Tháo gỡ nào cho doanh nghiệp gặp khó khi đầu tư vào thị trường BĐS Thanh Hóa?

Chủ nhật, 23/05/2022-11:05
Thị trường bất động sản Thanh Hóa vừa trải qua đợt “sốt” đất, tuy nhiên doanh nghiệp lại gặp nhiều vướng mắc do quy hoạch tại địa phương thiếu chiều sâu, chưa có khu công nghiệp được xây dựng quy mô, bài bản, xảy ra tình trạng lướt sóng, đầu cơ,... Điều này đã làm cản trở các doanh nghiệp khi muốn đầu tư vào vùng đất này.

Theo Tổ quốc, Thanh Hóa sở hữu “Tứ Sơn” bao gồm: Nghi Sơn, Sầm Sơn, Lam Sơn và Bỉm Sơn. Trong buổi tọa đàm “Sự trỗi dậy của bất động sản Thanh Hóa” do TheLeader tổ chức vừa qua, PGS. TS. Trần Đình Thiên - thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, gần đây Thanh Hóa được xem là thành phố của tứ giác phát triển miền Bắc, bên cạnh là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Lựa chọn chiến lược cho Tứ Sơn là củng cố tầm nhìn, chọn tọa độ là chiến lược khôn ngoan trong việc xác nhận thực lực và vị thế. 

Tại sao thị trường bất động sản Thanh Hóa mãi bị “ghìm chân” tăng trưởng?

Trong khu vực miền Bắc, Thanh Hóa sở hữu thị trường bất động sản có nhiều tiềm năng để phát triển, chỉ xếp sau Hà Nội, Quảng Ninh và Hải Phòng. Tuy nhiên, nhiều năm nay, các hoạt động đầu tư vào thị trường này vẫn chưa bùng nổ. Chuyên gia cho rằng, để phát huy tối đa tiềm năng, Thanh Hóa cần tháo gỡ dứt điểm nhiều bất cập đang tồn tại.

Đón đầu làn sóng đầu tư, Bỉm Sơn (Thanh Hoá) vươn lên bền vững

Với nhiều người ,nếu nhìn được lộ trình phát triển trong thời gian qua của Bỉm Sơn (Thanh Hoá) thì đều có thể nhận định rằng, huyện này đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của giới đầu tư. Bỉm Sơn đang có tiềm năng phát triển bất động sản đô thị phụ trợ cho công nghiệp phát triển.

Thanh Hóa thay đổi để trở thành điểm sáng đầu tư trên thị trường bất động sản phía Bắc

Sở hữu hàng loạt ưu thế về văn hóa, du lịch, dân số, hạ tầng đồng bộ, nhiều tuyến đường trọng điểm, mặt bằng giá đất còn nhiều dư địa tăng trưởng… đã giúp Thanh Hóa trở thành thị trường mới, thu hút các nhà đầu tư bất động sản, nhất là các tổ hợp đô thị trong thời gian tới.

PGS. TS. Trần Đình Thiên 
PGS. TS. Trần Đình Thiên 

Ông Thiên nhận xét về chiến lược mới của Thanh Hóa, địa phương này bắt đầu có những thành công mới, trong đó có cách tiếp cận “hai đồng hành” - “ba cam kết”: “cam kết tiến độ giải phóng mặt bằng, cam kết đầu tư hạ tầng đến chân hàng rào dự án, cam kết đồng hành với nhà đầu tư, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc trong suốt quá trình đầu tư và vận hành thương mại của dự án”. 

Dự án nổi bật nhất của Thanh Hóa trong thời gian gần đây là Quảng trường Biển và Tổ hợp đô thị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp biển Sầm Sơn quy mô 1.260ha, tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD. Ông Thiên đặc biệt ấn tượng với Công trình kiến trúc nghệ thuật nằm ngay nút giao thông Đại lộ Lê Lợi giao với Đại lộ Hùng Vương của TP. Thanh Hóa. Theo đó, các nhà đầu tư lớn đang dần xem Thanh Hóa như “viên ngọc sáng” trên thị trường đầu tư. Địa phương này hiện mở ra cánh cửa cơ hội lớn cho nhiều doanh nghiệp phát triển và cuộc đua cho nhà đầu tư toàn quốc. 
 
Ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, Thanh Hóa nhiều năm về trước chỉ chủ yếu có nguồn cung từ phân khúc đất nền, đất đấu giá. Tuy nhiên trong 3 năm trở lại đây, thị trường này ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc về số lượng và chất lượng. Toàn tỉnh, từ vừng biển đến vùng núi, từ thành phố tới nông thôn đều có các sản phẩm chất lượng hơn, đáp ứng nhu cầu xã hội. Các phân khúc dần đa dạng lên đã cho ra nhiều sản phẩm mới lạ phục vụ khách hàng và các nhóm nhà đầu tư BĐS. 

Thị trường đang chứng kiến một cuộc đua với sự gia nhập của các quần thể dự án quy mô lớn được phát triển bởi những thương hiệu BĐS hàng đầu Việt Nam như: SunGroup, Eurowindow, VinGroup, Flamingo, Tập đoàn BRG, TNG Holdings Việt Nam, Tập đoàn Sunshine Group, T&T Group,... Về việc địa phương ngày càng phát triển và có thêm sự xuất hiện của các đại đô thị tỷ đô tới khai phá thị trường đã giúp Thanh Hóa gia tăng giá trị BĐS khu vực. 


Thanh Hóa vài năm trở lại đây đã phát triển mạnh hơn
Thanh Hóa vài năm trở lại đây đã phát triển mạnh hơn

Trong đó, ngay từ khi 2 ông lớn như Vingroup, Sun Group tiến vào thị trường Thanh Hóa đã kéo giá trị BĐS khu vực này tăng lên. Đơn cử, dự án KĐT Vinhome Starcity vào thời điểm 2018 đã khiến giá mặt bằng kế cạnh tăng từ 12 – 36 triệu đồng/m2. Hay mới đây, thông tin về dự án Sun Onsen tại Quảng Xương cũng đẩy giá BĐS nơi này lên một mặt bằng giá mới, từ 6 - 8 triệu đồng/m2 lên 10 – 11 triệu đồng/m2.

Theo thống kê, giá đất nền ở nhiều khu vực thuộc Thanh Hóa vào đầu năm 2021 đã tăng khoảng 40 - 60% so với cuối năm trước đó. Giá đất đô thị, đất ven biển hiện đang ở mức 12 - 15 triệu đồng/m2, có nơi tới 20 triệu đồng/m2, so với cùng kỳ năm trước đã tăng gấp 2 - 3 lần.  

Ông Đỗ Quý Duy - Giám đốc kinh doanh Tập đoàn Hải Phát nhận định xu thế trong giai đoạn 2022 - 2023 với việc siết tín dụng BĐS sẽ làm cho nguồn vốn đầu tư ở tỉnh lẻ quay lại tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. “Ngoài ra, việc siết tín dụng cũng khiến thị trường mới xuất hiện tình trạng “bong bóng” đất. Thanh Hóa cũng đã có hiện tượng này tại một số khu vực, giá đất theo đó tăng gần 200%/ năm đã gây ra nhiều hệ lụy cho sự phát triển dự án của các doanh nghiệp lớn” - ông Duy nói. 

Chuyên gia đánh giá, tỉnh Thanh Hóa quy hoạch khá đa dạng nhưng thiếu chiều sâu. Chẳng hạn, BĐS công nghiệp của địa phương đang có 5.000ha nhưng các khu công nghiệp xây dựng rời rạc, không tạo ra một hệ sinh thái như ở Bắc Giang, Bắc Ninh

Nhìn từ góc độ nhà đầu tư, ông Duy cho rằng Thanh Hóa chưa có khu công nghiệp quy mô lớn được quy hoạch một cách bài bản, cụ thể. Vì vậy, địa phương vẫn chưa tạo được sự hấp dẫn với các chủ đầu tư lớn trong và ngoài nước vào BĐS công nghiệp. 


Cần có quy hoạch bài bản, kết nối tạo nên một hệ sinh thái hoàn chỉnh trên thị trường BĐS
Cần có quy hoạch bài bản, kết nối tạo nên một hệ sinh thái hoàn chỉnh trên thị trường BĐS

Theo ý kiến từ ông Nguyễn Văn Ngọc - Tổng giám đốc RB Land, thị trường BĐS Thanh Hóa đang gánh chịu một số vấn đề như: Người dân thi nhau đấu giá đất, giá đấu cao gấp 2 - 3 lần rồi bỏ cọc, hạ tầng các dự án đấu giá kém,... “Đầu năm 2021, tổng số tiền bỏ cọc của các nhà đầu tư tham gia đấu giá tại Thanh Hóa đã lên tới 720 tỷ đồng”. Có thể thấy, thị trường Thanh Hóa sở hữu nhiều tiềm năng và ưu thế phát triển nhưng nhiều hạn chế trong ngắn hạn nên các nhà đầu tư tới đây chủ yếu để “lướt sóng”.

Hiện nay, Thanh Hóa đang đẩy mạnh đầu tư vào hạ tầng để phát triển công nghiệp. Nhằm chuẩn bị tốt những điều kiện cần và đủ giúp thu hút các dự án đầu tư mới, sẵn sàng tiếp nhận dòng tiền dịch chuyển vào Thanh Hóa thời kỳ hậu Covid-19. Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo các sở, ngành và các đơn vị liên quan tham mưu bổ sung một số khu công nghiệp, tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2021 -  2030, tầm nhìn đến 2045.

Trong 5 năm tiếp theo, quá trình này kết hợp với quá trình tăng trưởng hạ tầng, kinh tế đưa Thanh Hóa trở thành 1 trong 4 cực tăng trưởng trọng điểm của kinh tế Bắc Trung Bộ, sẽ giúp giá BĐS Thanh Hóa được điều chỉnh để tương ứng với thị trường 3 tỉnh còn lại. Vì vậy, hiện tại chính là thời điểm nhà đầu tư có thể “đi trước - đón đầu” với BĐS Thanh Hóa.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

“Mở kho” đấu thầu vàng để giữ vững kho ngoại tệ

Chuyên gia Dragon Capital chỉ ra 3 yếu tố giúp thị trường chứng khoán tăng trưởng

Đất nền mới chỉ “rục rịch” có giao dịch, chưa thực sự “nóng” như lời đồn

Sở hữu 3 căn hộ cho thuê mang lại thu nhập ổn định, 9X khuyên Gen Z: “Nên mua nhà sớm!”

Tìm hiểu về mẫu nhà tiền chế 2 tầng 5x20 qua những hình ảnh đẹp mê

LPBank dự định đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam, không trả cổ tức trong 3 năm

Ứng dụng AI vào công việc: Muốn đạt được kết quả tốt cần tìm cách để AI hiểu mình cần gì?

Mở rộng không gian với mẫu nhà cấp 4 3 phòng ngủ đơn giản

Tin mới cập nhật

“Mở kho” đấu thầu vàng để giữ vững kho ngoại tệ

5 giờ trước

Chuyên gia Dragon Capital chỉ ra 3 yếu tố giúp thị trường chứng khoán tăng trưởng

9 giờ trước

Đất nền mới chỉ “rục rịch” có giao dịch, chưa thực sự “nóng” như lời đồn

11 giờ trước

Sở hữu 3 căn hộ cho thuê mang lại thu nhập ổn định, 9X khuyên Gen Z: “Nên mua nhà sớm!”

11 giờ trước

Làm thế nào để kiểm soát rủi ro khi vay tiền mua nhà?

13 giờ trước