Nhà ở xã hội: Giấc mơ quá đỗi xa vời của người lao động

Thứ tư, 25/01/2023-22:01
Tại các thành phố lớn, nhất là trong những khu chế xuất hay khu công nghiệp, cảnh 3-4 người “chen chúc” nhau trong một phòng trọ chỉ vẻn vẹn 10m2 là hình ảnh thường thấy. Ước mơ mua được căn nhà giá rẻ, phù hợp với mức thu nhập chưa bao giờ trở nên xa vời đến thế. Khi mà nguồn cung nhà ở xã hội cứ ngày càng khan hiếm… 

"Mơ ước chỉ là mơ ước"

Anh Văn Oánh, quê Thái Nguyên, do tính chất công việc nên anh phải tạm trú tại huyện Đông Anh, Hà Nội, kể rằng lương công nhân của anh chỉ vài trăm nghìn mỗi ngày, trong khi đó, một gia đình 4 người lại có quá nhiều khoản phải chi tiêu, nên dù sống tiết kiệm hơn 10 năm tại thành phố, anh cũng không đủ khả năng để mua nhà. “Một căn hộ có rẻ thì giá cũng hơn 1 tỷ đồng, với thu nhập hiện tại, tôi làm sao kham được. Mơ ước chỉ là mơ ước mà thôi”, anh Oánh chia sẻ.

Không riêng gì người lao động chân tay, đến ngay cả những lao động trí thức như anh Đỗ Vạn, quê Thanh Hóa, hiện là nhân viên truyền thông tại Hà Nội, cũng phải thở dài ngao ngán. Dù đã bám trụ giữa lòng Thủ đô gần 20 năm nay, nhưng đến thời điểm hiện tại, vợ chồng anh Vạn vẫn phải ở phòng trọ vì không thể tìm được căn nhà với mức giá hợp lý để ổn định cuộc sống. Anh Vạn giãi bày với chúng tôi: “Thu nhập của hai vợ chồng tôi khoảng 20 triệu/tháng, nhưng chi phí thuê nhà và sinh hoạt hàng tháng của gia đình cũng gần hết số tiền ấy. Nếu mua nhà gần trung tâm thì phải có tầm 2-3 tỷ đồng, số tiền này thật quá khả năng. Cho nên tôi mong muốn tìm được một chung cư giá tầm 500-600 triệu mới có thể mua được”.

Anh Oánh và anh Vạn chỉ là hai trong số hàng trăm nghìn người lao động đang sinh sống tại  đô thị không đủ khả năng sở hữu nhà ở. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, trong bối cảnh nguồn đất khan hiếm, mà dân số ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP. HCM phát triển nhanh chóng, số lượng nhà ở thực tế chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân, nhất là công nhân và người thu nhập thấp.


Nguồn cung nhà ở xã hội hiện nay không đáp ứng đủ nhu cầu của người lao động
Nguồn cung nhà ở xã hội hiện nay không đáp ứng đủ nhu cầu của người lao động

Thống kê từ của Bộ Xây dựng cho thấy, đến nay, nhà ở xã hội mới chỉ đạt 7,79 triệu m2, trong khi mức yêu cầu đầu tư xây dựng là 12,5 triệu m2. Trong đó, nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp đô thị chiếm 4,65 triệu m2, tương đương 93.090 căn hộ, 3,13 triệu m2 còn lại là nhà ở công nhân, tương đương 62.700 căn hộ.

Con số 3,13 triệu m2 là quá khiêm tốn so với nhu cầu thực tế. Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cả nước ta hiện có khoảng 7 triệu lao động làm việc tại 370 khu công nghiệp và khu chế xuất. Rõ ràng nhu cầu an cư lập nghiệp của hàng triệu người lao động là vô cùng bức thiết. Thế nhưng, nhà ở cho công nhân làm việc trong khu công nghiệp và khu chế xuất mới chỉ đáp ứng khoảng hơn 30%.

Một số liệu khác từ các địa phương có các khu công nghiệp và khu chế xuất chỉ ra rằng, chỉ có khoảng 5% công nhân được ở nhà do doanh nghiệp sử dụng lao động, tổ chức đoàn thể và chính quyền đầu tư xây dựng. Số còn lại chưa có chỗ ở ổn định hoặc đang thuê nhà ở tạm bợ. Đáng chú ý, có đến khoảng 95% số công nhân ngoại tỉnh đang làm việc tại các khu công nghiệp trên cả nước phải đi thuê trọ của tư nhân. Hầu hết phòng trọ do tư nhân xây dựng đều rất chật hẹp, diện tích sử dụng trung bình từ 3 - 4m2/người, không đảm bảo được những điều kiện tối thiểu về điện, nước, vệ sinh, không gian  sinh hoạt chật chội, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và năng suất lao động của công nhân.


Công nhân thuê trọ phải sống trong điều kiện chật hẹp, thiếu thốn
Công nhân thuê trọ phải sống trong điều kiện chật hẹp, thiếu thốn

Đánh giá về vấn đề nhà ở xã hội, ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cho rằng, tình hình hiện tại và cả về lâu về dài, nhu cầu nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội, nhìn chung, là rất lớn, nguồn cung vẫn không hề đủ ngay cả khi thị trường đang đóng băng.

Cần thêm nhiều ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội

Theo quy định, trong mỗi dự án nhà ở thương mại, khu đô thị chủ đầu tư phải dành 20% quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội. Hoặc nộp tiền để quy đổi diện tích 20% đó thành đất xây nhà ở thương mại, khu đô thị. Thực tế, nhiều chủ đầu tư đã lựa chọn phương án 2, dẫn đến phân khúc nhà ở xã hội đã không đủ đáp ứng này càng thiếu hụt trầm trọng. 

Trước nhu cầu bức thiết về nhà ở xã hội, sau Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Bộ Xây dựng đã đề xuất phương án bỏ quy định chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, khu đô thị bắt buộc dành 20% quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội. Thay vào đó, Bộ kiến nghị bổ sung quy định bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội thuộc trách nhiệm của UBND cấp tỉnh. Theo đó, UBND cấp tỉnh phải căn cứ vào chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở tại địa phương trong từng giai đoạn để bố trí quỹ đất hợp lý phát triển nhà ở xã hội. 

Phương án này của Bộ Xây dựng đã nhận được nhiều sự tán thành. Bởi đề xuất sẽ phần nào giúp cải thiện được nguồn cung nhà ở xã hội trong tương lai, đáp ứng nhu cầu nhà ở của công nhân và người thu nhập thấp.


Cần thêm nhiều chính sách để thúc đẩy phát triển các dự án nhà ở xã hội
Cần thêm nhiều chính sách để thúc đẩy phát triển các dự án nhà ở xã hội

Trước đề xuất của Bộ Xây dựng, chuyên gia về nhà ở cho biết, dự thảo Luật Nhà ở cũng đã đưa ra 2 chính sách đổi mới liên quan đến phát triển nhà ở xã hội, bao gồm:

Một là, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được phép dành 20% diện tích đất ở của dự án để xây dựng nhà ở thương mại. Hai là, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm trích ra 10% tiền sử dụng đất thu được từ những dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị trên địa bàn địa phương, để xây dựng phát triển hạ tầng, giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn. 

Đứng ở phía doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp khẳng định rằng họ rất muốn tham gia phát triển nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân. Bởi điều này giúp không chỉ tạo thêm công ăn việc làm mà còn là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên con đường ấy, họ lại gặp phải nhiều vướng mắc và khó khăn.

Những đổi mới trong chính sách như vậy, có thể nói, là rất phù hợp và kịp thời để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, đem lại hy vọng an cư lạc nghiệp cho hàng triệu người lao động trên cả nước.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

Choáng ngợp với loạt biệt thự siêu sang của các đại gia Quận 7

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

Hà Nội: Đất đấu giá ven đô “nóng” trở lại, có lô giá khởi điểm 75 triệu đồng/m2

Thanh Hóa chuẩn bị có thêm khu công nghiệp công nghệ cao 353 ha

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

5 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

6 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

7 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

9 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

11 giờ trước