Hoạt động không hiệu quả, khách sạn phố cổ Hà Nội rao bán hàng loạt

Thứ năm, 21/01/2022-08:01
Nhiều cá nhân, doanh nghiệp không thể chịu lỗ thêm bắt buộc phải rao bán khách sạn phố cổ Hà Nội để chuyển hướng kinh doanh.

 

Năm 2021 là một năm khủng hoảng đối với ngành du lịch tại Việt Nam khi làn sóng Covid lần thứ 4 bùng phát. Nhiều cá nhân, doanh nghiệp không thể chịu lỗ thêm bắt buộc phải rao bán khách sạn phố cổ Hà Nội để chuyển hướng kinh doanh. Tuy nhiên tin rao bán nhiều, phí chuyển nhượng 0 đồng, giá cũng cắt lỗ sâu nhưng không ai hỏi mua.

Chủ sở hữu chấp nhận bán lỗ khách sạn phố cổ

Khách du lịch thưa thớt, hàng quán vắng vẻ, đường phố thưa thớt người qua lại là khung cảnh khó có thể tưởng tượng ở phố cổ Hà Nội. Thế nhưng hiện thực đó đã diễn ra suốt nhiều tháng trời vì dịch Covid tràn lan. Ngay cả khi Thủ đô đã gỡ bỏ lệnh giãn cách và có những biện pháp thúc đẩy kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng thì những khách sạn phố cổ Hà Nội vẫn vô cùng hiu quạnh. 

Ở nhiều tuyến phố lớn của Hà Nội như Mã Mây, Hàng Bông, Hàng Đào, Lý Thường Kiệt, Lương Văn Can đã phải treo biển rao bán hoặc cho thuê vì không đủ kinh phí duy trì. Một chủ sở hữu ở phố Hàng Bè cho biết vừa phải rao bán một khách sạn 5 tầng với mặt tiền 5,5m, diện tích 102m2 với 12 phòng giá 89 tỷ đồng. Người bán sẵn sàng thương lượng gia lộc nếu người mua thiện ý.

Nếu trước dịch, khách sạn này phải bán với giá trên 100 tỷ đồng tuy nhiên tình hình dịch dã như hiện nay còn diễn biến phức tạp nên chủ sở hữu không dám rao bán quá đắt. Ngay cả với mức giá 89 tỉ thì số lượng người quan tâm cũng không nhiều và chủ nhà cũng không biết có thể bán được hay không.

Cùng chung hoàn cảnh trên, một khách sạn tại phố Hàng Bông rộng 87m2 cũng được rao bán với giá 78 tỷ đồng. Theo chủ sở hữu của tòa nhà nói trên, trước dịch nơi đây sử dụng để cho thuê khách sạn, nhà hàng mỗi tháng thu về 200 triệu đồng. Tuy nhiên do diễn biến dịch bệnh hiện chủ nhà đã không thể tìm được khách thuê trong cả năm trời, bắt buộc phải rao bán. 

ks-pho-co-3-1642672860.jpg
Hoạt động kém hiệu quả , nhiều khách sạn phố cổ phải rao bán lỗ
 

Các khách sạn càng gần khu vực Hồ Gươm thì mức giá bán sẽ càng cao hơn. Theo đó, khách sạn ở bờ Hồ Gươm diện tích 155m2 có 12 tầng đang được chào bán với giá 215 tỷ đồng. Giá trung bình 1,4 tỷ đồng/m2. Một khách sạn khác có view nhìn ra hồ Gươm diện tích 151 m2 đang có giá 240 tỷ đồng. 

Ngoài cách khách sạn có sao các khách sạn mini, homestay, căn hộ dịch vụ cũng đang được rao bán rất mạnh với giá 400-600 triệu đồng/m2. Đây vốn là những căn nhà mặt phố được chuyển đổi công năng. Ví dụ một khách sạn mini 46m2 xây 7 tầng được bán với giá 18,5 tỷ. 

Các khách sạn ở phố cổ Hà Nội đắt đỏ chủ yếu là tiền đất còn giá trị công trình xây dựng không lớn. Các khách hàng mạnh tay mua lại khách sạn chủ yếu là mua vị trí, sau khi mua xong sẽ phải đập đi xây lại hoặc cải tạo. 

Chuyển nhượng khách sạn với giá 0 đồng

Hiện nay hàng loạt khách sạn ở khu vực phố cổ Hà Nội đang rao biển sang nhượng với mức giá chỉ 0 đồng. Do ảnh hưởng của làn sóng dịch Covid -19, nhiều chủ đầu tư không có nguồn ngân sách tài chính bắt buộc phải sang nhượng với giá 0 đồng. Hầu hết các khách sạn sang nhượng đều được trang bị hệ thống thiết bị đồng bộ, có thể kinh doanh được ngay.
Nếu nhà đầu tư có đủ điều kiện tài chính thì đây là kèo “thơm”, rất đáng để xuống tiền. Khi dịch bệnh lắng xuống nhà đầu tư có thể tiến hành kinh doanh và cho thuê lại khách sạn được ngay. Các khách sạn nói trên đều đang hoạt động rất tốt trước khi dịch bệnh diễn ra. Nếu tình hình ổn định thì hoàn toàn không có chuyện sang nhượng với giá 0 đồng. 

Rao bán cắt lỗ, nhưng ít người hỏi mua khách sạn phố cổ 

Theo thông tin thì các khách sạn đang rao bán đều đã hoạt động ổn định nhiều năm, chủ sở hữu hoàn toàn đủ khả năng chứng minh thu nhập hàng tháng kèm giấy tờ pháp lý. Tuy nhiên dù lượng thông tin rao bán dày đặc với mới giá chiết khấu, sang nhượng hấp dẫn thì hầu hết khách sạn phố cổ Hà Nội hiện vẫn chưa tìm được chủ nhân mới. Các giao dịch rất ít, thậm chí đối với khách sạn 5 sao, hạng sang thì hầu như không có khách hỏi mua.

Các khách sạn chờ giao dịch hiện đang ở mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, thị trường hiện nay đang bắt đầu xuất hiện hiện tượng thoái vốn, nhà đầu tư chấp nhận bán tháo, bán lỗ khách sạn. Tuy nhiên làn sóng này không diễn ra quá mạnh mà chỉ xuất hiện ở một số nhà đầu tư rơi vào cảnh khủng hoảng tài chính, vỡ nợ.

Các dự án khách sạn, nghỉ dưỡng hạng sang 4-5 sao vẫn đang cố gắng hoạt động cầm chừng bằng cách cung cấp các kỳ nghỉ tại chỗ cho khách địa phương, chuyển đổi làm nơi cách ly bệnh nhân Covid theo yêu cầu. Trong khi khách sạn mini, khách sạn bình dân, đang gặp nhiều áp lực hơn khi không tìm được nguồn vốn để duy trì. 

Do vẫn còn lấn cấn trong việc mở cửa đón khách quốc tế và tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp nên khả năng hồi phục của thị trường du lịch, khách sạn sẽ còn nhiều khó khăn. Các nhà đầu tư vì thế chưa muốn bung vốn ôm các khách sạn phố cổ do lo ngại không thu được nguồn lợi, khả năng “chết” vốn cao. 

Giao dịch khách sạn trong năm 2022 liệu có thể phục hồi

Rất khó để có thể dự đoán phân khúc khách sạn, homestay, nhà nghỉ có thể hồi phục trong năm 2022 được hay không. Tất cả có lẽ sẽ còn phụ thuộc vào kế hoạch triển khai tiêm vaccine tại Việt Nam và lộ trình mở cửa đón du khách quốc tế trong năm 2022.

Nếu lượng khách du lịch chỉ cần tăng 20-30% so với thời kỳ đại dịch trong năm 2021 thì nhiều khả năng thị trường giao dịch bất động sản khách sạn phố cổ sẽ đón những tín hiệu vui. Thực tế, khách mua khách sạn không chờ đợi tiềm năng tăng giá hoặc giữ tiền mà đều có nhu cầu cho thuê lại, kinh doanh ngay lập tức. Vì thế nhà đầu tư vẫn đang chờ đợi thời điểm thích hợp để “xuống tiền”.

Đất tại phố cổ rất hạn chế và có những đặc trưng riêng về lịch sử cũng như văn hóa nên giá bán khách sạn ở đây có giảm cũng sẽ không giảm sâu. Mức giá vẫn sẽ cao dù không có giao dịch, và lượng tin bán mới tăng lên.

 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

“Mở kho” đấu thầu vàng để giữ vững kho ngoại tệ

Chuyên gia Dragon Capital chỉ ra 3 yếu tố giúp thị trường chứng khoán tăng trưởng

Đất nền mới chỉ “rục rịch” có giao dịch, chưa thực sự “nóng” như lời đồn

Sở hữu 3 căn hộ cho thuê mang lại thu nhập ổn định, 9X khuyên Gen Z: “Nên mua nhà sớm!”

Tìm hiểu về mẫu nhà tiền chế 2 tầng 5x20 qua những hình ảnh đẹp mê

LPBank dự định đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam, không trả cổ tức trong 3 năm

Ứng dụng AI vào công việc: Muốn đạt được kết quả tốt cần tìm cách để AI hiểu mình cần gì?

Mở rộng không gian với mẫu nhà cấp 4 3 phòng ngủ đơn giản

Tin mới cập nhật

“Mở kho” đấu thầu vàng để giữ vững kho ngoại tệ

5 giờ trước

Chuyên gia Dragon Capital chỉ ra 3 yếu tố giúp thị trường chứng khoán tăng trưởng

9 giờ trước

Đất nền mới chỉ “rục rịch” có giao dịch, chưa thực sự “nóng” như lời đồn

11 giờ trước

Sở hữu 3 căn hộ cho thuê mang lại thu nhập ổn định, 9X khuyên Gen Z: “Nên mua nhà sớm!”

11 giờ trước

Làm thế nào để kiểm soát rủi ro khi vay tiền mua nhà?

13 giờ trước