Từ nơi chẳng ai thèm ngó tới, nay đất Củ Chi, Hóc Môn “có giá” không ngờ, được các “đại gia” thi nhau để mắt

Thứ hai, 26/04/2022-16:04
Bất chấp việc các tỉnh thành đề nghị cơ quan chức năng mạnh tay điều tra “sốt đất ảo” thì giá đất tại Hóc Môn, Củ Chi vẫn biến động tăng giá không ngừng. Nguyên nhân đến từ việc 2 huyện này lên thành phố và có thông tin hàng loạt đại gia bất động sản như Đất Xanh, Hưng Thịnh, Sovico…đến nơi đây triển khai dự án.

Đất Hóc Môn, Củ Chi không ngừng “nhảy múa”

Trong thời gian vừa qua, khi xuất hiện đề xuất việc quy hoạch đưa 2 huyện Hóc Môn, Củ Chi lên thành phố, đã hiến cho giá đất các khu vực này đồng loạt tăng gia chóng mặt. Đặc biệt tại huyện Củ Chi, giá nhà đất có diễn biến tương tự như cơn sốt đất đã từng xuất hiện ở địa phương này cách đây 5 năm khi một loạt siêu dự án đô thị, đường ven sông được đề xuất thực hiện đầu tư ở đây. 

Theo thống kê tại các trang rao bán bất động sản Củ Chi, giá mặt phố trung bình ở Củ Chi đã tăng 34% từ thời điểm đầu năm 2022, trong khi đó đất nền đã ghi nhận tăng giá trung bình tới 42%. Thậm chí, giá nhà đất ở Củ Chi thuộc khu vực giáp ranh huyện Hóc Môn, quận 12, Bình Dương và nằm gần các tuyến đường chính như quốc lộ 22 (đường Xuyên Á), khu vực trung tâm hành chính, dọc ven sông Sài Gòn…còn tăng cao với biên độ lớn. 

Tính từ thời điểm đầu năm 2022, một số nơi trên địa bàn Củ Chi tăng giá gần 70% sau khi xuất hiện thông tin huyện Củ Chi được đề xuất lên thành phố trực thuộc TP.HCM. Huyện Củ Chi cũng chính là nơi có lượng tìm kiếm, quan tâm thông tin đất nền đứng đầu ở TP HCM từ tháng 2/2022 đến nay, và luôn ở mức cao gấp đôi so với khu vực quận 9 cũ ở TP Thủ Đức. 

Tại huyện Hóc Môn, từ đầu năm 2022 đến hiện tại, giá đất trung bình ở khu vực thị trấn Hóc Môn nhiều nơi đã tăng đến 44,6%. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM nhận định, đã có rất nhiều người lợi dụng thông tin về quy hoạch để trục lợi từ những người thiếu hiểu biết, nhất là các cò đất, đầu cơ hoặc các doanh nghiệp bất lương đã làm cho giá đất ở huyện Củ Chi, Hóc Môn “nhảy múa”.

Thực tế, khi giá đất tăng cao chóng mặt, người dân bán đất và cò đất đã kiếm được những khoản lợi nhuận không nhỏ. Tuy nhiên, người được cho hưởng lợi lớn nhất lại là các ông lớn trong ngành bất động sản, những đơn vị vừa mới được chấp thuận đầu tư dự án ở hai khu vực này.

Trong khuôn khổ hội nghị Xúc tiến đầu tư vào 2 huyện Hóc Môn - Củ Chi mới đây, chính quyền TP. HCM đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào Biên bản ghi nhớ thỏa thuận đầu tư cho các đơn vị doanh nghiệp tiến hành đầu tư vào huyện Hóc Môn và Củ Chi với tổng trị giá trị nguồn vốn lên đến gần 17 tỷ USD.

Trong đó, Tập đoàn Sovico nhận được sự quan tâm chú ý lớn nhất do tham gia nhiều dự án trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đáng kể nhất là lĩnh vực bất động sản. Theo chia sẻ của lãnh đạo doanh nghiệp Sovico dự định đầu tư 7 dự án đô thị mới tại Củ Chi và 4 dự án ở Hóc Môn, trị giá hàng tỷ USD. 

Tại Hóc Môn, Tập đoàn Sovico sẽ tiến hành đầu tư xây dựng khu đô thị mới và sân đánh golf; một khu chung cư cao tầng thương mại dịch vụ, khu đô thị sinh thái (45ha, mặt tiền quốc lộ 22); khu đô thị sinh thái, chung cư thương mại dịch vụ và bệnh viện quốc tế.

Hạ tầng kém, thiếu tiện ích, đất Củ Chi vẫn “sốt hầm hập”, một người bán vạn người muốn mua

Hạ tầng giao thông chưa phát triển, chưa có các dự án quy mô lớn, thiếu vắng các dịch vụ tiện ích cần thiết nhưng đất Củ Chi vẫn được giới đầu tư háo hức săn đón. Giá đất đai tại khu vực này tăng lên mỗi ngày và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Từ nơi chẳng ai thèm ngó tới, nay đất Củ Chi, Hóc Môn “có giá” không ngờ, được các “đại gia” thi nhau để mắt

Bất chấp việc các tỉnh thành đề nghị cơ quan chức năng mạnh tay điều tra “sốt đất ảo” thì giá đất tại Hóc Môn, Củ Chi vẫn biến động tăng giá không ngừng. Nguyên nhân đến từ việc 2 huyện này lên thành phố và có thông tin hàng loạt đại gia bất động sản như Đất Xanh, Hưng Thịnh, Sovico…đến nơi đây triển khai dự án.

Không còn “nhiệt” như đầu năm, đất Củ Chi, Hóc Môn giá vẫn neo cao

Đứng trước hàng loạt thông tin quy hoạch lên thành phố, tăng cường xúc tiến đầu tư đã khiến cho giá đất thổ cư, đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm ở hai huyện Củ Chi, Hóc Môn tăng vọt chỉ trong thời gian ngắn. Hoạt động tại thị trường này vô cùng sôi động.

Đất Củ Chi, Hóc Môn ồ ạt tăng giá

Thông tin Củ Chi lên thành phố, huyện Hóc Môn lên quận cùng với việc TP.HCM đã kêu gọi đầu tư 55 dự án vào huyện Hóc Môn và Củ Chi đã khiến cho giá bất động sản nơi đây tăng mạnh nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Đất Hóc Môn, Củ Chi tăng cao không ngừng khi các đại gia bất động sản đến nơi đây làm dự án 
Đất Hóc Môn, Củ Chi tăng cao không ngừng khi các đại gia bất động sản đến nơi đây làm dự án 

Trong khi đó tại Củ Chi, Tập đoàn Sovico sẽ đầu tư dự án quy mô lớn là công viên Sài Gòn Safari; khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và dân cư nhà vườn xã Phú Mỹ Hưng - phân khu 1, quy mô diện tích rộng 335,15 ha; khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái, nhà vườn nằm tại xã An Phú, quy mô diện tích 575ha; khu công nghiệp kỹ thuật cao, diện tích 350ha; khu làng nghề hoa, cây kiểng, cá cảnh, quy mô 509 ha; khu trung tâm thương mại, quy mô diện tích rộng tới 12,29 ha. 

Bên cạnh Sovico, nhiều đại gia khác trong ngành bất động sản cũng cam kết sẽ đầu tư thêm hàng tỷ USD vào Củ Chi và Hóc Môn. Ví dụ, Tổng công ty Cổ phần Thương Mại Xây dựng (WTO) sẽ tiến hành đầu tư một dự án khu đô thị mới quy lớn, kết hợp dịch vụ thương mại, du lịch giải trí với số vốn lên tới 1,880 tỷ USD. Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Hà An đầu tư dự án khu dân cư cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ với ngân sách thực hiện là 240 triệu USD. Công ty Cổ phần Tập đoàn Địa Ốc Cát Tường sẽ tiến hành đầu tư dự án Xây dựng khu dân cư với số vốn trị giá 65 triệu USD…

Nỗi lo doanh nghiệp đầu tư vào Hóc Môn, Củ Chi thiếu năng lực tài chính

Các đại gia đầu tư bất động sản khi đầu tư vào Củ Chi và Hóc Môn sẽ được hưởng lợi lớn khi giá đất tại đây tăng mạnh. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra lúc này là các doanh nghiệp có thực sự đủ tiềm lực tài chính để rót hàng tỷ USD vào các dự án họ đặt mục tiêu thực hiện hay không khi mà nguồn vốn tín dụng từ vay ngân hàng và trái phiếu đang bị siết chặt.

Sau sự việc liên quan đến 9 lô trái phiếu của Tập đoàn của Tân Hoàng Minh bị hủy bỏ, Bộ Tài chính đã tiến hành soạn thảo, sửa đổi, bổ sung Nghị định 153 về quy trình chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp. Trong đó Bộ đề xuất đặt ra các quy định, điều kiện chặt chẽ hơn với đơn vị phát hành trái phiếu, đặc biệt khi phát hành trái phiếu riêng lẻ.


Doanh nghiệp thiếu tiềm lực tài chính đầu tư vào Hóc Môn, Củ Chi để lại nhiều nỗi lo 
Doanh nghiệp thiếu tiềm lực tài chính đầu tư vào Hóc Môn, Củ Chi để lại nhiều nỗi lo 

Trong khi đó, bản thân một số doanh nghiệp bất động sản nói trên đã đăng ký đầu tư cũng “gánh” các khoản nợ khủng từ phát hành trái phiếu và có các khoản nợ đã gần đến hạn phải trả. Thêm vào đó, nhiều khoản nợ thậm chí còn không có tài sản đảm bảo. Đơn cử Sovico, doanh nghiệp dự kiến có ngân sách đầu tư cao nhất ở Hóc Môn và Củ Chi hiện gặp phải khá nhiều vấn đề liên quan đến tài chính.


Những dự án kém chất lượng có thể kiến thị trường BĐS Củ Chi lao đao
Những dự án kém chất lượng có thể kiến thị trường BĐS Củ Chi lao đao

Sovico đang phải đối diện với áp lực trả nợ rất lớn trong năm 2022 khi doanh nghiệp này phải trả 7.003 tỷ đồng nợ ngắn hạn, trong đó có 7.000 tỷ đồng là trái phiếu nợ ngắn hạn. Việc các doanh nghiệp không đủ tài chính nhưng vẫn “ôm” đất tại Hóc Môn, Củ Chi trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng lãng phí nguồn tài nguyên đất nghiêm trọng. Đây là điều mà các cơ quan quản lý cần hết sức thận trọng khi phê duyệt dự án đầu tư của các doanh nghiệp.

Theo: Dân Việt
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

Mất xu hướng tăng, thị trường chứng khoán phải cẩn trọng trước kỳ nghỉ lễ

Thị trường bán dẫn có thể mang lại doanh thu 1.000 tỷ USD vào năm 2030

Quý I/2024, lãi trước thuế và lãi sau thuế của PGBank đồng loạt giảm 24%

Thị trường đất nền từng bước "rã băng"

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

11 giờ trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

12 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

12 giờ trước

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

12 giờ trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

13 giờ trước