Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi): Cấm tổ chức tín dụng gắn bán sản phẩm bảo hiểm với cung ứng dịch vụ ngân hàng
BÀI LIÊN QUAN
Năm 2024, nhiều chính sách giảm thuế - phí có hiệu lựcHàng loạt chính sách có hiệu lực trong tháng 1/2024Chứng khoán được hưởng lợi từ chính sách tiền tệ nới lỏng trong năm 2024?Trước đó, qua thảo luận thì có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị nghiên cứu luật hóa để có thể ngăn chặn và xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm của nhân viên tổ chức tín dụng như việc tư vấn không đầy đủ khiến một số khách hàng nhầm lẫn giữa sản phẩm bảo hiểm và sản phẩm ngân hàng, hoặc yêu cầu mua bảo hiểm gắn liền với các khoản vay khi có nhu cầu vay vốn của ngân hàng.
Ngoài ra, cũng có ý kiến đề nghị không nên cho phép ngân hàng thương mại liên kết bảo hiểm, cấm bán chéo bảo hiểm nhân thọ.
Tiếp thu ý kiến của đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho biết đã chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng bổ sung quy định nghiêm cấm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành và nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng Nhà nước ngoài việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức.
Cùng với đó, giao Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định phạm vi hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng để có thể phù hợp với tính chất cũng như hoạt động của lĩnh vực ngân hàng.
Còn về biện pháp hỗ trợ tổ chức tín dụng được can thiệp sớm, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh có ý kiến đề nghị cân nhắc kỹ lưỡng điểm a, điểm b Khoản 2 Điều 159 của dự thảo Luật quy định tổ chức tín dụng phải thuyết minh rõ số dự phòng rủi ro chưa được trích lập, số lãi phải thu phải thoái chưa phân bổ trong báo cáo tài chính, bao gồm cả báo cáo tài chính niêm yết công khai ở dự thảo Luật.
Giải trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, tại Điều 154 của dự thảo Luật đã quy định việc công khai báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp tổ chức tín dụng đang được kiểm soát một cách chặt chẽ. Chính vì thế, trên cơ sở đề xuất của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin tiếp thu ý kiến của đại biểu theo hướng quy định về dự phòng rủi ro chưa được trích lập, số lãi phải thu phải thoái chưa phân bổ.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ trong quá trình triển khai thực hiện Luật chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm có giải pháp phù hợp để có thể nắm rõ thực trạng tài chính của các Tổ chức tín dụng này khi được áp dụng cơ chế hỗ trợ, bảo đảm an toàn hệ thống tài chính tín dụng.
Bổ sung quy định về xử lý nợ xấu
Đối với xử lý nợ xấu, tài sản đảm bảo, qua thảo luận có ý kiến đại biểu đề nghị bổ sung tại khoản 15 Điều 210 quy định chuyển tiếp đối với các hợp đồng có tài sản đảm bảo là dự án bất động sản được ký kết trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Tiếp thu ý kiến của đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng chỉnh lý theo hướng quy định về chuyển hướng toàn bộ hoặc là một phần dự án bất động sản là tài sản đảm bảo để thu hồi nợ ở khoản 3 Điều 200 và về chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản đã nhận làm tài sản bảo đảm trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành để thu hồi nợ ở khoản 15 Điều 210 của dự thảo Luật.
Dự thảo Luật các Tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024, trừ quy định tại khoản 2 Điều này. Riêng khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 của Luật này cũng có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2024.
Luật các Tổ chức tín dụng cũng được Quốc hội thông qua gồm 15 Chương, 210 Điều và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024 (trừ quy định tại khoản 2 Điều 209). Riêng khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2024.