Thị trường bất động sản năm 2022 đang “ngấm đòn” 

Chủ nhật, 03/10/2022-15:10
Các chuyên gia cho rằng, thị trường bất động sản trong năm 2022 vào thời điểm này đã ngấm đòn và một trong những lo ngại lớn nhất là rủi ro tài chính. Bởi vì lãi suất đang tăng nhanh, kéo theo nghĩa vụ trả nợ của các doanh nghiệp nội địa cũng tăng lên.

Theo Doanh nghiệp và Kinh doanh, đã qua 3/4 chặng đường trong năm 2022, thị trường bất động sản tới nay vẫn chưa thấy dấu hiệu chuyển mình vì vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức và biến động.

Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) - Nguyễn Văn Đính cho biết, bắt đầu từ năm 2019, thị trường bất động sản đã thể hiện những dấu hiệu không tốt. Vào năm 2018, cả nước có khoảng 200.000 sản phẩm mới tung ra thị trường, nhưng sang năm 2019 thì giảm còn một nửa.

Trong hai năm 2020 - 2021, dịch bệnh Covid - 19 đã khiến nguồn cung liên tục giảm sút. Nhất là vào 9 tháng đầu năm 2021, thị trường chỉ ghi nhận khoảng 30.000 sản phẩm mới được ra mắt, giảm 40% so với cùng kỳ năm 2021.

Ngân hàng ồ ạt tăng lãi suất: Thị trường bất động sản như phải chịu thêm “cú đấm bồi”

Theo các chuyên gia, việc tăng lãi suất huy động sẽ tác động mạnh đến thị trường bất động sản trong thời gian sắp tới vì bản thân doanh các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trên nguồn vốn vay ngân hàng, và người người mua nhà cũng phải vay tiền để mua nhà, nên ngành này sẽ chịu tác động kép, thậm chí như một “cú đấm bồi” trong khi thị trường vốn đang rất khó khăn…

Vì sao bất động sản công nghiệp Bắc Giang tiếp tục đón sóng tỷ đô

Bắc Giang là địa phương có nên công nghiệp phát triển nhờ có quỹ đất rộng, môi trường đầu tư thông thoáng, chính sách thu hút đầu tư hợp lý. Chính vì thế trong nhiêu năm trở lại đây, tỉnh này liên tục đón hàng tỷ USD đổ về.

Vì sao cần phải xây dựng giá trị cốt lõi với phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng?

Ngành du lịch đang sôi động trở lại sau thời gian “đóng băng” do dịch bệnh Covid – 19, nhiều hoạt động du lịch đang trở nên sôi động hơn nhờ nối lại các đường bay quốc tế giúp du khách trở lại Việt Nam ngày càng nhiêu, đây là cơ hôi để các chủ đàu tư bất động sản nghỉ dưỡng giải bài toán về chất lượng dịch vụ cũng như xây dựng giá trị cốt lõi đối với lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng để phân khúc này được phát triển một cách bền vững hơn.

Dịch bệnh Covid - 19 đã khiến nguồn cung liên tục giảm sút
Dịch bệnh Covid - 19 đã khiến nguồn cung liên tục giảm sút

Vị này cho biết, có hai vấn đề dẫn tới việc giao dịch bị giảm đi. Thứ nhất là rào cản pháp lý để giúp các dự án địa ốc đảm bảo đủ điều kiện tham gia vào thị trường bất động sản. Các địa phương hiện tại vẫn còn khá rụt rè với việc phê duyệt dự án. 

Hai là, từ cuối năm 2021 tới nay, nguồn vốn tín dụng chảy vào bất động sản bị siết chặt, cấp room ngày càng khắt khe nên dòng tiền đổ vào thị trường rất khan hiếm. Các nhà đầu tư muốn đầu tư vào bất động sản, kinh doanh nhưng không có tài chính mạnh thì không thể thực hiện được, từ đó khiến lượng giao dịch giảm dần.

Khảo sát của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho thấy, giá bất động sản hiện nay đang có dấu hiệu tăng mạnh trở lại, thời điểm này tăng được 30% so với năm 2021 và 50% so với năm 2019, thậm chí có phân khúc tăng 100%.

Tuy nhiên, nhìn chung thực trạng số lượng dự án vẫn đang còn nhiều hạn chế và chưa có tín hiệu được cải thiện. Từ đó gây sự mất cân đối cung cầu khiến giá sản phẩm bán ra hay cho thuê đều tăng cao. Tỷ lệ hấp thụ giảm đi, ít sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu ở thực, giá mọi phân khúc bị đẩy cao. Cùng với đó là việc các địa phương khó khăn khi phê duyệt dự án mới có đất, kể cả khu công nghiệp, khu kinh tế, dù nhu cầu tăng rất cao.

“Chúng ta đang trải qua giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, lượng cung thiếu hụt và không cân đối. Những dòng sản phẩm phù hợp với nhu cầu thực thì khan hiếm, nhưng sản phẩm đầu tư hay đầu cơ thì tràn lan. Ngay cả bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng cũng mất cân đối trên thị trường bất động sản” - Ông Đính nhìn nhận. 


Doanh nghiệp, cá nhân vay vốn hoạt động trong thị trường BĐS vẫn rất khó khăn
Doanh nghiệp, cá nhân vay vốn hoạt động trong thị trường BĐS vẫn rất khó khăn

Nhận định về những khó khăn từ thị trường vốn, ông Nguyễn Văn Đính cho hay, dòng tiền dễ sẽ phục vụ những hoạt động đầu tư thứ cấp và đầu cơ đất nền, đây là nguyên nhân chính gây bong bóng bất động sản. Việc kiểm soát chặt vào tín dụng dẫn tới sự khó khăn cho nguồn vốn, đây là những nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực lên nhà phát triển, chủ đầu tư và các nhóm ngành liên quan.

Do đó, vị chuyên gia này kiến nghị, trong thời gian tới, những chính sách cấp bách là phê duyệt dự án nhà ở xã hội, tăng nguồn cung mới, giảm giá nhà ở. Cùng với đó, với gói hỗ trợ lãi suất 2% thì phải phân bổ đồng đều cho các lĩnh vực kinh doanh.

Ngoài ra, sớm khơi thông dòng vốn, thúc đẩy vốn tín dụng có kiểm soát vào những dự án địa ốc trọng yếu, phù hợp với nhu cầu của thị trường, người lao động. Đối với lĩnh vực nhà ở xã hội cần được đẩy mạnh triển khai. Đặc biệt là, chính quyền các địa phương cần quyết liệt hơn trong công tác phê duyệt dự án mới.

Nhận định về thị trường bất động sản dưới góc nhìn của TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, ông cho rằng thị trường bất động sản năm nay đã ngấm đòn và vấn đề về tài chính là một trong những lo ngại lớn. Bởi khi lãi suất tăng, tỷ giá tăng thì chắc chắn nghĩa vụ trả nợ của các doanh nghiệp trong nước cũng tăng theo. Khi doanh nghiệp quản lý tài chính không tốt hay còn để mất cân đối dòng tiền sẽ dẫn tới mất khả năng thanh toán.


Việt Nam cần có một tổ chức chuyên biệt về việc phát triển nhà ở 
Việt Nam cần có một tổ chức chuyên biệt về việc phát triển nhà ở 

Theo ông Lực, thách thức trong năm 2022 và năm 2023 của toàn ngành bất động sản còn đến từ chương trình phục hồi đang thực hiện rất chậm, việc giải ngân vốn đầu tư công chưa thực hiện tốt. Trong năm nay, doanh nghiệp hoàn toàn khó khăn về vốn, nhân sự,... khi cả thị trường chứng khoán và bất động sản đều bị kiểm soát rất chặt,

Tuy nhiên, vẫn tìm thấy một tín hiệu tích cực ở các luật “xương sống” của thị trường bất động sản như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản hiện nay đang được sửa đổi, hoàn thiện. Nếu việc sửa đổi này diễn ra thuận lợi thì dự kiến tới tháng 10/2023 sẽ được thông qua và Luật đất đai sẽ có hiệu lực vào khoảng giữa năm 2024, bên cạnh đó là Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi cũng sẽ được thông qua.

Để phục hồi và phát triển thị trường bất động sản vào giai đoạn tới, theo ông Lực, cần có một tổ chức chuyên biệt về việc phát triển nhà ở. Chẳng hạn như tiết kiệm nhà ở hay tổ chức phát triển nhà ở như của Singapore.

Ông Lực cũng đề xuất rằng, cần có lộ trình để đảm bảo công bằng cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bất động sản tiếp cận với nguồn vốn tín dụng và cả vốn từ trái phiếu. Vị chuyên gia khuyến nghị, các doanh nghiệp phát triển bất động sản cần chủ động đa dạng hóa nguồn vốn mới, quan tâm hơn tới cách quản lý rủi ro, nhất là các rủi ro về lãi suất, tỷ giá, tài chính và phải tiến tới sự công khai, minh bạch hơn.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

Mất xu hướng tăng, thị trường chứng khoán phải cẩn trọng trước kỳ nghỉ lễ

Thị trường bán dẫn có thể mang lại doanh thu 1.000 tỷ USD vào năm 2030

Quý I/2024, lãi trước thuế và lãi sau thuế của PGBank đồng loạt giảm 24%

Thị trường đất nền từng bước "rã băng"

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

4 giờ trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

4 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

5 giờ trước

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

5 giờ trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

6 giờ trước