Khái niệm về thuật ngữ market size, ý nghĩa của market size bạn nên biết
BÀI LIÊN QUAN
Những chuyên ngành marketing hấp dẫn nhất bạn cần biếtCác hình thức marketing online bậc nhất hiện nay có thể bạn chưa biếtTrung gian marketing là gì? Đây có phải là giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp?Định nghĩa về market size
Có thể cho rằng thuật ngữ “market size” đã được xuất hiện khá nhiều trên thị trường hiện nay, nó chính là một trong những từ chuyên ngành mô tả một sự nghiên cứu thị trường và xuất hiện trong một thị trường năng động.
Market size dịch ra tiếng Việt có nghĩa là quy mô của thị trường, có lẽ khi được dịch ra tiếng Việt các bạn đã không còn quá xa lạ gì với thuật ngữ này đúng không, nhưng khi nhắc tới quy mô thị trường thì bạn sẽ không hiểu rõ và chi tiết nhất nếu như bạn không phải dân trong ngành.
Ngoài market size, có một số thuật ngữ liên quan trong chuyên ngành mà bạn cần nên biết đó chính là:
- Trade paper: Báo thương mại.
- Ensure: Bảo đảm.
- Personal selling: Bán hàng cá nhân (gặp gỡ trực tiếp với khách hàng để bán sản phẩm và giới thiệu về sản phẩm).
- In the red: Mắc nợ.
- By bank transfer: Chuyển khoản ngân hàng.
- Indemnify: Bồi thường.
Và còn có rất nhiều những từ ngữ chuyên ngành liên quan trong thị trường, nếu như muốn tham gia vào công việc này hoặc muốn tìm hiểu về công việc này chi tiết, rõ ràng hơn thì bạn nên tìm hiểu và hiểu rõ hơn về những từ ngữ chuyên ngành khác nữa nhé.
Cùng tìm hiểu về quy mô thị trường (Market size)
Quy mô của thị trường còn được gọi là dung lượng của thị trường, là tổng số hàng hóa, sản phẩm bán ra hoặc chính là những khách hàng tối đa mà doanh nghiệp có thể nhìn thấy được trong vòng một năm nhất định của một ngành nghề hoặc một lĩnh vực kinh doanh nào đó,
Đối với một loại hình kinh doanh, buôn bán gì đó nếu như bạn muốn biết được quy mô thị trường của loại hình kinh doanh đó có lớn hay không hãy chỉ nhìn vào số lượng của hàng hóa hiện có lúc bấy giờ.
Bình thường số lượng mà lượng hàng hóa thô đó nếu như muốn biết thì bạn có thể tra cứu trong những công bố của ngành, vì theo lẽ thông thường với nhiều doanh nghiệp sản xuất như vậy sẽ đều phải thực hiện báo cáo với ngành về lượng sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp trong một năm đó như thế nào và sản lượng là bao nhiêu để ngành đó có thể nắm bắt được mọi thông tin đó ba sau đó dễ dàng hơn trong việc kiểm soát hàng hóa theo đúng những quy định của pháp luật.
Nếu doanh nghiệp hiểu được đâu là quy mô của thị trường thì có thể thực hiện việc tung ra những dịch vụ và sản phẩm của mình ra thị trường, sau đó giúp cho doanh nghiệp đó có thể hiểu được đâu là sự đầu tư đáng giá về mặt thời gian, tiền bạc của mình trong kinh doanh.
Thị trường mới tiềm năng
Thị trường mới tiềm năng nếu như chỉ nghe tới thôi đã khiến cho nhiều bạn cảm thấy được đây chính là một thị trường vô cùng màu mỡ dành riêng cho những ngành nghề kinh doanh cũng như những sản phẩm kinh doanh để dành cho những ông chủ lớn của những doanh nghiệp.
Mặc dù vậy thì nếu như trong cùng một thị trường sản phẩm và mẫu mã gần giống nhau, công dụng cũng giống nhau mà bạn lại muốn đưa vào thị trường một kiểu sản phẩm, hàng hóa mới hoặc một kiểu sản phẩm hoàn toàn khác lạ, đặc biệt hơn khi so với những thị trường kia thì bạn nên biết rõ cũng như am hiểu rõ về thị trường tiềm năng.
Suy nghĩ nhiều hơn về thị trường tiềm năng và sau đó tính toán xem quy mô của thị trường đang như thế nào để làm ra những sản phẩm dựa trên những nhu cầu của khách hàng (consumer).
Với một thị trường tiềm năng thì bạn có thể xem xét thị trường trên toàn cầu, thị trường nội địa xem đâu là thị trường tiềm năng nhất của mình dựa trên những nơi bạn muốn cung cấp sản phẩm ra thị trường ở đâu, điều này thông thường dựa trên những đặc điểm của thị trường, nơi mà bạn cung cấp những sản phẩm.
Giá thị trường và quy mô của thị trường
Giá của thị trường chính là tổng doanh thu bán hàng từ một thị trường và thị trường đó được xem là khác biệt với những quy mô của thị trường. Có thể là chỉ đo lường lượng khách hàng và bán sản phẩm trong thị trường thô đó, cả hai con số này đều vô cùng quan trọng với bản thân bạn, nó không những thể hiện được bạn có bao nhiêu khách hàng tiềm năng mà nó còn cho bạn biết sẽ thu được bao nhiêu tiền từ việc kinh doanh, buôn bán của bản thân.
Ý nghĩa của market size
Đối với sự phát triển sản phẩm trên thị trường còn rất nhiều những yếu tố quan trọng khác tác động vào nhưng trong đó có thể kể tới quy mô của thị trường hoặc còn gọi là market size, vậy thì quy mô của thị trường đem tới cho doanh nghiệp những điều gì?
Dựa vào những quy mô của thị trường thì những doanh nghiệp sẽ biết được rõ nhất những nhu cầu của khách hàng dù là lớn hay nhỏ, nếu như nhu cầu lớn tức là quy mô của thị trường lớn, những doanh nghiệp đều có thể sản xuất ra nhiều hơn. Còn nếu như quy mô thị trường bé thì doanh nghiệp có thể giảm thiểu đi khối lượng sản xuất để có thể đảm bảo được và hạn chế được hàng hóa và sản phẩm không bị tồn kho dẫn tới việc bị tổn thất nhiều.
Đem lại được một khả năng sinh lời
Đối với quy mô thị trường thì điều quan trọng nhất chính là liệu rằng nó có đủ khối lượng hàng hóa để có thể cung cấp trong thị trường hay không? Liệu rằng nó có đủ khả năng cung cấp đủ cho nhu cầu của người tiêu dùng hay không?
Nếu như không hiểu biết về nhu cầu của sản phẩm thì bạn có thể xác định được cả vốn và thời gian, nếu như bạn cứ đầu tư vào sản xuất trong một thị trường không có tương lai về sản phẩm cũng như nhu cầu mua hàng thì sẽ dẫn tới thiệt hại về tiền bạc.
Đối với những nhu cầu trong thị trường lớn hơn thì bạn có thể khắc phục điều này, tại một môi trường lớn hơn thì sự đầu tư cho sản phẩm cũng như khối lượng của hàng hóa ngày càng lớn hơn, đem tới nhiều lợi nhuận cao hơn, dù cho trong một môi trường mới này sẽ có nhiều sự cạnh tranh hơn từ nhiều doanh nghiệp khác.
Những lợi thế cạnh tranh
Bạn có biết rằng nếu như bạn đã nắm bắt được rõ quy mô của thị trường thì bạn đã chiếm được một ưu thế khá lớn so với những người khác, khi bạn đã hiểu được quy mô của thị trường thì bạn đã có những lợi thế riêng và coi như bạn đã nắm bắt được rõ nhất thị trường, nắm nó trong lòng bàn tay.
Sau khi đã nắm đằng chuôi thị trường, bạn phải biết lựa chọn những vũ khí phù hợp để có thể tham gia vào chiến trường cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp khác. Nhu cầu và thị trường của khách hàng chính là một vũ khí khá quan trọng, quyết định tới lợi thế cạnh tranh liệu có hiệu quả hay không. Bạn phải hiểu rằng kinh doanh và buôn bán cần phải biết nắm bắt rõ nhất tâm lý của khách hàng, đây chính là sự thành công của bạn, vậy nên những nhu cầu, quy mô của thị trường quyết định được tới lợi thế cạnh tranh của bạn cũng rất lớn khi với với nhiều doanh nghiệp khác.
Những chiến lược kinh doanh
Đối với những doanh nghiệp khác nhau sẽ có những chiến thuật kinh doanh không giống nhau, nhưng trong chiến lược kinh doanh có thể nói thì quy mô thị trường chính là một chiến lược kinh doanh.
Vì quy mô của thị trường có thể là những chiến lược gồm phương án tiếp thị, giá cả, mục tiêu phát triển của thị trường, cách phát triển của thị trường. Khi đã nắm bắt được hết những thông tin này thì bạn nên thể hiện được những kiến thức nền tảng, đưa vào chiến lược kinh doanh đó, để doanh nghiệp thật sự phát triển và đi lên thì bạn phải có những chiến lược kinh doanh phù hợp và hiệu quả, những chiến lược đó thể hiện từng bước đi và cách thức phát triển của người dùng.
Nắm bắt được xu hướng, hành vi của người tiêu dùng
Nếu như bạn hay theo dõi quy mô của thị trường như một chuyên viên phát triển thị trường qua những nhu cầu mua sắm của khách hàng và hành vi của khách hàng thì bạn nên hiểu rằng điều này sẽ giúp ích khá nhiều cho doanh nghiệp của bạn.
Bạn có thể biết rõ nhất những xu hướng của người tiêu dùng trong một khoảng thời gian lâu hay không, sẽ biết rõ được nhất những khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm của mình nhiều vào thời gian nào, sau đó sẽ chuyển sang mặt hàng nào nhiều hơn, chính những điều này đã khiến cho công việc của bạn trở nên suôn sẻ, thuận lợi hơn nhiều và sẽ có nhiều phương thức sản xuất hàng hóa về sau sẽ tiếp cận được người tiêu dùng tốt hơn.
Nắm rõ quy mô thị trường
Cách tiếp cận từ trên xuống là một trong những cách xác định được quy mô của thị trường, là cách nhiều nhà doanh nghiệp thực hiện nhằm xác định quy mô của thị trường, để có thể thực hiện hãy nghiên cứu tổng thể nhất thị trường cho chính hàng hóa và sản phẩm của bạn. Tiếp theo nó nên tính toán về thị trường của bạn cũng như những đối thủ khác trong thị trường, đây chính là một chìa khóa ước tính chính xác quy mô thị trường.
Ngoài ra còn có cách tiếp cận từ dưới lên, bạn nên ước tính hợp lý nhất doanh thu của doanh nghiệp dựa trên hình thức bán hàng ra thị trường, số lượng cửa hàng mà bạn định mở, số lượng hàng hóa mà bạn định bán ra thị trường, những số liệu và những doanh thu về số liệu của những đối thủ.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ trong bài trên đã đưa cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về market size cũng như biết rõ ý nghĩa của quy mô thị trường trong việc kinh doanh và bán hàng.