Siết tín dụng, doanh nghiệp bất động sản hưởng lợi gì?

Thứ tư, 06/04/2022-16:04
Việc các ngân hàng siết chặt tín dụng cho vay bất động sản được nhân định sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận với nhiều nguồn vốn mới, ổn định, bền vững hơn trước.

Sau chỉ đạo về việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng, siết chặt dòng vốn vào những lĩnh vực rủi ro cao của Ngân hàng Nhà nước, mới đây, hai ngân hàng Sacombank và Techcombank đã nổ phát súng đầu tiên. Cụ thể, hai ngân hàng này đã tuyên bố tạm dừng giải ngân vốn vào bất động sản, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ có lợi cho sự phát triển của nền kinh tế.

Động thái từ phía hai ngân hàng này đã khiến nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư bất động sản lo sợ thị trường bất động sản sẽ chịu ảnh hưởng xấu. Chị L là một chủ của một doanh nghiệp chuyên mua và phân phối lại các sản phẩm bất động sản đất nền ở Lâm Đồng. Trong đợt TP Bảo Lộc “sốt đất” cuối năm 2021, chị L đã vay mượn ngân hàng để tăng thêm quỹ đất “vàng” cho công ty . Tuy nhiên sau đó, dịch Covid-19 bùng phát mạnh, thanh khoản khó khăn nên chị phải chấp nhận ngâm vốn và “còng lưng gánh lãi” trong một thời gian dài.

Mãi đến đầu năm 2021, khi tỉnh Lâm Đồng bắt đầu mở cửa, công ty chị L mới bán được vài lô đất. Dù số tiền lời không được bao nhiêu nhưng chị vẫn quyết định thế chấp ngôi nhà đang ở để vay thêm tiền của ngân hàng nhằm lấy vốn tiếp tục đi tìm mua đất để phân phối lại.

Trước thông tin ngân hàng siết tín dụng cho vay bất động sản, chị L rất lo lắng, không biết lần vay vốn tiếp theo của mình sẽ rao sao. Hơn nữa, chị còn rất nhiều lô đất chưa thu hồi vốn nên rất sợ rơi vào tình trạng khó thoát hàng trong bối cảnh hiện nay.


Một số ngân hàng thương mại đã quyết định “siết” tín dụng cho vay bất động sản để hạn chế rủi ro cho nền kinh tế (Ảnh minh họa)
Một số ngân hàng thương mại đã quyết định “siết” tín dụng cho vay bất động sản để hạn chế rủi ro cho nền kinh tế (Ảnh minh họa)

Thanh lọc thành phần “xấu”

Trong khi nhiều doanh nghiệp lo lắng thị trường bị ảnh hưởng xấu vì ngân hàng siết tín dụng cho vay bất động sản, giới chuyên gia lại cho rằng, việc siết chặt tín dụng sẽ góp phần thanh lọc những thành phần kinh doanh không hiệu quả, qua đó giúp thị trường phát triển lành mạnh, bền vững dài lâu.

TS. Ngô Trí Long – Chuyên gia kinh tế cho biết, khi ngân hàng siết chặt nguồn vốn tín dụng vào bất động sản, những doanh nghiệp bất động sản hoạt động không hiệu quả sẽ bị thanh lọc. Thay vào đó, các doanh nghiệp uy tín, tiềm lực phát triển tốt sẽ có cơ hội để huy động các nguồn vốn khác nhau, góp phần làm lành mạnh thị trường.

Việc ngân hàng siết tín dụng cho vay bất động sản sẽ giúp thị trường tái cơ cấu, định hình lại một cách tốt hơn. Hiện tại, nguồn vốn tín dụng đổ vào bất động sản rất cao nhưng không khai thác được, gây ra nhiều hệ lụy cho nền kinh tế. Cho nên, động thái này của các ngân hàng là rất đúng và không đáng lo ngại cho thị trường.

Nói về vấn đề doanh nghiệp bất động sản bị “đói vốn” khi siết tín dụng, ông Long cho biết, thị trường bất động sản từ trước đến nay phụ thuộc phần lớn vào vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng không phải là kênh duy nhất để huy động vốn. Doanh nghiệp bất động sản có thể khai thác vốn từ nhiều kênh khác nhau trên thị trường như: chứng khoán, phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Mặt khác, dòng vốn FDI cũng là một kênh gọi vốn hiệu quả, giúp ích cho sự phát triển của nền kinh tế.

Hơn nữa, hiện nay mới chỉ có một số ngân hàng siết chặt, còn lại vẫn cho vay bình thường. Cho nên, việc siết chặt tín dụng cho vay bất động sản không có gì đáng lo ngại cho doanh nghiệp. Ngược lại, việc làm này sẽ khiến các doanh nghiệp bất động sản kinh doanh không hiệu quả, chỉ trông chờ vào vốn vay ngân hàng dần dần sẽ bị loại bỏ, nhường “sân chơi” cho những đơn vị kinh doanh chuyên nghiệp, hiệu quả.


Siết chặt tín dụng cho vay bất động sản sẽ giúp thị trường địa ốc phát triển ổn định, bền vững (Ảnh minh họa)
Siết chặt tín dụng cho vay bất động sản sẽ giúp thị trường địa ốc phát triển ổn định, bền vững (Ảnh minh họa)

Ngăn chặn “bong bóng bất động sản”

Trải qua một năm 2021 bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, thị trường bất động sản đang trên đà phục hồi với nhiều tín hiệu tích cực đến từ sự tăng trưởng nguồn cung – cầu và mặt bằng giá. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc siết chặt tín dụng cho vay bất động sản sẽ làm giảm “sức nóng” của thị trường địa ốc trong thời gian qua.

Đa số các nhà đầu tư bất động sản hiện nay đều sử dụng đòn bẩy tài chính là vốn vay từ ngân hàng. Cho nên, khi ngân hàng bắt đầu siết chặt tín dụng bất động sản, họ sẽ có tâm lý bán tháo, cắt lỗ để thu hồi vốn nhằm giảm áp lực về tài chính. Nếu tình trạng này kéo dài, nguy cơ thị trường bị chững lại là điều rất có thể xảy ra.

Tuy nhiên, theo bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc cấp cao của Savills Hà Nội cho biết, việc siết chặt tín dụng bất động sản sẽ ngăn chặn tình trạng đầu cơ lướt sóng, ảnh hưởng xấu đến thị trường bất động sản nói chung. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, công cụ này sẽ kiểm soát việc một số đối tượng “thổi” giá đất lên quá cao, ảnh hưởng xấu đến thị trường.

Thời gian vừa qua, tại một số địa phương, giá bất động sản tăng rất nhanh chỉ sau một thời gian ngắn. Sự tăng giá này đa phần là do đầu cơ, thay vì dựa trên nhu cầu ở thực. Việc mua đi bán lại giữa các nhà đầu tư không mang lại kết quả gì và còn làm thị trường thêm “rối loạn”.

Đồng quan điểm với giám đốc cấp cao của Savills Hà Nội, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho biết, tất cả các địa phương đang cố gắng để kiểm soát những cơn “sốt” bất động sản do các nhà đầu cơ thổi giá. Đặc biệt, ngay sau những cuộc đấu giá đất vừa qua, giá nhà đất ở một số địa phương đã bị một số đối tượng đầu cơ đẩy lên quá cao, không tương xứng với giá trị thực. Cho nên, việc siết chặt dòng vốn đổ vào thị trường bất động sản là rất cần thiết.

Cũng theo ông Long, siết chặt tín dụng cho vay bất động sản chỉ là một công cụ điều tiết nền kinh tế của Nhà nước. Muốn thị trường bất động sản phát triển ổn định, không xảy ra hiện tượng “bong bóng” thì phải có chế tài kiểm soát và đảm bảo sự công khai minh bạch trên thị trường. Một số đối tượng cố tình “thổi” giá đất lên cao nhằm trục lợi cá nhân đã gây bất lợi cho những người có nhu cầu mua nhà ở nhưng chế tài xử phạt hiện nay vẫn còn nhẹ.

Thiên Vân
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tuổi Tỵ hợp hướng nào? Xây nhà, chọn phòng làm việc ra sao để ăn nên làm ra, sự nghiệp tấn tới?

Thế hệ tỷ phú mới trên sàn chứng khoán ra đời nhờ các chuỗi trà sữa “nô nức” IPO

Vinhomes tiếp tục không chia cổ tức để bổ sung nguồn vốn

Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng lãi suất OMO

Môi giới bất động sản “chốt” căn nhà gần 7 tỷ đồng trong vài tiếng đăng tin

Môi giới dùng chiêu trò làm “nóng ảo” đất nền dù giao dịch hạn chế: Nhà đầu tư cần thận trọng khi xuống tiền!

Biến đổi trong hoạt động kinh doanh của ngành chứng khoán

Chuyên gia chứng khoán tiết lộ thời điểm đầu tư lớn nhất năm 2024

Tin mới cập nhật