TS. Cấn Văn Lực: Thị trường BĐS suy giảm để bước vào giai đoạn phát triển lành mạnh

Thứ tư, 07/12/2022-09:12
Trước các ý kiến đánh giá về thị trường bất động sản hiện nay đang trong giai đoạn suy thoái, giới chuyên gia cho rằng, đây chỉ là suy thoái kỹ thuật, gọi đúng hơn là suy giảm để đi vào giai đoạn phát triển lành mạnh hơn.

Có nhiều ý kiến nói rằng thị trường bất động sản đang rơi vào suy thoái
Có nhiều ý kiến nói rằng thị trường bất động sản đang rơi vào suy thoái

Việt Nam vẫn có mức tăng trưởng tương đối cao

​​TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng BIDV cho rằng, thị trường bất động sản hiện nay đang có những nút thắt và ông này cũng đưa ra các lời khuyên dành cho doanh nghiệp bất động sản. Trong đó, nên đánh giá  lại tình hình kinh tế vĩ mô, tài chính và đặc biệt là thị trường bất động sản những tháng còn lại của năm nay và sang năm 2023, vậy nên bắt đầu từ vấn đề suy thoái như đang đồn đoán.

Theo ông Lực, có vẻ như vấn đề suy thoái đang xâm nhập vào những thị trường, tuy nhiên thị trường Việt Nam sẽ không thể suy thoái. Năm 2022, Việt Nam đã tăng trưởng 8% và đang được dự báo 6% trong năm 2023, đã có các bước điều chỉnh là rất cần thiết. Ví dụ như: Ở Trung Quốc, năm ngoái tăng từ 5% và đã xuống còn 3%, thế nên tại Việt Nam với mức tăng trưởng 6% vẫn là rất cao so với các nền kinh tế khu vực khác. Đáng lưu ý, Việt Nam chỉ có giảm tốc độ về tăng trưởng nhưng khó suy thoái.

Nhìn nhận về thị trường bất động sản trong giai đoạn tới đây, ông Lực cho biết, đã có nhiều ý kiến nói rằng thị trường bất động sản đang rơi vào suy thoái. Tuy nhiên, trong quý IV so với các tháng đầu năm nếu giảm liên tục thì mới tạm thời gọi là suy thoái kỹ thuật, nhưng nên gọi là suy giảm thì đúng hơn. Đây là quá trình vận hành thị trường để đi vào quá trình phát triển lành mạnh hơn.


Bộ trưởng Bộ Tài Chính -  Hồ Đức Phớc
Bộ trưởng Bộ Tài Chính -  Hồ Đức Phớc

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Tài Chính - Hồ Đức Phớc cho biết, sẽ cùng với nhiều doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp ngành địa ốc đang tìm ra một số giải pháp để thị trường chứng khoán cũng như trái phiếu doanh nghiệp hiện nay được khơi thông.

Theo đánh gia chung, nền kinh tế thế giới hiện nay đang trong phục hồi khá tốt khi tăng trưởng 6% trong năm 2021. Nhưng đến năm nay, đà tăng cũng có phần giảm nhẹ khi mới chỉ nhích lên khoảng 3%. Theo dự báo đến năm 2023 vẫn sẽ suy thoái nhẹ, mức tăng trưởng chỉ ở mức từ 2,3%  đến 2,5%. Tuy nhiên, tình hình lạm phát cũng đã tăng khá mạnh trong năm nay, khi ở mức trên 8,5%, nhưng sẽ hạ nhiệt dần vào dịp năm 2023 và lạm phát sẽ giảm dần xuống chỉ còn khoảng 6,5%.

Ông Lực cho biết, trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2023 cũng sẽ xuất hiện một số rủi ro, hay thách thức, có thể gọi tắt là “4 tăng 2 giảm”. 4 tăng là sẽ bao gồm: Những yếu tố bất định tăng; lạm phát tăng, cùng với đó là lãi suất huy động cũng tăng, neo ở mức khá cao; rủi ro về tài chính tăng. Ngoài ra, còn có rủi ro về an ninh năng lượng, an ninh lương thực, thực phẩm tăng. Trong đó, 2 giảm bao gồm như: Giảm biên độ lợi nhuận của doanh nghiệp, giảm quá trình phục hồi kinh tế hay suy thoái kinh tế nhẹ vào năm 2023.


Xu hướng dịch chuyển sang bất động sản xanh sẽ được diễn ra trong giai đoạn tới
Xu hướng dịch chuyển sang bất động sản xanh sẽ được diễn ra trong giai đoạn tới

Vị chuyên gia kinh tế này cho hay, đây là sự xuất hiện của các xu hướng dịch chuyển nhanh như các hoạt động kinh tế số, lĩnh vực tài chính xanh, hay chuyển đổi năng lượng và bất động sản xanh.... Đây là các xu hướng sẽ diễn ra trong giai đoạn tới đây.

Suy thoái nhẹ, lạm phát giảm dần

TS. Cấn văn Lực nhân định, thị trường tiêu dùng nội địa ở Việt Nam sẽ phục hồi lành mạnh. Năm 2022, GDP cả nước đạt khoảng 8%, nhưng năm 2023 dự báo thấp hơn 1 chút là khoản 6%, trong khi, cả thế giới đang chậm lại thì không riêng gì Việt Nam cũng vậy. Tóm lại, quá trình hồi phục tốt sẽ diễn ra trong năm nay, dù vẫn có chút gập ghềnh, do cả bên trong lẫn từ bên ngoài.

“Đúng là thế giới trong năm 2023 sẽ tiếp tục suy thoái, nhưng là suy thoái nhẹ và sẽ suy thoái trong ngắn. Trong khoảng 10 tiêu chí đưa ra để đánh giá về sự suy thoái chắc chắn có thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, như vậy sẽ có những sự suy thoái ở khá nhẹ, chấp nhận được”, ông Lực nói.

Theo ông Lực, mức tăng trưởng toàn cầu vào năm 2023 được dự báo chỉ đạt 2,5%, nhưng lại giảm 0,5% so với năm 2022,  đây là mức giảm rất nhẹ.


TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng BIDV
TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng BIDV

Cũng theo ông này, về ngắn hạn, đã có những rà soát về những lần suy thoái kinh tế thế giới tính từ năm 1930 đến nay, thì sẽ thấy thời gian suy thoái thông thường kéo dài khoảng từ 10 tháng đến tầm 3 năm. Vậy nên, trên thế giới đã có những suy thoái nhẹ, chỉ tập trung chủ yếu trong năm sau. Hy vọng rằng, trong năm nay, tình hình sẽ đỡ hơn, chấm dứt được vấn đề lạm phát.

Ông Lực cho rằng, Việt Nam cũng sẽ chịu rất nhiều ảnh hưởng cùng với các khó khăn hơn do đã hội nhập sâu rộng. Rất nhiều người hỏi rằng, hiện nay đã qua đỉnh giai đoạn lạm phát hay chưa?. Chắc chắn rằng chúng ta đã và đang trên đường đi qua đỉnh của lạm phát. Trong quý IV năm 2022, là đỉnh của lạm phát trên toàn cầu, trong đó, chỉ số CPI là gần 9% - đây là con số rất cao. Trong năm tới thế giới, cũng sẽ ít nhiều giảm tình trạng lạm phát, tuy nhiên nó vẫn ở mức rất cao, trong khoảng 6%. Mục tiêu, đã đặt ra là cần phải phấn đấu để đưa mức lạm phát về khoảng 2,5%, dự báo từ nay đến năm 2025, mới có thể hạ xuống được như vậy.

TS. Cấn Văn Lực phân tích thêm: “Nói về tình trạng lạm phát lõi ở Hoa Kỳ, mặc dù có giảm nhưng lại có xu hướng ngóc đầu tăng trở lại trong giai đoạn từ tháng 8 và tháng 9 năm nay, bởi do tác động của vòng 2, của vòng 3 khi lĩnh vực xăng dầu đã ngấm đón. Nhưng, khi bước sang tháng 10 nó lại bắt đầu giảm xuống. Cho nên vẫn có thể yên tâm đến tháng 12, khi đó Fed sẽ có thể giảm lãi suất xuống.

Vị chuyên gia của Ngân hàng BIDV khẳng định, đối với những nước phát triển ở châu Á, tỷ lệ lạm phát đỉnh sẽ là quý thời điểm này, tỷ lệ này rơi vào khoảng 4%/ năm. Vậy nên, trong năm nay Việt Nam vẫn đang ở mức 4%/năm, đây cũng là mức chung đối với các nước châu Á. Vậy vì sao tại khu vực châu Á lại thấp hơn so với khu vực châu Âu hay Mỹ, lý do là bởi các yếu tố sau đây:

Một là, khu vực châu Á được kiểm soát tốt giá lương thực, thực phẩm. Vậy nên, nền nông nghiệp luôn  được xem là bệ đỡ cho cả nền kinh tế Việt Nam lẫn những nước khu vực châu Á.

Hai là, khu vực này đã chủ động được mặt hàng xăng dầu. khi chủ động được khoảng 75% cung ứng nguồn xăng dầu nên sẽ kiểm soát tốt thị trường hơn.

Vị chuyên gia này phân tích, ngay cả giá năng lượng cũng như giá phi năng lượng, các nguyên nhiên vật liệu, lương thực thực phẩm, hay phân bón... đều đã giảm xuống từ tháng 7 cho đến bây giờ. Năm ngoái cũng đã ghi nhận đà phục hồi rất tốt, bước sang nay dù có tăng trưởng chậm hơn. Tuy nhiên, theo dự báo trong năm tới sẽ tiếp tục giảm khoảng 2,5%.

Nhiều nền kinh tế châu Á phải chứng kiến 3 “cú sốc” tài chính mang theo nhiều yếu tố rủi ro:

Thứ nhất, là nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng chậm lại, kéo theo hệ lụy làm giảm tổng cầu, khiến tăng trưởng toàn cầu giảm 1 điểm % trong năm 2023.

Thứ hai, là suy thoái nhẹ toàn cầu khiến giảm tổng cầu về du lịch, mua sắm, dệt may... Chưa bao giờ ngành dệt may nhu cầu lại giảm tới vậy. Đơn hàng dệt may sang Mỹ, sang châu Âu đều giảm. Điều này cũng dễ hiểu khi khó khăn thì người ta sẽ thắt chặt chi tiêu. Mức tăng trưởng tại Mỹ và châu Âu có nguy cơ giảm 2 điểm % trong năm 2023.

Thứ ba, điều kiện thị trường tài chính trở nên khó khăn hơn, kéo theo đó là nhiều rủi ro hơn và lợi suất tăng.

3 tác nhân này khiến kinh tế châu Á giảm đâu đó khoảng 1 điểm %. Với Việt Nam chúng ta thì mức độ ảnh hưởng là khá lớn, đứng thứ 2 trong những nước chịu tác động bởi cả 3 yếu tố đó. Mình sẽ bị giảm khoảng gần 2% điểm. Do đó, phải hành động ngay lúc này để giảm bớt tác động tiêu cực. Phải tăng “sức đề kháng” cho nền kinh tế và các doanh nghiệp.

Nhân Hà Phan
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

Choáng ngợp với loạt biệt thự “đậm mùi tiền” của các đại gia Quận 7

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

Hà Nội: Đất đấu giá ven đô “nóng” trở lại, có lô giá khởi điểm 75 triệu đồng/m2

Thanh Hóa chuẩn bị có thêm khu công nghiệp công nghệ cao 353 ha

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

3 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

4 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

5 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

7 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

9 giờ trước