Phát triển thị trường bất động sản tại Việt Nam nhờ bài học từ Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản

Thứ năm, 11/08/2022-10:08
Để ngành bất động của Việt Nam có thể tiến nhanh và xa hơn, cần phải tham khảo kinh nghiệm từ các nước đi trước. Hơn nữa, những bài học từ những quốc gia này còn giúp thị trường Việt tránh được các sai lầm, rủi ro lớn. 

Theo ĐTCK, bà Trang Bùi - Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam đã chia sẻ góc nhìn về vấn đề này. Việt Nam đang rất kỳ vọng vào thị trường khu công nghiệp khi xuất hiện làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc. Quốc gia này vẫn là một trung tâm sản xuất lớn nhất thế giới và có sự hiện diện của hầu hết các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu. Sau nhiều năm trở thành công xưởng của thế giới, Trung Quốc đã hình thành được nền tảng phục vụ sản xuất, hậu cần chất lượng, đáp ứng mọi nhu cầu của các bên.


Trung Quốc đã hình thành được nền tảng phục vụ sản xuất, hậu cần chất lượng
Trung Quốc đã hình thành được nền tảng phục vụ sản xuất, hậu cần chất lượng

Vì vậy, bà Trang khẳng định, vai trò của Trung Quốc trên thị trường quốc tế là không thể thay thế. Dù gần đây, xu hướng dịch chuyển diễn ra mạnh mẽ, nhưng các tập đoàn lớn gần như chỉ dịch chuyển một phần chứ không phải toàn bộ nhà máy, công xưởng của họ ra khỏi Trung Quốc.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là "ngôi sao sáng" của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng bắt đầu một giai đoạn phát triển đa dạng. Các nhà đầu tư ngày càng nhận ra sức hút của thị trường Việt. Riêng về lĩnh vực bất động sản công nghiệp, Việt Nam sở hữu nhiều ưu thế vượt trội so với các quốc gia trong khu vực.

Chuyên gia của Cushman & Wakefield nhận định, đối thủ trực tiếp trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp của Việt Nam hiện nay là Thái Lan khi họ có rất nhiều điểm nổi trội hơn các nước khác. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng có nhiều yếu tố tương đồng với Việt Nam, nhưng họ có ưu thế khi đi trước ta một bước.

Nhưng, từ những kinh nghiệm phát triển của một thị trường đi trước này, Việt Nam có thể học hỏi rất nhiều. "Không có một công thức cứng nhắc, nhưng tôi cho rằng, Việt Nam có thể kết hợp từ con đường phát triển thị trường của Trung Quốc, Nhật Bản và Thái Lan để có cho mình một hướng đi tốt" - Bà Trang nhận định.

Nguyên nhân vì Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục là phân xưởng sản xuất hàng đầu thế giới mà chưa quốc gia nào soán ngôi được. Nếu Việt Nam muốn trở thành một điểm đến đầu tư mới của quốc tế thì cần học hỏi những kinh nghiệm và bài học của quốc gia này. Chẳng hạn như về việc xây dựng nền tảng, hệ thống, công tác hỗ trợ nhằm đáp ứng tối đa các yêu cầu đa dạng của khách hàng trên toàn cầu.

Đối với Nhật Bản, là một thị trường đã có sự thành công lớn trong việc phát triển lĩnh vực logistics. Quốc gia này cũng có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam như việc hầu hết dân số cả nước đều nói chung một loại ngôn ngữ, hay như các trung tâm đô thị lớn trải đều khắp các tỉnh thành (trái với Trung Quốc khi thành phố nào cũng quá lớn), các trung tâm logistics lớn được bố trí nằm ở vị trí giao thoa với các đô thị.


Thái Lan là đối thủ lớn nhất của Việt Nam
Thái Lan là đối thủ lớn nhất của Việt Nam

Còn tại Thái Lan, Việt Nam có thể nhìn vào những bài học họ đã trải qua để không đi vào vết xe đổ đó. Phải biết rằng, Thái Lan từng đối diện với các cơ hội lớn tương tự như Việt Nam ở giai đoạn hiện tại để có bước nhảy trở thành trung tâm sản xuất lớn của khu vực, thế giới. 

Tuy nhiên họ cũng đã bỏ lỡ cơ hội này vì quá xem trọng việc phát triển các lĩnh vực du lịch, dịch vụ mà bỏ qua các ngành sản xuất là nền tảng, trụ đỡ của toàn nền kinh tế. Nhưng hiện tại, Thái Lan đang nỗ lực để sửa sai.

"Đó là việc nhìn để tránh, còn về học, chúng ta có thể học Thái Lan trong việc phát triển du lịch, thị trường khách sạn. Và thậm chí Việt Nam có thể làm tốt hơn Thái Lan về loại hình tài sản thương mại dịch vụ như văn phòng" - Bà Trang Bùi nói.

Bên cạnh đó, Việt Nam có thể học hỏi cả Singapore trong việc phát triển những sản phẩm dịch vụ. Bởi họ đã làm tốt với việc định vị thương hiệu và tạo sức hấp dẫn các nhà đầu tư lớn quốc tế vào quốc gia này đặt trụ sở, văn phòng, từ đó biến Singapore thành trung tâm tài chính quốc tế.

Trước đó, Singapore đã quy định chỉ xây dựng cao ốc thương mại dịch vụ trong khu vực trung tâm thành phố để hỗ trợ các doanh nghiệp đặt văn phòng, trụ sở. Như vậy, nếu Việt Nam có định hướng trở thành trung tâm dịch vụ tài chính thì có thể tham khảo cách thức này.

Nhận xét về dòng vốn ngoại trong thời gian gần đây, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam cho biết, các giao dịch M&A lớn ngày trước chỉ diễn ra tại thị trường miền Nam. Nhưng gần đây, dòng tiền này đang có xu hướng chuyển ra phía Bắc. 

Có thể thấy, các thương vụ lớn diễn ra ngày một nhiều hơn tại thị trường phía Bắc. Điển hình như tại Hà Nội, vừa qua đã diễn ra thương vụ chuyển nhượng tòa nhà văn phòng có giá trị 550 triệu USD.


Dòng vốn ngoại cũng có xu hướng dịch chuyển từ phân khúc căn hộ sang bất động sản công nghiệp, văn phòng.
Dòng vốn ngoại cũng có xu hướng dịch chuyển từ phân khúc căn hộ sang bất động sản công nghiệp, văn phòng.

Bà Trang Bùi cho rằng thị trường bất động sản Việt Nam sẽ mang lại nhiều cơ hội lớn cho các nhà đầu tư khi đang trong giai đoạn phát triển đa dạng. Việt Nam phải biết nhìn nhận và liên kết chặt chẽ các loại hình bất động sản với nhau để phát triển bền vững, từ loại hình logistics, dịch vụ tới các sản phẩm bất động sản truyền thống.

Nếu thị trường Việt ngày càng thu hút được khối ngoại thì chắc chắn sẽ có thêm nhiều cơ hội để đưa thị trường phát triển nhanh hơn và khai thác thêm nhiều sản phẩm mới.

"Tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng bất động sản không chỉ là căn hộ hay đất nền, mà còn hiện diện ở hầu hết các mặt trong cuộc sống, từ kho bãi, nhà xưởng, mặt bằng cho thuê, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, hay bất động sản công cộng như sân vận động, nhà thi đấu,…" - Vị chuyên gia nhận định.

Thực tế, bất động sản liên quan và tác động tới phần lớn các ngành nghề, lĩnh vực trong cuộc sống và là một ngành xương sống của nền kinh tế. Hiện nay, Việt Nam đã thể hiện được tốc độ phát triển ấn tượng đã giúp cho thị trường và nhà đầu tư nhận về nhiều cơ hội hơn.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Giá nhà tăng chóng mặt, người trẻ Việt cần làm gì để sớm mua được nhà?

Chuyên gia World Bank: Cải cách cơ cấu đóng vai trò thiết yếu để duy trì triển vọng tăng trưởng trong dài hạn

Cần tiếp cận rộng rãi và tổng thể hơn với Fintech?

Kỳ vọng tăng trưởng nhóm cổ phiếu bán lẻ

FPT bắt tay Nvidia xây nhà máy AI 200 triệu USD tại Việt Nam

Quý I/2024, doanh số bán lẻ trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng “đột phá”

Đầu tư vào AI giúp cổ phiếu SoftBank phá đỉnh lịch sử

Tuổi Tỵ hợp hướng nào? Xây nhà, chọn phòng làm việc ra sao để ăn nên làm ra, sự nghiệp tấn tới?

Tin mới cập nhật

Giá nhà tăng chóng mặt, người trẻ Việt cần làm gì để sớm mua được nhà?

1 giờ trước

Chuyên gia World Bank: Cải cách cơ cấu đóng vai trò thiết yếu để duy trì triển vọng tăng trưởng trong dài hạn

2 giờ trước

Đầu tư vào AI giúp cổ phiếu SoftBank phá đỉnh lịch sử

3 giờ trước

Quý I/2024, doanh số bán lẻ trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng “đột phá”

3 giờ trước

Cần tiếp cận rộng rãi và tổng thể hơn với Fintech?

3 giờ trước