"Méo mặt" vì chi phí xây dựng thời bão giá

Thứ hai, 08/08/2022-11:08
Cơn bão giá vật liệu xây dựng kể từ đầu năm tới nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Sự lo ngại ngày càng tăng về nguy cơ bất động sản sẽ bị ảnh hưởng và tiếp tục tăng giá vào nửa cuối năm nay. Điều này sẽ khiến người có nhu cầu thực ngày càng khó mua nhà.

Chi phí xây nhà tăng chóng mặt

Theo PLO, giá vật liệu xây dựng (VLXD) chịu ảnh hưởng từ các biến động của toàn thị trường mà tăng giá liên tục từ đầu năm đến nay. Điều này khiến các nhà thầu lẫn người dân như “ngồi trên đống lửa” và phải chấp nhận phương án hoãn thi công. Bởi nếu tiếp tục thi công chắc chắn sẽ gây lỗ lớn. 

Ông Nguyễn Văn Huấn - Giám đốc Công ty Xây dựng LK (TP.HCM) đã phải thương thảo lại với chủ đầu tư về chi phí VLXD. Rất may là đối tác đã hỗ trợ để cùng nhau giảm bớt thiệt hại, đảm bảo tiến độ xây dựng, tuy nhiên chi phí xây nhà sẽ phải tăng khoảng 20%. 

Ông Huấn cho hay, chi phí sắt thép trong xây nhà dân dụng sẽ chiếm khoảng 10 - 20% và chiếm 15 - 20% nếu xây nhà xưởng. Do đó, chỉ riêng thép mà các nhà thầu đã lỗ tới 15 - 20% so với giá trúng thầu. 


Giá vật liệu xây dựng tăng cao do chịu ảnh hưởng từ các biến động của toàn thị trường
Giá vật liệu xây dựng tăng cao do chịu ảnh hưởng từ các biến động của toàn thị trường

“Thời gian xây dựng kéo dài ít nhất vài tháng nên nguy cơ bị trượt giá tác động là rất lớn. Trong khi đó, nhà xưởng quy mô lớn, giá VLXD biến động khiến nhiều công ty không dám nhận thầu” - Ông Huấn nói.

Anh Duy Thái (trú tại quận 12, TP. HCM) cho biết đã phải hoãn kế hoạch xây nhà trong năm nay do chi phí VLXD leo thang. Nếu theo dự tính ban đầu thì chi phí xây nhà chỉ khoảng 2,5 tỷ đồng, nhưng trong năm nay sẽ lên khoảng 3 tỷ đồng. 

Theo đại diện một công ty BĐS tại TP. Thủ Đức, chi phí xây dựng trong năm nay đã tăng lên 15 - 20% vì giá VLXD và nhân công đều tăng cao. Mọi chi phí này đều được cộng dồn vào giá bán sản phẩm và khách mua nhà đều phải gánh. Khi giá VLXD tăng 40 - 50% thì chủ đầu tư buộc phải điều chỉnh giá bán lên 5 - 15% để bù vào chi phí đầu vào.

Vị đại diện này cho hay, các dự án chưa công bố giá bán hoặc chưa khởi công thì chủ đầu tư sẽ có thời gian điều chỉnh giá, thay đổi kế hoạch bán hàng. Còn với các dự án đã khởi công và công bố giá bán thì phải chịu thiệt về lợi nhuận. 

Ông Đinh Hồng Kỳ - Phó Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và VLXD TP. HCM cho biết, chi phí VLXD sẽ chiếm khoảng 70 - 80% giá thành của mỗi công trình, dự án. Nếu nhà thầu đã ký hợp đồng thì sẽ rất khó khăn nếu chủ đầu tư yêu cầu bên thi công giữ giá cũ. Còn nếu tăng giá thì nhà đầu tư phải đối mặt với nguy cơ lỗ nặng vì biên lợi nhuận trong ngành xây dựng hiện khá thấp. Và kéo tới nguy cơ nhà thầu sẽ dừng thi công gây ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Giá vật liệu xây dựng vẫn đang tăng lên

Hội VLXD Việt Nam cho hay, kể từ cuối năm 2021 đến nay, các loại VLXD đều bị điều chỉnh tăng giá vài lần và chưa thấy dấu hiệu dừng lại. Tính tới tháng 7/2022, giá xi măng đã tăng 70% so với quý cuối năm 2020; Giá thép tuy đã giảm nhiệt nhưng vẫn tăng gần 405 so với đầu năm nay; Giá gạch lát đường, đá xây dựng, cát đổ nền, nhựa đường,... tăng bình quân khoảng 1,5 lần mỗi tháng, mức tăng đạt 30 - 35% so với cuối năm 2021.


Các loại VLXD đều bị điều chỉnh tăng giá vài lần và chưa thấy dấu hiệu dừng lại
Các loại VLXD đều bị điều chỉnh tăng giá vài lần và chưa thấy dấu hiệu dừng lại

Tại nhiều địa phương, trước tình trạng bão giá VLXD, Bộ Xây dựng vào hồi tháng 6 đã ra quyết định kiểm tra việc quản lý chi phí hợp đồng xây dựng, trong đó có việc quản lý giá VLXD, thiết bị, đơn giá xây dựng tại bảy địa phương.

Theo đó, Bộ sẽ kiểm tra việc quản lý chi phí hợp đồng xây dựng tại các tỉnh, thành phố là Quảng Ninh, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Đồng Nai, Lâm Đồng, Cần Thơ, Tiền Giang trong quý II và quý III/2022.

Kiểm soát lạm phát, đầu cơ theo quy trình

Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARS) cho biết, tổng hợp báo cáo từ các địa phương gửi về Bộ Xây dựng trong 6 tháng qua chỉ ra rằng, giá bán căn hộ chung cư tăng trung bình 5 - 7%, nhà ở riêng lẻ trong dự án tăng tới 15 - 20%. Nhưng thanh khoản trên thị trường ngày càng kém.

Giá nhà đang chịu áp lực vì chi phí đầu vào tăng. Bên cạnh đó, nhu cầu nhà ở cao và nguồn cung khan hiếm lại càng đẩy giá bán sản phẩm tăng vọt, thanh khoản giảm vì không còn dòng tiền dễ. 

“Hiệp hội kiến nghị Nhà nước thúc đẩy nhanh việc sửa đổi luật để tạo ra một hành lang thông thoáng. Việc kiểm soát dòng tiền phải cân đối với việc hỗ trợ các loại hình có lợi cho hoạt động kinh tế tích cực như phát triển nhà ở xã hội, du lịch. Với các chính sách điều hành của Chính phủ hiện nay, hy vọng sẽ hạn chế được khó khăn, kiểm soát lạm phát, giúp cho thị trường tích cực hơn” - Ông Đính chia sẻ.

"Méo mặt" vì chi phí xây dựng thời bão giá - ảnh 3

Chuyên gia kinh tế TS Lê Xuân Nghĩa - Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia nhìn nhận, có hai yếu tố tác động tới thị trường BĐS là lạm phát và cung - cầu. Tuy lạm phát trong nước không đáng lo ngại nhưng vẫn phải cảnh giác vì Việt Nam đang nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài. Vì vậy, lạm phát sẽ tác động lên chi phí xây dựng và giá nhà. Khi tỷ lệ lạm phát tăng cao thì việc vay tiền sẽ khó hơn khi lãi suất tăng, theo đó lượng giao dịch chắc chắn giảm sút.

Ông Nghĩa chỉ ra nguyên nhân dẫn tới việc nguồn cung BĐS khan hiếm là do ít dự án mới nhưng lại nhiều nhu cầu đầu cơ. Việc này gây ra tình trạng lãng phí tài nguyên đất, nhiều đô thị, nhà ở bị bỏ hoang, tạo sự khan hiếm nguồn cung giả, cuối cùng là giá nhà đất ngày càng tăng cao so với giá trị thực.

“Theo tôi, cần sự điều hành chặt chẽ, quyết liệt, minh bạch của các cơ quan quản lý nhà nước, có giải pháp phù hợp quản lý dòng tiền. Nhà nước cần có giải pháp xử lý xung đột pháp lý liên quan đến phát triển dự án nói chung, có biện pháp ngăn chặn vấn nạn đầu cơ thái quá thì thị trường mới minh bạch và bền vững” - Ông Nghĩa nhìn nhận.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

Choáng ngợp với loạt biệt thự siêu sang của các đại gia Quận 7

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

Hà Nội: Đất đấu giá ven đô “nóng” trở lại, có lô giá khởi điểm 75 triệu đồng/m2

Thanh Hóa chuẩn bị có thêm khu công nghiệp công nghệ cao 353 ha

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

7 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

8 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

9 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

11 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

13 giờ trước