Thị trường hóa chất xây dựng tại Việt Nam khởi sắc: Triển vọng cho BĐS “xanh hoá”

Thứ sáu, 03/02/2023-10:02
Theo Báo cáo về thị trường hóa chất xây dựng tại Việt Nam do Tổ chức nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới, Mordor Intelligence Inc thực hiện, năm 2023 dự kiến thị trường này tại nước ta sẽ đạt hơn 200 triệu USD vào cuối năm nay. Cùng với đó, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm cũng được dự báo sẽ lớn hơn 5,5% trong giai đoạn 5 năm (2023 - 2028).

Xu hướng tăng trưởng xanh của ngành hóa chất xây dựng tại Việt Nam

Kể từ giai đoạn đại dịch COVID - 19, ngành xây dựng tại Việt Nam đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi thị trường thiếu hụt nhân lực và dòng tiền trầm trọng. Trong đó, thị trường hóa chất xây dựng cũng không nằm ngoại lệ khỏi sự ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh. Song, bước vào chu kỳ mới, xu hướng tăng trưởng lĩnh vực hóa chất xây dựng đã được phục hồi vượt bậc.

Đặc biệt, trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, sự gia tăng dân số thành thị và phát triển nhiều dự án bất động sản (BĐS) đã trở thành “chất xúc tác” giúp lĩnh vực này khởi sắc. Cùng với đó, để đáp ứng những tiêu chuẩn xây dựng ngày càng khắt khe đảm bảo các yếu tố về cơ sở hạ tầng bền vững, tiết kiệm năng lượng, tính thẩm mỹ cao,... việc tăng cường đổi mới các ứng dụng công nghệ trong hóa chất xây dựng sản xuất ra các vật liệu xanh ngày càng được chú trọng.

Hơn nữa, Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu giảm khoảng 8% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030 và hướng đến “phát thải ròng bằng 0” vào năm 2050 đã định hướng tập trung vào phát triển các tòa nhà thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng. Thông qua đó đã thúc đẩy việc sử dụng hóa chất xanh, các công trình xanh đang trở thành tiêu chuẩn mới trên toàn thế giới, đặc biệt là trong các công trình xây dựng thương mại và nhà ở cao tầng.


Xu hướng tăng trưởng xanh của ngành hóa chất xây dựng tại Việt Nam. (Ảnh minh họa)
Xu hướng tăng trưởng xanh của ngành hóa chất xây dựng tại Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, sự phát triển của ngành hoá chất cũng nhằm đáp ứng nhu cầu của chủ đầu tư, nhà phát triển BĐS được hưởng lợi từ việc giảm chi phí vận hành và đem lại giá trị tài sản cao. Song song với đó tạo dựng niềm tin, cải thiện sức khỏe từ phía người tiêu dùng BĐS, mở ra nhiều giao dịch nhà đất trong chu kỳ mới.

Theo công bố mới đây của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), trong năm 2022, Việt Nam đón nhận thêm 58 dự án đạt Chứng nhận xanh: EDGE, LEED và LOTUS, tương đương 1,17 triệu m2 sàn. Điều này đã giúp nước ta đạt được tổng số 266 dự án xanh (tương đương hơn 6,511 triệu m2 sàn) tính đến hết năm 2022. Cụ thể, có 142 dự án đạt Chứng nhận LEED tương đương hơn 2,79 triệu m2 sàn; 87 dự án đạt Chứng nhận EDGE tương đương hơn 3,34 triệu m2 sàn và 37 dự án đạt Chứng nhận LOTUS tương đương hơn 369 nghìn m2 sàn. 

Ứng dụng vào thị trường BĐS “xanh hóa” tại Việt Nam

Thống kê từ Báo cáo về thị trường hóa chất xây dựng tại Việt Nam của Mordor Intelligence Inc, các yếu tố: tăng dân số tự nhiên, chuyển dịch dân cư từ nông thôn lên thành thị và xu hướng gia đình hạt nhân ngày càng tăng là một vài yếu tố cơ bản thúc đẩy xây dựng khu dân cư bền vững trên cả nước.

Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ năm của khu vực ASEAN. GDP của đất nước tăng 2,6% vào năm 2021 và dự đoán sẽ tăng 6% vào năm 2022. Trong 10 năm qua, ngành xây dựng của Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ đáng kinh ngạc 8,5% hàng năm. Tốc độ tăng trưởng nhanh này dự kiến ​​sẽ tiếp tục do những nỗ lực của Chính phủ nhằm nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng. Mục tiêu của chính phủ là khuyến khích đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cơ sở hạ tầng du lịch và các dự án nhà ở, đặc biệt là phân khúc nhà ở thực trên cả nước. Để đạt được điều này, Báo cáo đã đưa ra một số ứng dụng hóa chất xây dựng vào thị trường BĐS đảm bảo yếu tố xanh, bền vững; trong đó, đặc biệt chú trọng vấn đề chống thấm và bảo vệ bê tông.

Trong giai đoạn 2023 - 2028, thị trường bảo vệ bê tông được Mordor Intelligence Inc dự báo sẽ thúc đẩy bởi nhu cầu phát triển và cải tạo dự án nhà ở ngày càng tăng trên khắp đất nước. tạo ra một cơ hội đáng kể cho các nhà đầu tư và nhà phát triển BĐS để áp dụng các phương pháp hóa chất xây dựng trong khu dân cư để xây mới, sửa chữa và tân trang. Vữa bê tông gốc xi măng được sử dụng cho các ứng dụng bằng gạch như hàng rào và tường nhờ khả năng chống ăn mòn, giảm rỉ sét của các giá đỡ bên trong và khả năng hấp thụ độ ẩm tốt.


Ứng dụng vào thị trường BĐS “xanh hóa” tại Việt Nam. (Ảnh minh họa)
Ứng dụng vào thị trường BĐS “xanh hóa” tại Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, hay gặp tình trạng mưa bão, ngập úng kết hợp vấn đề biến đổi khí hậu, có thể được coi là “đại dịch” với ngành BĐS, đã khiến nhiều công trình xuống cấp trầm trọng do thấm nước từ nguồn khác nhau, ảnh hưởng đến phần móng và kiến trúc thượng tầng; mực nước ngầm dâng cao, rò rỉ từ hệ thống thoát nước dưới bề mặt và các vùng nước gần đó có thể xâm nhập vào các vết nứt hình thành trong bê tông theo thời gian có thể gây hại cho cấu trúc bên dưới,...

Các hóa chất chống thấm được sử dụng để ngăn ngừa sự xuống cấp sớm của các tòa nhà và các kết cấu cơ sở hạ tầng làm bằng bê tông khác. Các hợp chất này dính vào tất cả các bề mặt một cách nhanh chóng và cho phép nước bị mắc kẹt thoát ra ngoài, giảm hiện tượng cháy sém và hỏng bám dính. Chúng không bắt lửa và không nguy hiểm và không phát ra khí độc hại khi tiếp xúc với lửa. Đồng thời, hóa chất chống thấm có thể bảo vệ bê tông và sự xâm nhập của muối trong các tòa nhà, nhà vệ sinh, phần lõm của tầng hầm, bể nước, bể bơi, sửa chữa tường bê tông và tường xây, mái sân thượng,... 

Hóa chất chống thấm có nhiều dạng khác nhau, bao gồm: cao su tổng hợp và bitum. Trong đó, màng cao su, nhũ tương cao su tổng hợp trộn vữa được sử dụng cho nhiều cấu trúc không thấm nước dẫn đến chất lượng chống nước và độ bám dính được cải thiện rõ rệt. Còn với Bitum, đây là chất lỏng hoặc bán rắn màu đen, rất đậm đặc, có độ dính cao được tìm thấy trong trầm tích tự nhiên, gồm các hydrocacbon thơm đa vòng đã được ngưng tụ hiệu quả chống thấm cao.


Ứng dụng Bitum trong chống thấm nước nhà ở. (Ảnh minh họa)
Ứng dụng Bitum trong chống thấm nước nhà ở. (Ảnh minh họa)

Thách thức được nhận diện

Bên cạnh những “điểm sáng”, thị trường này cũng gặp những thách thức bởi sau đại dịch Covid-19 sức mua của người tiêu dùng, nhà đầu tư trên thị trường BĐS giảm sút đã làm giảm đáng kể tốc độ phục hồi ngành hóa chất xây dựng tại nước ta.

Nhưng Covid-19 không phải là thách thức duy nhất, tỷ giá hối đoái biến động cũng là một vấn đề lớn khi phần lớn nguyên liệu cho hóa chất xây dựng thường được nhập khẩu tại Việt Nam và tỷ giá hối đoái biến động đang ảnh hưởng đến sự ổn định thị trường trước mức giá còn “neo cao” khiến Ngân hàng Nhà nước đứng trước nhiều áp lực trong việc điều hành tỷ giá kể từ thời điểm năm ngoái. 

Không dừng lại ở đó, sự cạnh tranh ngày càng gia tăng, nhiều động thái khả quan để tham gia thị trường lành mạnh có thể kể đến là xu hướng Liên doanh với một đối tác địa phương để sản xuất và giao dịch sản phẩm thông qua nhà phân phối địa phương để tham gia thị trường. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

Choáng ngợp với loạt biệt thự siêu sang của các đại gia Quận 7

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

Hà Nội: Đất đấu giá ven đô “nóng” trở lại, có lô giá khởi điểm 75 triệu đồng/m2

Thanh Hóa chuẩn bị có thêm khu công nghiệp công nghệ cao 353 ha

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

8 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

9 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

10 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

12 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

14 giờ trước