Loạt dự án nghìn tỷ Saphia Complex, Cocobay, Golden Hills City "mắc kẹt" được Đà Nẵng gỡ vướng
BÀI LIÊN QUAN
Dự án "nhì nhằng" nhất tỉnh Quảng Ngãi cuối cùng cũng có tin vuiTP.HCM: Chỉ có 1 dự án NOXH được cấp phép xây dựng trong 6 tháng đầu nămTP. HCM: Dự án NOXH đầu tiên được vay gói 120.000 tỷ đồngHiện nay, TP. Đà Nẵng còn hành trăm dự án vướng mắc về đất đai, nếu được tháo gỡ sẽ khơi thông nguồn lực phát triển khổng lồ. Tuy nhiên, hầu hết các dự án vướng mắc này đều là những ca khó, việc tìm đầu ra rất gian nan.
Với những dự án vướng mắc, Đà Nẵng đã phân nhóm về mức độ, thẩm quyền để tháo gỡ. Nhờ đó mà có nhiều dự án lớn với quy mô vốn hàng nghìn tỷ đồng đã được khơi thông.
Cụ thể, thời gian qua Đà Nẵng đã tháo gỡ cho 40 dự án, khơi thông nguồn lực đầu tư gần 60.000 tỷ đồng. Ông Lê Trung Chinh - Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho hay, nếu tháo gỡ vướng mắc từ các dự án đang mắc kẹt bởi các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án thì thành phố sẽ khơi thông được nguồn lực phát triển ước tính khoảng 100.000 tỷ đồng.
Nỗ lực gỡ vướng cho dự án Khu khách sạn và dân cư Saphia
Mới đây, Đoàn Giám sát của HĐND TP. Đà Nẵng đã có báo cáo giám sát chuyên đề về công tác xử lý, giải quyết đơn thu tồn đọng, kéo dài của tổ chức, công dân.
Tại đây, Đoàn giám sát đã đề cập đến dự án Khu khách sạn và dân cư Saphia tại phường Khuê Mỹ (Q. Ngũ Hành Sơn) do Công ty CP Thương mại Dịch vụ Hai Hạnh làm chủ đầu tư. Dư án này nằm sát tuyến đường ven biển có diện tích 6,2ha với mức đầu tư 1.000 tỷ đồng.
Dự án hiện đang mắc kẹt, chưa thể triển khai do một phần diện tích chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bao gồm: 19 lô đất ở, 3 lô đất Shophouse, 1 lô đất trường mẫu giáo. Nguyên nhân 23 lô đất này chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là do Công ty Hai Hạnh chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
Theo tìm hiểu, tại kết luận số 2852 của Thanh tra Chính phủ, dự án thuộc diện phải thu hồi 10% tiền sử dụng đất đã được ưu đãi trước đó. Như vậy tổng số tiền cần thu là 120 tỷ đồng. Do là nhà đầu tư thứ cấp (nhận chuyển nhượng từ nhà đầu tư khác) nên theo chủ trương của Đà Nẵng, Công ty Hai Hạnh không phải nộp lại số tiền trên. Tuy nhiên để hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục pháp lý, doanh nghiệp đã tự nguyện cam kết nộp 120 tỷ đồng. Và công ty đã nộp 60 tỷ đồng (50%) vào ngân sách nhà nước.
Với 60 tỷ đồng còn lại chưa nộp và hơn 40 tỷ tiền phạt chậm nộp, được ghi vào nghĩa vụ tài chính nhà nước chưa hoàn thành hơn 100 tỷ đồng, nên không có cơ sở cấp 23 Giấy chứng nhận sử dụng đất còn lại tại dự án Saphia cho Công ty Hai Hạnh.
Với vấn đề này, chủ đầu tư đã có đơn đề nghị xem xét việc thu hồi tiền thất thu theo kết luận thanh tra, xem xét miễn giảm tiền nộp chậm tiền sử dụng đất do chuyển đổi mục đích sử dụng.
Trước kiến nghị này, Sở TN&MT TP. Đà Nẵng đã làm việc với công ty Hai Hạnh và đưa ra giải pháp. Theo đó, trong trường hợp nộp lại hơn 100 tỷ, doanh nghiệp thuê đơn vị tư vấn xác định giá đối với tài sản đảm bảo và gửi văn bản về Sở để có cơ sở tổng hợp, báo cáo thành phố xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi công ty phát hành chứng thư thông qua bảo lãnh ngân hàng để làm tài sản đảm bảo.
Tuy nhiên do chưa nhận được văn bản của chủ đầu tư nên Sở TN&MT chưa có cơ sở để xem xét, giải quyết đối với đề nghị cấp chứng nhận quyền sử dụng đất cho 23 lô đất của dự án này.
Trong trường hợp công ty không nộp hơn 100 tỷ đồng hoặc không làm tài sản đảm bảo thì khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, việc cấp giấy chứng nhận sẽ được thực hiện.
Nhiều dự án lớn cũng được "cởi trói"
Năm 2012, dự án Khu đô thị Phong Nam rộng gần 21,5ha nằm tại xã Hòa Châu (huyện Hòa Vang) được phê duyệt quy hoạch chi tiết. Tới năm 2018 thì điều chỉnh quy hoạch. Năm 2021, để thực hiện dự án, Thủ tưởng chấp thuận cho Đà Nẵng chuyển mục đích đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp. Chủ đầu tư dự án là Công ty CP Đầu tư Đà Nẵng – miền Trung.
Tuy nhiên tới nay đã 12 năm, dự án vẫn chưa được triển khai xây dựng. Với dự án này, sau khi Sở TN&MT có văn bản rà soát, xử lý các nội dung liên quan đến lĩnh vực đất đai theo chỉ đạo của TP. Đà Nẵng, Sở KH&ĐT sẽ tổng hợp, báo cáo UBND thành phố đề xuất phương án xử lý.
Dự án Golden Hills City có diện tích hơn 381ha thuộc phường Hòa Hiệp Bắc (huyện Hòa Vang) có tổng vốn đầu tư khoảng 4.447 tỷ đồng. Chủ đầu tư là Công ty CP Trung Nam, thời gian thực hiện trong giai đoạn 2010 – 2016.
Dự án này có quy mô đầu tư lớn tại Đà Nẵng với khu thương mại dịch vụ 6 tòa nhà cao 25 – 40 tầng, 4 tòa nhà cáo 15 – 40 tầng, 485 biệt thự đơn lập, 360 biệt thự song lập…. Nhưng tới nay dự án vẫn chưa triển khai xây dựng.
Thời gian qua, Công ty Nam Trung đề nghị gỡ vướng tại dự án về việc điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư dự án, điều chỉnh tổng thể dự án và đoạn 50m đường Nguyễn Tất Thành nối dài. Với kiến nghị này, TP. Đà Nẵng cho biết đã có công văn xin ý kiến các bộ ngành để xử lý.
Còn dự án Cocobay Đà Nẵng (Q. Ngũ Hành Sơn), chủ đầu tư là Công ty Thành Đô kiến nghị liên quan tới việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất cho các tài sản đã đủ điều kiện. Để xem xét, giải quyết, hiện UBND TP. Đà Nẵng đang xin ý kiến tổ công tác theo quyết định 153 của Thủ tướng Chính phủ.