Khu vực nào hưởng lợi từ dự án đường vành đai 4 vùng Thủ đô và vành đai 3 TPHCM?

Thứ sáu, 07/05/2022-11:05
Các chuyên gia có mặt tại tọa đàm trực tuyến “Kết nối giao thông vành đai liên vùng – động lực cho phát triển bứt phá” đã nhận xét về vai trò của Dự án đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội và Vành đai 3 TP. HCM đối với sự phát triển của nền kinh tế toàn quốc trong giai đoạn tới. 

Theo Tổ quốc, ngày 4/5 vừa qua, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Kết nối giao thông vành đai liên vùng – động lực cho phát triển bứt phá”. Chia sẻ tại tọa đàm, ông Dương Đức Tuấn -  Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, Hà Nội là hạt nhân Vùng Thủ đô và cũng là trung tâm vùng đồng bằng Bắc Bộ. Vì vậy, việc thiết lập quy hoạch vùng vành đai đặc biệt quan trọng nhằm đồng bộ hóa hệ thống cao tốc, giao thông tạo động lực cho toàn khu vực Bắc Bộ.

Ông Tuấn chia sẻ, Hà Nội hiện nay đang có 6 cao tốc hướng di chuyển xuyên tâm. Trong đó, vành đai 4 sẽ là trung tâm kết nối các tỉnh phía Bắc với cao tốc Bắc - Nam tại phía Đông và kết nối tới vành đai 3 TP. HCM. Công tác thiết lập vành đai cuối cùng tại Thủ đô thể hiện việc mở rộng không gian phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tốc độ hóa đô thị, phát triển nông thôn, tạo hành lang phát triển kinh tế - thương mại và hành lang vận tải liên vùng. 


Toàn bộ khu vực đồng bằng Bắc Bộ đều hưởng lợi từ dự án giao thông
Toàn bộ khu vực đồng bằng Bắc Bộ đều hưởng lợi từ dự án giao thông

“Như vậy, không chỉ khu vực Hà Nội hưởng lợi ích từ vành đai 4 mà cả vùng Thủ đô và đồng bằng Bắc Bộ cũng hưởng các khả năng phát triển mới” - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nhấn mạnh. 

Bên cạnh đó, dự án này còn kết nối tới hai cảng hàng không quốc tế trọng điểm là Sân bay quốc tế nội bài và tròng tương lai sẽ là sân bay quốc tế thứ hai ở phía Đông Nam Hà Nội theo quy hoạch tổng thể của Thủ đô. 

Đồng Thời, kết nối với một phần quan trọng là Cao tốc đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tại phía Nam Hà Nội. Tuy nhiên, điều này đã chậm hơn 10 năm so với chương trình quy hoạch, kế hoạch của nhiệm kỳ trước. Vành đai 4 giúp điều hòa hệ thống cao tốc và giảm áp lực cho vành đai 3. Qua đó trở thành đường trên cao đô thị, tạo kết nối với 5 đô thị vệ tinh của Hà Nội, kết nối trục đô thị của vùng Thủ đô. 

Đặc biệt là, dự án vành đai 4 có lộ giới từ 90 - 135m, bao gồm lộ giới cho toàn hệ thống đường sắt quốc gia. Góp vai trò quan trọng để đồng bộ hóa đường bộ, đường sắt. Ông Tuấn nhấn mạnh: “Đây đều là những động lực to lớn để Thủ đô Hà Nội bứt phá”. 

Còn tại miền Nam, dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh sẽ kết nối 4 địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ông Trần Quang Lâm - Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP. HCM cho biết, vành đai 3 TP. HCM mang ý nghĩa quan trọng và có vai trò giúp kết nối 4 địa phương vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 


Các tuyến vành đai đóng vai trò quan trọng phát triển kinh tế khu vực
Các tuyến vành đai đóng vai trò quan trọng phát triển kinh tế khu vực

Trong đó, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giữ vai trò chủ chốt trong việc phát triển kinh tế cả nước. Cụ thể, các địa phương này chiếm 45% GDP và 43% nộp ngân sách nhà nước. Nơi đây chính là đầu mối giao thông lớn của đất nước và kết nối trực tiếp với quốc tế. Ông Lâm nhận định: “Đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh đã có Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, là cảng hàng không lớn nhất Việt Nam. Bên cạnh đó, hệ thống cảng biển tại TP. HCM đã chiếm 1/4 cả nước, bao gồm cảng Cát Lái được ghi nhận là 1 trong 20 cảng biển lớn nhất thế giới”.  

Theo Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP. HCM, TP. HCM và các tỉnh trong thời gian qua đã quan tâm đầu tư và phát triển mạnh hệ thống hạ tầng, nhất là trong giai đoạn thực hiện phát triển chiến lược kinh tế - xã hội 10 năm theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc XII. Trong quá trình nghiên cứu, xác định vành đai 3 là tuyến đường quan trọng trong việc kết nối toàn bộ hệ thống cao tốc của vùng, kết nối tới 4 tuyến cao tốc hướng tâm. 

Hơn nữa, việc triển khai tuyến đường vành đai 3 mang ý nghĩa rất lớn. Bởi, dự án sẽ giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông vùng nội đô các tỉnh; Mở rộng không gian phát triển, giảm áp lực dân cư, nhất là các khu công nghiệp, khu tái chế; Nâng cao khả năng kết nối giao thông liên vùng, đặc biệt là từ Đông sang Tây; Hoàn thiện hệ thống cao tốc đi thẳng tới nước láng giềng; Cải thiện khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

“Qua nghiên cứu, so với các quốc gia khác thì chỉ số về hạ tầng đường bộ của Việt Nam còn thấp. Do đó, việc triển khai và động bộ hệ thống cao tốc đô thị vành đai 3 TP. HCM có ý nghĩa hết sức quan trọng” “Từ đấy, giải quyết mọi vấn đề về giao thông, lưu thông hàng hóa và mở rộng các khu đô thị vệ tinh cùng không gian vùng kinh tế. Như vậy, dự án này sẽ đóng góp rất nhiều cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực”- Ông Lâm nhận định. 


Đường vành đai giúp giảm áp lực giao thông trong thành phố
Đường vành đai giúp giảm áp lực giao thông trong thành phố

Vành đai 3 có tổng chiều dài 76,34 km (TP. HCM 47,51 km; Đồng Nai 11,26 km; Bình Dương 10,76 km; Long An 6,81 km). Được đầu tư theo hình thức đầu tư công, tổng vốn sơ bộ khoảng 75.378 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Trong đó, giải phóng mặt bằng được chi hơn 41.500 tỷ, hỗ trợ tái định cư và gần 26.000 tỷ chi cho cho xây dựng và thiết bị.

Về dự án Vành đai 4 Vùng Thủ đô, tờ trình số 47/TTr-UBND cho thấy mức tổng đầu tư sơ bộ dự án khoảng 85.813 tỷ đồng. Bao gồm 28.200 tỷ đồng thuộc ngân sách trung ương; 28.203 tỷ đồng là ngân sách địa phương (Hà Nội 23.594 tỷ đồng, Hưng Yên 1.509 tỷ đồng, Bắc Ninh 3.100 tỷ đồng); Vốn BOT của nhà đầu tư PPP là 29.410 tỷ đồng.

Theo kế hoạch, dự án Vành đai 4 Vùng Thủ đô và vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh được trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư vào kỳ họp Quốc hội lần thứ 3 khóa XV trong tháng 5 này. 

Theo: toquoc.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

Mất xu hướng tăng, thị trường chứng khoán phải cẩn trọng trước kỳ nghỉ lễ

Thị trường bán dẫn có thể mang lại doanh thu 1.000 tỷ USD vào năm 2030

Quý I/2024, lãi trước thuế và lãi sau thuế của PGBank đồng loạt giảm 24%

Thị trường đất nền từng bước "rã băng"

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

9 giờ trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

9 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

9 giờ trước

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

10 giờ trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

10 giờ trước