Tại sao thị trường bất động sản Thanh Hóa mãi bị “ghìm chân” tăng trưởng?

Chủ nhật, 15/05/2022-10:05
Trong khu vực miền Bắc, Thanh Hóa sở hữu thị trường bất động sản có nhiều tiềm năng để phát triển, chỉ xếp sau Hà Nội, Quảng Ninh và Hải Phòng. Tuy nhiên, nhiều năm nay, các hoạt động đầu tư vào thị trường này vẫn chưa bùng nổ. Chuyên gia cho rằng, để phát huy tối đa tiềm năng, Thanh Hóa cần tháo gỡ dứt điểm nhiều bất cập đang tồn tại.

Tiềm năng của bất động sản Thanh Hóa

Theo Thesaigontimes, đây là những thông tin được các chuyên gia phân tích tại tọa đàm “Sự trỗi dậy của bất động sản Thanh Hóa” do TheLeader tổ chức vào ngày 10/5 vừa qua. Tại đây, ông Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận định, tỉnh Thanh Hóa có quỹ đất rộng, dân số đông đúc, nhiều tài nguyên lịch sử, văn hóa và thiên nhiên ưu ái. Bộ Chính trị công nhận Thanh Hóa được xếp thứ 4 trong Top những tỉnh có tiềm năng phát triển bất động sản khu vực miền Bắc. Hơn nữa là một trong 4 thành phố phát triển tại phía Bắc bao gồm: Hà Nội - Quảng Ninh – Hải Phòng – Thanh Hóa. 


Thanh Hóa sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển bất động sản
Thanh Hóa sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển bất động sản

Ông Thiên phân tích thêm, Thanh Hóa có khu kinh tế Nghi Sơn là một trong 5 khu kinh tế trọng điểm quốc gia (không phải khu kinh tế tỉnh nào cũng được lựa chọn) sở hữu nhiều cơ chế và ưu đãi hơn những khu thông thường. Thanh Hóa cũng là tỉnh có sân bay, cảng biển, đường sắt,... Vì vậy, ông Thiên cho rằng, địa phương này đã hội tụ đầy đủ các yếu tố để đưa thị trường bất động sản tỉnh phát triển bùng nổ. 

Vào giai đoạn năm 2021 - 2025, Thanh Hóa dự kiến xây dựng thêm 200.000 căn nhà bằng nguồn vốn khoảng 150.000 tỷ đồng. Đến giai đoạn 2026 - 2030, tỉnh cũng dự kiến xây hơn 225.000 căn nhà với vốn đầu tư gần 223.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Thanh Hóa tập trung xây dựng thêm nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng. Từ năm 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 sẽ bổ xung thêm khoảng 20 khu công nghiệp trên địa bàn. 

Theo ý kiến từ ông Nguyễn Văn Biên - Tổng giám đốc Công ty bất động sản CoreLand, thị trường bất động sản Thanh Hóa vài năm trước chỉ có nguồn cung chủ yếu là các sản phẩm đất nền, đất đấu giá. Trong vòng 3 năm gần đây, thị trường ghi nhận nhiều sự thay đổi tích cực với nhiều loại hình hơn như căn hộ chung cư, căn hộ khách sạn, biệt thự biển, khu đô thị, khu công nghiệp,... đều được phát triển bởi những doanh nghiệp địa ốc hàng đầu cả nước như VinGroup, SunGroup, Eurowindow, FLC,...

Những bất cập trên thị trường cần nhanh chóng tháo gỡ

Tại tọa đàm ông Lê Đình Chung - Phó tổng giám đốc Hải Phát Land nhận xét, Thanh Hóa có nhiều tiềm năng để phát triển thị trường bất động sản trong tương lai như: Hạ tầng giao thông đang được đầu tư, nâng cấp đồng bộ như cảng hàng không Thọ Xuân dự kiến trở thành sân bay quốc tế vào năm 2030, cao tốc Hà Nội - Thanh Hóa,... 


Hạ tầng giao thông tại Thanh Hóa cũng được đầu tư xây dựng đồng bộ hơn
Hạ tầng giao thông tại Thanh Hóa cũng được đầu tư xây dựng đồng bộ hơn

Tuy nhiên, ông Chung nhận định Thanh Hóa cần phải thực hiện nhiều hoạt động, chính sách để thu hút thêm vốn đầu tư như: Thúc đẩy tiến độ giải phóng mặt bằng để nhanh chóng đáp ứng công tác triển khai hạ tầng và bàn giao đất cho doanh nghiệp đưa vào triển khai xây dựng,...

Thêm vào đó, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư lành mạnh, thông thoáng, minh bạch. Ông Chung cho biết, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI (do VCCI tiến hành khảo sát với hàng ngàn doanh nghiệp về thủ tục hành chính…) của Thanh Hóa bị suy giảm mạnh trong giai đoạn này. Được biết, chỉ số PCI năm 2021 vừa được VCCI công bố vào tháng 4/2022 thì Thanh Hóa chỉ đứng thứ 43 trên toàn quốc, giảm 15 bậc so với năm trước đó. 

Thực tế, Thanh Hóa được đánh giá là thị trường bất động sản hàng đầu trong nhóm các thị trường mới nổi tại Việt Nam. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Đính - Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đồng ý với quan điểm của ông Lê Đình Chung rằng, Thanh Hóa phải đẩy nhanh việc cải cách hành chính để thu hút đầu tư. Bởi lẽ, trong quá trình làm việc với những doanh nghiệp hội viên, ông Đính cho biết, có nhiều doanh nghiệp đang gặp vướng mắc bởi các thủ tục hành chính, đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn nữa, họ còn cho rằng địa phương chỉ chào đón những doanh nghiệp lớn còn không nhiệt tình với các doanh nghiệp nhỏ. 


Nhiều quỹ đất lớn chưa được doanh nghiệp triển khai xây dựng
Nhiều quỹ đất lớn chưa được doanh nghiệp triển khai xây dựng

Do đó, theo ông Đính, để đạt được tối đa nguồn vốn, Thanh Hóa cần hỗ trợ đồng đều và thu hút hệ sinh thái các doanh nghiệp bất động sản lớn và nhỏ. Như vậy, địa phương nên chào đón toàn cộng đồng doanh nghiệp thay vì chỉ chú tâm tới những đơn vị lớn. Thêm vào đó, chính quyền Thanh Hóa cũng nên chú ý các hoạt động quản lý thị trường, đất đai. Những dự án sau đấu giá phải yêu cầu nhà đầu tư nhanh chóng triển khai để tạo ra sản phẩm cho thị trường, tránh trường hợp om đất. 

Ông Nguyễn Văn Ngọc - Tổng giám đốc RB Land, nhà sáng lập quỹ đầu tư RB Investment đưa ý kiến, “Thanh Hóa hiện là địa phương có nhiều yếu tố để phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn tồn tại những hạn chế. Chẳng hạn, hạ tầng đấu giá của các dự án đấu giá trên địa bàn quá kém, nhiều khu vực vẫn là ao hồ mà đã đấu giá, đấu giá xong lại không san lấp”. 

Theo nhận xét từ ông Đỗ Quý Duy - Giám đốc kinh doanh tập đoàn Hải Phát, những rào cản khi hoạt động trên thị trường Thanh Hóa có nhiều yếu tố liên quan tới con người là văn hóa làm việc cục bộ, đa “cầu” (tức phải qua nhiều đầu mối, tầng lớp), đa chi phí, tốn thời gian, thiếu hiệu quả.

Hơn nữa, Thanh Hóa hiện đang định hướng phát triển đô thị là mũi nhọn với quy mô các đô thị lớn khoảng 100 - 200ha. Nếu vậy, thời gian triển khai là rất lâu, chi phí thu hồi chậm, vận hành và phát triển gặp nhiều khó khăn. Việc giao quỹ đất lớn cho một số chủ đầu tư sẽ khiến thị trường thiếu đa dạng và hạn chế cơ hội cho những chủ đầu tư khác.

“Thanh Hóa còn nhiều bãi biển đẹp cần được quy hoạch nhưng có những doanh nghiệp được giao đất nhiều năm tới nay vẫn chưa triển khai. Các doanh nghiệp ngoại tỉnh vào thị trường Thanh Hóa muốn thực hiện mua bán, sáp nhập dự án gặp nhiều khó khăn do văn hóa làm việc nơi đây” - ông Duy nói. 

Theo: thesaigontimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

Choáng ngợp với loạt biệt thự siêu sang của các đại gia Quận 7

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

Hà Nội: Đất đấu giá ven đô “nóng” trở lại, có lô giá khởi điểm 75 triệu đồng/m2

Thanh Hóa chuẩn bị có thêm khu công nghiệp công nghệ cao 353 ha

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

9 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

10 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

10 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

12 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

14 giờ trước