vẽ hoàn công nếu đồng nhất số liệu

Tuy nhiên, trên thực tế, các bản vẽ hoàn công thường sẽ khó trùng khớp số liệu với bản vẽ thiết kế và cần một số chỉnh sửa bổ sung nhất định. Trong trường hợp hai bản vẽ trùng khớp hoàn toàn, thì nhà thầu sẽ coi bản vẽ thiết kế như một bản vẽ hoàn công luôn.

Có thể bạn quan tâm: Mẫu biên bản nghiệm thu công trình CHUẨN & MỚI nhất hiện nay

Trên đây là những thông tin mới nhất về bản vẽ hoàn công. Mong các bạn đọc đã có được những hiểu biết nhất định về bản vẽ hoàn công sau khi tham khảo bài viết này. Nếu có điều gì thắc mắc hay muốn thảo luận với chúng tôi, hãy bình luận bên dưới nhé! Chúng tôi luôn chào đón các góp ý của bạn đọc gần xa.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Người mệnh Mộc hợp hướng nào để công danh thuận lợi, tình duyên suôn sẻ?

Choáng ngợp với những dinh thự cao cấp bậc nhất của dàn sao Hong Kong

Khám phá cơ ngơi ngoài đời xịn sò của dàn diễn viên trong phim "Đào, Phở và Piano"

Chiêm ngưỡng những căn penthouse sang - xịn - mịn của các Hoa và Á hậu Việt

Biệt thự của sao Việt được "thay áo" đón Tết Giáp Thìn: Góc nào cũng thấy hơi thở mùa xuân, có món decor “đi phượt” gần 2000km

"Mục sở thị" cơ ngơi bề thế của dàn phu nhân Vbiz: Biệt thự dát vàng, sang như khách sạn 5 sao lại nằm toàn ở những khu đất vàng

Cận cảnh biệt thự nhà vườn 1.000m2 của "Đại gia chân đất" Quang Tèo: 50% giá trị căn biệt thự là quà tặng của fan

Chàng trai 9X chi 70 triệu đồng sửa nhà trong 10 ngày, không gian sống bao phủ cực nhiều cây cối

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

5 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

6 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

7 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

8 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

10 giờ trước