“Manh nha” có thông tin lên quận, bất động sản khu Tây TP.HCM “sôi sùng sục”, nhà đầu tư “nín thở” chờ lịch sử lặp lại như khu Đông

Thứ ba, 04/05/2022-17:05
Một số chuyên gia bất động sản đánh giá, bất động sản khu Tây Sài Gòn mang hình bóng của bất động sản khu Đông một vài năm trước. Mỗi lần có thông tin quy hoạch hành chính là giá bất động sản lại tăng cao thêm một bậc.

Giá đất Hóc Môn, Củ Chi tăng mạnh trong thời gian ngắn

Trong những ngày vừa qua, bất động sản tại khu vực huyện Hóc Môn, Củ Chi của Tp.HCM xảy ra tình trạng “bão” giá, từ đất nền lẻ thổ cư cho đến đất vườn, đất nông nghiệp, đất vườn đều tăng nhanh chóng. 

Theo đề xuất của Sở Nội vụ Tp.HCM, ba huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè sẽ được "nâng cấp" lên thành quận (hoặc thành phố thuộc thành phố) trong giai đoạn năm 2021-2025; trong khi hai huyện Củ Chi và huyện Cần Giờ có lộ trình lên quận chậm nhất là vào thời điểm năm 2030. Thông tin này liên tục được nhắc đến trong các cuộc hội thảo, họp trong thời gian gần đây khiến cho thị trường bất động sản khu vực này liên tục đội giá trong thời gian ngắn. 

Thời điểm cuối tháng 2/2022, thông tin huyện Củ Chi được đưa thẳng lên thành thành phố đã lập tức gây xôn xao dư luận và được chia sẻ rộng rãi trong các hội nhóm, công đồng mua bán, kinh doanh bất động sản. Với đề xuất nêu trên, Củ Chi được quy hoạch định hướng xây dựng thành “đô thị xanh”, “đô thị sinh thái” và sẽ trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa - du lịch ở phía Tây của thành phố Hồ Chí Minh. Các dự án, kế hoạch gồm có xây dựng trung tâm hậu cần và các cảng vận chuyển hàng hóa, phát triển các khu vui chơi, dịch vụ, du lịch giữ chân du khách, hình thành các khu công nghiệp công nghệ cao.

Giá bất động sản khu Tây TP. HCM liên tục tăng mạnh

Khu Tây TP. Hồ Chí Minh đứng đầu về nguồn cung căn hộ trung cấp nhiều năm liền. Thế nhưng hai năm qua do hạn chế sản phẩm triển khai, giá bất động sản khu Tây TP.HCM tăng liên tục lên mức giá trung bình hơn 45 triệu đồng/m2.

Hạ tầng kém, thiếu tiện ích, đất Củ Chi vẫn “sốt hầm hập”, một người bán vạn người muốn mua

Hạ tầng giao thông chưa phát triển, chưa có các dự án quy mô lớn, thiếu vắng các dịch vụ tiện ích cần thiết nhưng đất Củ Chi vẫn được giới đầu tư háo hức săn đón. Giá đất đai tại khu vực này tăng lên mỗi ngày và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Từ nơi chẳng ai thèm ngó tới, nay đất Củ Chi, Hóc Môn “có giá” không ngờ, được các “đại gia” thi nhau để mắt

Bất chấp việc các tỉnh thành đề nghị cơ quan chức năng mạnh tay điều tra “sốt đất ảo” thì giá đất tại Hóc Môn, Củ Chi vẫn biến động tăng giá không ngừng. Nguyên nhân đến từ việc 2 huyện này lên thành phố và có thông tin hàng loạt đại gia bất động sản như Đất Xanh, Hưng Thịnh, Sovico…đến nơi đây triển khai dự án.

Thị trường căn hộ khu Tây Sài Gòn hấp dẫn nhà đầu tư

Giá bán căn hộ khu Tây Sài Gòn (quận 8, quận Bình Tân, quận 6) đã tăng trở lại vào quý I/2022 sau khi giảm đến 24% vào cuối năm 2021. Cùng với nhu cầu tìm kiếm và giao dịch bất động sản tại khu vực này tiếp tục có xu hướng tăng mạnh trong tháng 3/2022.

Nhà đầu tư đổ về Củ Chi, Hóc Môn "săn" đất

Những ngày qua, nhiều người đã đổ xô về khu vực các huyện Hóc Môn và Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh tìm mua đất do khu vực này chuẩn bị lên thành phố đón nhiều dự án cơ sở hạ tầng khang trang. Tuy nhiên, chuyên gia cảnh cảo các nhà đầu tư cần cẩn trọng trước những chiêu trò “lừa” mua đất nống nghiệp nhưng được quảng cáo là sắp xây dự án “biệt thự”.

Đất Củ Chi, Hóc Môn ồ ạt tăng giá

Thông tin Củ Chi lên thành phố, huyện Hóc Môn lên quận cùng với việc TP.HCM đã kêu gọi đầu tư 55 dự án vào huyện Hóc Môn và Củ Chi đã khiến cho giá bất động sản nơi đây tăng mạnh nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Bất động sản khu Tây mang dáng dấp của bất động sản khu Đông 
Bất động sản khu Tây mang dáng dấp của bất động sản khu Đông 

Từ thông tin nói trên, thị trường bất động sản ngay lập tức có sự biến động. Lượng tin đăng bán trung bình đã tăng gấp 3 lần cho thấy nguồn cung của thị trường khá dồi dào. Các loại hình đất đai đều ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ kể từ cuối năm 2021. Đáng chú ý, quý 2/2022 ghi nhận phân khúc đất công nghiệp và đất nền dự án có sức bật vượt trội. Trong đó, đất thổ cư có sự biến động mạnh mẽ nhất về giá bán. Các chỉ số quan tâm và số lượt người lạc để thực hiện giao dịch cho hai loại hình đất nền dự án và đất nông nghiệp đều tăng nhanh chóng trong tháng 3/2022. 

Trong khi đó, tình hình tương tự cũng diễn ra tại huyện Hóc Môn. Lượng tin đăng rao bán đất đai ở khu vực huyện này bắt đầu tăng mạnh từ giai đoạn tháng 11/2021 và tháng 12/2021 (lần lượt tăng 300% và tăng 500% so với giai đoạn tháng 10/2021). Nguyên nhân của việc này đến từ hai yếu tố: thị trường hoạt động trở lại sau thời gian dài giãn cách và thông tin Hóc Môn sẽ lên quận trước 2025 vào thời điểm 11/2021. Sự tăng trưởng thể hiện rõ nhất ở đất nông nghiệp và đất thổ cư. 

Số lượt liên lạc tăng ổn định theo thời gian đã khiến cho giá bán bất động sản trong 3 tháng đầu năm 2022 tiếp tục có xu hướng tăng mạnh. Ngoài thông tin quy hoạch lên quận, hai địa phương trên cũng được UBND Tp.HCM liên tục tổ chức các chương trình hội thảo xúc tiến đầu tư, kêu gọi đầu tư vào 55 dự án với số vốn lên tới 285.000 tỷ đồng. Điều này đã giúp cho thị trường thị trường bất động sản ở khu vực này trở nên vô cùng nhộn nhịp. Từ đất thổ cư, đất thổ cư xen lẫn đất nông nghiệp, đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm…đều được chủ sở hữu rao bán rầm rộ.


Bất động sản khu Tây đang trên đà phát triển mạnh mẽ
Bất động sản khu Tây đang trên đà phát triển mạnh mẽ

Củ Chi cũng là địa phương ghi nhận lượng tìm kiếm thông tin đứng đầu khu vực. Theo đó, khu vực xã Bình Mỹ và xã Nhuận Đức là nơi có lượt tìm kiếm thông tin tăng trưởng mạnh ngay sau Tết Nguyên đán. So với 4 tuần trước Tết, lượng tìm kiếm bất động sản ở xã Nhuận Đức tăng 210% và xã Bình Mỹ đã tăng 152%. Giá bán trung bình của một mảnh đất 200m2 ở khu vực Huyện Củ Chi nằm trong ngưỡng 3,4-3,5 tỷ đồng/lô (tương đương 17,5 triệu đồng/m2). Nhiều môi giới nhận định, hiện tại không thể mua được đất có diện tích 80-100m2 với giá 2-2,5 tỷ đồng ở Hóc Môn. Lý do là bởi những khu đất có tuyến đường nhựa mới mở đều đã tăng giá gấp đôi so với thời điểm vài năm trước đó. 

Giao dịch đất đai tại khu Tây khiêm tốn, đang bị “đẩy giá” lên quá cao

Dù giá đất nền tại khu vực Hóc Môn, Củ Chi có xu hướng tăng cao nhưng tỷ lệ liên lạc để thực hiện giao dịch vẫn duy trì được sự tăng trưởng ổn định kể từ tháng 10/2021 đến nay, không xuất hiện nhiều sự đột biến.

Dù giá đất Củ Chi, Hóc Môn tăng mạnh nhưng thực tế giao dịch thành công khá khiêm tốn. Điều này cũng tương tự với hiện tượng “sốt đất” ở Thủ Thiêm sau thương vụ đấu giá 4 lô đất. Đất tại Thủ Thiêm giá neo cao nhưng số lượng giao dịch thực tế khá hạn chế.


Dù giá tăng nhưng giao dịch BĐS khu Tây không nhiều 
Dù giá tăng nhưng giao dịch BĐS khu Tây không nhiều 

Câu hỏi đặt ra là liệu bất động sản khu Tây Sài Gòn có lặp lại lịch sử của bất động sản khu Đông, khi mỗi lần xuất hiện thông tin quy hoạch là giá bất động sản lại “sôi sùng sục”. Một số chuyên gia nhận định, bất động sản khu Tây có nhiều điểm tương đồng với khu Đông khi hễ rộ lên thông tin quy hoạch là bất động sản lại tăng giá một bậc. Tuy nhiên khác với khu Đông, bất động sản khu Tây chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông xứng tầm với mức giá. 

Những lô đất có mức giá xấp xỉ 50 triệu đồng/m2 đều có vị trí ở những con hẻm heo hút, vắng vẻ, thưa thớt dân cư. Nhiều con đường dẫn vào các dự án bất động sản bị xuống cấp trầm trọng với rất nhiều ổ gà, mỗi khi mưa xuống đường xá trở nên lầy lội, nhếch nhác. Bất động sản khu Tây đang đi sau khu Đông một bước như mức giá vẫn bị đẩy lên quá cao. 

Theo các chuyên gia bất động sản, không loại trừ các đầu nậu, cò đất đã lợi dụng thông tin quy hoạch từ các cuộc họp để “thổi” giá, làm loạn thị trường bất động sản ở Hóc Môn, Củ Chi. Đất Hóc Môn, Củ Chi dậy “sóng” trong thời gian qua là do thông tin quy hoạch lên thành phố/quận và UBND TP.HCM đẩy mạnh kêu gọi đầu tư vào 55 dự án ở hai huyện này. Tuy nhiên các dự án nói trên chỉ mới ở giai đoạn kêu gọi vốn, chưa có nhà đầu tư nào thực sự tham gia vào cũng chưa có sự quy hoạch rõ ràng. Vì thế, nhà đầu tư cần hết sức thận trọng nhất là đối với những người mua “lướt sóng”, tránh để rơi vào tình trạng tiền mất tật mang.

Theo: Nhịp sống kinh tế
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

Mất xu hướng tăng, thị trường chứng khoán phải cẩn trọng trước kỳ nghỉ lễ

Thị trường bán dẫn có thể mang lại doanh thu 1.000 tỷ USD vào năm 2030

Quý I/2024, lãi trước thuế và lãi sau thuế của PGBank đồng loạt giảm 24%

Thị trường đất nền từng bước "rã băng"

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

11 giờ trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

11 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

11 giờ trước

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

12 giờ trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

12 giờ trước